Đời sống kinh tế

Một phần của tài liệu Khai thác yếu tố văn hoá của văn miếu mao điền hải dương phục vụ phát triển du lịch (Trang 33 - 35)

Giá trị văn hóa của văn miếu Mao Điền-Hải Dương 2.1 Giới thiệu khái quát về xã Cẩm Điền Cẩm Giàng Hải Dương

2.1.2.1 Đời sống kinh tế

Cẩm Điền là một xã thuần nông đất nông nghiệp, nhân dân sống chủ yếu bằng nghề trồng trọt và chăn nuôi. Cây trồng chủ yếu là cây lúa và hoa màu.

♦ Trồng trọt: Do điều kiện về đất đai, khí hậu và sự thuận lợi nguốn nước nên nơi đây rất thuận lợi cho phát triển trồng trọt và đây là ngành kinh tế chủ đạo của Cẩm Điền.

cây trồng này được sự hướng dẫn của các cấp và Đảng ủy xã Cẩm Điền, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng trọt, sản phẩm thu được được các nhà cung ứng giống về để thu lại sản phẩm đem bán cho các đơn vị chế biến sản phẩm.Từ đó nguồn thu nhập của người dân được nâng lên, mức sống ngày càng ổn định.

Sản xuất nông nghiệp của vùng có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa, tập trung vào chuyển đổi giống và cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao nhằm tăng thu nhập trên cùng một diện tích đất canh tác,các dịch vụ trong nông nghiệp như giống, thủy lợi, phân bón, thuốc trừ sâu được chú trọng.

♦ Chăn nuôi: Nền kinh tế nông nghiệp luôn bao gồm trồng trọt và chăn nuôi, bên cạnh trồng trọt, chăn nuôi của vùng cũng khá phát triển. Hầu hết cư dân nơi đây đều chăn nuôi gia cầm như: Vịt, gà, ngan, ngỗng, lợn thịt, lợn nái, để nâng cao thu nhập đồng thời lại nâng cao thu nhập đồng thời lại tận dụng được cây cối của địa phương thức ăn do nông dân làm ra như: Khoai, ngô, lúa…Các sản phẩm này được tiêu thụ không chỉ tại vùng mà còn ở các địa phương lân cận.

Ngoài ra có một số hộ dân đã đấu thầu các diện tích mặt nước gần nhà của mình để đào ao thả cá và dần thu được những nguồn lợi đáng kể.

Ngoài ra nhân dân trong vùng còn nuôi một số lượng lớn đàn trâu, bò để không chỉ tăng thêm thu nhập mà hơn hết nó giúp cho công việc đồng ruộng của nông dân đỡ vất vả, hạn chế sự mất sức lao động của nhân dân.

♦ Buôn bán: Lợi dụng địa thế của mình là nằm trên đường quốc lộ (quốc lộ 5) đưòng giao thông chính, do vậy mà nhân dân đã lợi dụng “mặt tiền” của mình để buôn bán các mặt hàng để phục vụ nhu cầu của nhân dân trong vùng như: các mặt hàng tạp hóa, tạp phẩm, các đồ gia dụng, vật dụng trong gia đình. Hoạt động buôn bán này là nhỏ lẻ nhưng góp phần phục vụ và cải thiện cuộc sống gia đình.

giao lưu buôn bán với các địa phương khác để thu nhập ngày càng cao hơn và nâng cao mức sống gia đình.

♦ Các nghề phụ khác: Nông nghiệp là ngành chiếm tỉ trọng lớn hơn cả, so với các ngành khác thì nông nghiệp vẫn chiếm khoảng 70%, dịch vụ chiếm khoảng 10%, công ngiệp, tiểu thủ công nghiệp và buôn bán nhỏ lẻ chiếm khoảng 20%.Vì nơi đây tập trung một số khu công nghiệp như: Khu công nghiệp Đại An, khu công nghiệp Phúc Điền, khu công nghiệp Tân Trường, một số nhà lớn như: Công ty giày Cẩm Bình, nhà máy lắp ráp ôtô Ford, công ty may Venture, công ty chế biến rau quả thực phẩm Vạn Đắc Phúc. Đã thu hút lượng công nhân lớn làm việc tại đây. Hàng năm giải quyết hàng nghìn việc làm cho hàng nghìn công nhân. Từ đó đời sống của nhân dân được nâng lên đáng kể.

Một số nghề truyền thống của vùng được nhân dân giữ gìn và phát triển như: Chạm khắc gỗ mỹ nghệ Đông Giao, rượu Phú Lộc, nghề giết mổ trâu bò, nghề xay sát gạo. Nó không chỉ nâng cao mức sống cho người dân mà hơn cả là nét văn hóa truyền thống của miền đất Cẩm Điền này được giữ gìn và phát triển lên một tầm cao mới. Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương đang đầu tư vốn cũng như kĩ thuật để đưa vùng đất này đi theo con đường công nghiệp hóa, không chỉ giải quyết công ăn việc làm cho người dân địa phương mà còn làm tăng thu nhập của quốc gia.

Một phần của tài liệu Khai thác yếu tố văn hoá của văn miếu mao điền hải dương phục vụ phát triển du lịch (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w