* Đối với NHNo & PTNT Việt Nam.
- Tiếp tục hoàn thiện và chỉnh sửa, ban hành mới cơ chế quy trình nâng cao năng lực quản trị điều hành theo hướng tập trung, thông tin trực tuyến, đồng thời phân cấp, uỷ quyền cho từng câp rõ ràng, đi đôi cải tiến phương pháp phân phối thu nhập theo hướng kích thích cá nhân, tập thể tạo ra nhiều lợi nhuận, hiệu quả công tác cao.
- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho các chi nhánh, phòng giao dịch ở nông nghiệp nông thôn, nhất là thiết bị tin học.
- Có chế độ đãi ngộ cao hơn cho các cán bộ tín dụng phụ trách hộ sản xuất.
- Tăng cường thêm cán bộ tín dụng có trình độ cho tín dụng hộ sản xuất.
- Hỗ trợ các chi nhánh mở rộng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng mới. - Đẩy nhanh quá trình hiện đại hoá công nghệ Ngân hàng, tăng cường việc trang bị và nối mạng vi tính đến tất cả các điểm giao dịch ngân hàng. Tổ chức tốt việc thông tin thị trường trong toàn hệ thống.
* Đối với Ngân hàng Nhà nước.
- Ưu tiên cấp đủ vốn tự có cho NHNo & PTNT Việt Nam, cấp vốn cho các khoản nợ tồn đọng đã được Chính phủ phê duyệt. Hỗ trợ tích cực cho việc tái cơ cấu lại hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam.
- Hỗ trợ các nguồn vốn rẻ cho NHNo & PTNT Việt Nam cho vay ở nông thôn từ các nguồn vốn tái cấp vốn, các dự án, chương trình phát triển cho nông nghiệp và nông thôn, các nguồn vốn đóng góp của các NHTM khác.
* Đối với NHNo & PTNT Thanh Trì.
- Tổ chức hội thảo, đúc kết các giải pháp đã thực hiện có hiệu quả và tiếp tục triển khai thực hiện một cách liên tục, rộng khắp.
- Tăng trưởng tín dụng đi đôi với việc đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ, nhất là nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt…
- Đổi mới đội ngũ cán bộ, tăng cường thêm cán bộ trẻ hiểu biết về khoa học kỹ thuật.
* Đối với cơ quan Chính quyền các cấp.
- Nhanh chóng hoàn chỉnh, phê duyệt các quy hoạch tông thể và quy hoạch chi tiết của từng địa phương, tránh tình trạng quy hoạch treo hoặc quy hoạch chồng chéo.
- Tăng cường vai trò của Nhà nước đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung, thông qua các chính sách cụ thể như: Chính sách hỗ trợ sản xuất chuyển đổi lô thửa, chính sách khuyến nông, chính sách bảo hiểm, chính sách hỗ trợ kinh
phí cho nông dân nuôi trồng thử nghiệm các giống cây con có năng suất chất lượng cao…
- Có biện pháp giúp đỡ các hộ sản xuất chế biến, tiêu thu sản phẩm, đẩy mạnh việc xuất khẩu hàng hoá, bao tiêu sản phẩm cho nông dân để bảo đảm tính ổn định cho sản xuất.
- Hoàn thiện cơ sở vật chất nông thôn: Giao thông, thuỷ lợi, bưu điện. Hình thành tụ điểm kinh tế - thương mại ở nông thôn.
- Hoàn thiện hành lang pháp lý cho cả Ngân hàng và khách hàng như việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng đất, việc điều tra xử án, thi hành các án kinh tế, xử lý đất đai khi vi phạm hợp đồng vay vốn…
- Chính quyền các cấp địa phương hỗ trợ, phối hợp với các NHTM trong việc tuyên truyền vận động xã hội hoá ngân hàng, cung cấp thông tin khách hàng, đôn đốc thu hồi nợ, xử lý tài sản đảm bảo tiền vay…
KẾT LUẬN
Ngân hàng là một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế. Ngân hàng bao gồm nhiều loại tuỳ thuộc vào sự phát triển củ nền kinh tế nói chung và hệ thống tài chính nói riêng, trong đó ngân hàng thương mại thường chiếm tỷ trọng lớn nhất về quy mô tài sản thị phần và số lượng các ngân hàng, chức năng và vai trò của ngân hàng trong nền kinh tế hiện nay. Ngân hàng là tổ chức cho vay chủ yếu đối với các doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình và một phần đối với nhà nước.
Hoạt động tín dụng là nghiệp vụ quan trọng nhất của các NHTM vì nó mang lại doanh thu lớn nhất. Song tín dụng cũng chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro nhất trong hoạt động Ngân hàng.
Trong những năm qua NHNo & PTNT Việt Nam nói chung, NHNo Thanh Trì nói riêng đã có nhiều cố gắng trong việc nâng cao chất lượng tín dụng trong việc cho vay đối với các hộ sản xuất. Để có được những thành tích vừa qua, bên cạnh những thuận lợi của tình hình phát triển kinh tế đất nước, còn có sự đóng góp tích cực của các cán bộ Ngân hàng và nhất là các cán bộ tín dụng.
Việc nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng có vai trò quan trọng trong quá trình đổi mới ngành Ngân hàng. Đây là một vấn đề phức tạp, có phạm vi rộng và liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp, cả vi mô và vĩ mô.
Tuy vậy, trong quá trình nghiên cứu, với mục đích đưa ra một số giải pháp nhằm cải thiện chất lượng tín dụng mà trước hết là ở NHNO & PTNT Thanh Trì. Nội dụng của chuyên đề đã tập trung hoàn thành một số nhiệm vụ sau:
* Hệ thống hoá những lý luận cơ bản về tín dụng, chất lượng tín dụng hộ sản xuất, ảnh hưởng của chất lượng tín dụng hộ sản xuất tới sự tồn tại và
phát triển của Ngân hàng, từ đó khẳng định yêu cầu khách quan của việc nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất.
* Chuyên đề đã phân tích thực trạng chất lượng tín dụng cho vay hộ sản xuất của NHNo & PTNT Thanh Trì, từ đó rút ra những vấn đề còn tồn tại cần nghiên cứu để không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất.
* Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn ở NHNo Thanh Trì. Chuyên đề nêu nên một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng tín dụng cho vay hộ sản xuất. Đồng thời, chuyên đề cũng nêu ra một số kiến nghị đối với các cấp chính quyền, với các cấp Ngân hàng thực thi các biện pháp hữu hiệu để hỗ trợ tích cực cho các NHTM nâng cao chất lượng tín dụng nói chung và chất lượng tín dụng hộ sản xuất nói riêng.
Do điều kiện học tập và thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên chuyên đề không thể tránh khỏi những thiếu sót và tính toàn diện, rất mong được sự thông cảm và góp ý xây dựng thêm của các thầy, cô và của các bạn sinh viên. Một lần nữa em xin chân thành cảm sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của cô giáo TS NGUYỄN THỊ THU HÀ và các cô chú anh chị trong phòng tín dụng tại NHNo-&PTNT huyện Thanh Trì đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề thực tập.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1- Ngân hàng thương mại: PGS_TS Phan Thị Thu Hà và PGS_TS Nguyễn Thị Thu Thảo 2-Tài chính doanh nghiệp: TS Vũ Duy Hào
3-Quản trị ngân hàng thương mại: GS Peter Rose
4-Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính: Frederic S.Mishkin 5-Tạp chí kinh tế
6-Thời báo ngân hàng
7-Luật các tổ chức tín dụng của nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam
8-Sổ tay tín dụng
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...1
CHƯƠNG 1...4
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY HỘ SẢN XUẤT TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG...4
1.1. Tín dụng hộ sản xuất trong nền kinh tế thị trường...4
1.1.1. Khái niệm chung về hộ sản xuất...4
1.1.2. Đặc điểm chính của hộ sản xuất...4
1.1.3. Vai trò của hộ sản xuất trong nền kinh tế thị trường...6
1.1.4. Phân loại hộ sản xuất...6
1.2. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng cho vay hộ sản xuất...7
1.2.1. Khái niệm về chất lượng cho vay hộ sản xuất...7
1.2.2 Hiệu quả hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất...7
1.2.3. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay hộ sản xuất...8
1.2.4. Vai trò của tín dụng hộ sản xuất trong nền kinh tế thị trường...11
1.2.4.1. Vai trò của tín dụng hộ sản xuất đối với bản thân khu vực kinh tế hộ...11
1.2.4.2: Vai trò của tín dụng hộ sản xuất đối với các Ngân hàng Thương mại ...12
1.2.4.3. Vai trò của tín dụng hộ sản xuất của NHTM xét trên phạm vi nền kinh tế. ...13
1.2.5. Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng hộ sản xuất...14
1.2.5.1. Các nhân tố về kinh tế xã hội...14
1.2.5.2. Môi trường pháp lý...18
1.2.5.3. Tổ chức và hoạt động của bản thân từng Ngân hàng...18
1.2.6. Kinh nghiệm quản lý chất lượng cho vay của một số NHTM thế giới...22
CHƯƠNG 2...26
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHO VAY HỘ SẢN XUẤT NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN ...26
NÔNG THÔNTHANH TRÌ - HÀ NỘI...26
2.1. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của hộ sản xuất trên địa bàn huyện Thanh Trì...26
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, xã hội của huyện Thanh trì...26
2.1.2. Khái quát tổ chức và hoạt động của NHNo & PTNT Thanh trì...31
2.1.2.1. Sự ra đời và bộ máy tổ chức hoạt động...31
2.1.2.2. Đặc điểm về kinh tế hộ sản xuất...33
2.2. Thực trạng chất lượng cho vay hộ sản xuất của NHNo & PTNT Thanh Trì...34
2.2.1. Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh...34
2.2.2. Về quy trình, nghiệp vụ cho vay hộ sản xuất...40
2.2.3. Về doanh số và dư nợ cho vay hộ sản xuất...42
2.2.3.1. Doanh số và dư nợ cho vay hộ sản xuất...42
2.2.3.2. Số hộ sản xuất có dư nợ của NHNo & PTNT Thanh Trì...44
2.2.4. Về chất lượng cho vay hộ sản xuất...45
2.2.4.1. Dư nợ quá hạn cho vay hộ sản xuất...45
2.2.4.2. Xử lý rủi ro cho vay hộ sản xuất...49
2.3. Đánh giá chung về chất lượng cho vay hộ sản xuất của NHNo & PTNT Thanh Trì...50
2.3.1. Những mặt tích cực:...51
2.3.2. Những mặt hạn chế:...51
2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế trên. ...53
CHƯƠNG 3...54
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY HỘ SẢN XUẤT ...54
Ở NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THANH TRÌ - HÀ NỘI...54
3.1. Định hướng phát triển kinh tế của huyện Thanh Trì đến năm 2010..54
3.2. Định hướng cho vay hộ sản xuất của NHNo & PTNT Thanh Trì - Hà Nội ( giai đoạn 2004 - 2010 )...56
3.2.1. Định hướng hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Thanh Trì đến năm 2010...56
3.2.2. Định hướng cho vay hộ sản xuất giai đoạn 2004 - 2010...56
3.3. Những giải pháp nâng cao chất lượng cho vay hộ sản xuất của NHNo & PTNT Thanh Trì - Hà Nội...57
3.3.1. Thực hiện nghiêm túc quy trình nghiệp vụ cho vay...57
3.3.2. Nâng cao trình độ của cán bộ tín dụng...58
3.3.3. Tăng cường hiệu lực công tác kiểm tra - kiểm soát...60
3.3.4. Thực hiện trả lương theo số lượng và chất lượng cho vay...62
3.3.5. Các mối quan hệ với chính quyền, đoàn thể...62
3.4. Một số kiến nghị...63
KẾT LUẬN...66
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ……….