KẾT LUẬN 1.Kết luận :

Một phần của tài liệu Phan tich tac dong cua ti gia hoi doan den hoat dong xuat nhap khau (Trang 56 - 58)

Như vậy, hoạt động kinh doanh của Cty xuất nhập khẩu chịu tác động bởi hai yếu tố: một là năng lực kinh doanh của doanh nghiệp, yếu tố này quyết định sự trưởng thành và phát triển bền vững của doanh nghiệp, yếu tố thứ hai là tỉ giá hối đoái. Nó là yếu tố không chịu sự quản lí và chi phối bởi chính doanh nghiệp, thế nhưng nó là yếu tố quyết định cho sự ổn định hay bất ổn của kinh doanh.

Trong những năm 1998, 2000 và 2004 tỉ giá VND/USD biến động theo hướng tăng từ13.380 đồng lên 15.740 đồng đã làm cho doanh thu xuất khẩu của Công ty Xuất Nhập khẩu Nông Sản Thực Phẩm An Giang tăng lên, rõ ràng nhất là năm 2000, kim ngạch xuất khẩu giảm 1.751 ngàn USD so với năm 1998 nhưng tỉ giá tăng từ 12.062 đ lên 14.287 đ đã làm cho doanh thu xuất khẩu năm 2000 tăng lên 26,72 tỉ đồng so với năm 1998. Hoạt động xuất khẩu gạo luôn thu về lợi nhuận qua mỗi năm nhờ vào tỉ giá xuất khẩu luôn nhỏ hơn tỉ giá thực tế giao dịch. Nhờ vậy, tình hình tài chính của công ty có những chuyển biến tốt.

Hoạt động nhập khẩu của Công ty cũng có những biến động, năm 2000 cùng với sự tăng lên của tỉ giá, kim ngạch nhập khẩu giảm 1.644 ngàn USD, nhưng năm 2004 tỉ giá tăng lên nhưng kim ngạch nhập không giảm đi mà tăng lên 3.918 ngàn USD. Chứng tỏ, tỉ giá không phải là yếu tố duy nhất quyết định nhập khẩu. Nhập khẩu là để thỏa mãn nhu cầu sản xuất và sự tăng lên của nhập khẩu được bù đắp bằng sự tăng lên của xuất khẩu, đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp.

Để hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệp ngày càng đạt hiệu quả tốt cần thiết có những kiến nghị sau:

2.Kiến Nghị:

2.1.Đối với UBND tỉnh An Giang:

Nhờ những tác động thuận lợi của tỉ giá trong xuất khẩu những năm qua, hoạt động xuất khẩu mang lại hiệu quả cao. Bên cạnh đó để xuất khẩu có hiệu quả hơn cần thiết những kiến nghị sau:

+ Ra sức ngăn chặn và có biện pháp xử lí buôn lậu qua biên giới, đây là hoạt động ảnh hưởng đến thị trường trong nước và tỉ giá hối đoái.

+ Phát triển các loại hình du lịch của tỉnh nhằm thu về ngoại tệ góp phần đáp ứng nhu cầu ngoại tệ, tác động vào tỉ giá.

+ Phối hợp cùng các cơ quan nghiên cứu cung cấp những giống lúa có chất lượng cao, phục vụ cho xuất khẩu, bảo đảm cạnh tranh.

+ Thu hút đầu tư nước ngoài, nhằm tạo nguồn khuyến khích sản xuất và xuất khẩu của tỉnh.

+ Phát triển làng nghề cá bè, tổ chức các hội thảo nâng cao chất lượng cá. Tạo điều kiện cho hiệp hội cá da trơn của tỉnh phát triển góp phần ổn định xuất khẩu thủy sản, nâng cao khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp xuất khẩu.

2.2.Đối với Ngân hàng Ngoại thương An Giang:

Đây là ngân hàng phục vụ chủ yếu cho Cty Afiex trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.

+ Mở rộng nhiều hình thức thanh toán xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp, tạo sự thân tín và ưu tiên về lãi suất tiền gửi và cho vay ngoại tệ đối với doanh nghiệp.

+ Đáp ứng kịp thời hơn nữa nhu cầu về đồng Euro cho doanh nghiệp khi có yêu cầu.

+ Cần khẩn trương tiếp cận và triển khai các nghiệp vụ mới trong giao dịch ngoại hối theo thông lệ quốc tế như: Hoán đổi ngoại tệ, Option.

+ Tiếp tục mở rộng mạng lưới chi nhánh thực hiện thanh toán qua biên giới, bố trí cán bộ làm việc đáp ứng thời gian giao dịch 24/24 tại các cửa khẩu với Campuchia như: Cửa khẩu Tịnh Biên, Xuân Tô. Đây là biện pháp góp phần tác động vào cung cầu ngoại tệ, tạo sự ổn định tỉ giá.

2.3.Đối với Công ty Afiex:

+ Nâng cao năng lực quản lí ngoại hối, phân tích biến động tỉ giá VND/USD và có dự báo biến động tỉ giá để có thể ứng phó kịp thời và tận dụng những biến động đem lại lợi ích cho doanh nghiệp.

+ Ổn định nguồn nguyên liệu phục vụ xuất khẩu bằng cách kí kết nhiều hợp đồng dài hạn với chủ sản xuất.

+ Cần xem trọng và giảm bớt thời hạn thanh toán bằng L/C chậm trả để hoạt động của doanh nghiệp thuận lợi hơn.

+ Trong kinh doanh xuất nhập khẩu cần có kế hoạch và chú trọng vào biến động tỉ giá để có thể ứng phó kịp thời với những biến động mới.

+ Tìm hiểu nhu cầu thị trường, mở rộng thị trường, cung cấp sản phẩm mới phục vụ xuất khẩu. Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm đặc biệt là sản phẩm xuất khẩu như: cải tiến bao bì, nâng cao chất lượng, tạo uy tín tốt.

+ Vì doanh nghiệp hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau sẽ có những lĩnh vực không mang lại hiệu quả cao, cần xúc tiến tổng kết hiệu quả của từng lĩnh vực kinh doanh để có những thế mạnh riêng.

Tóm lại, doanh nghiệp đã và đang nổ lực hoạt động kinh doanh ngày càng có hiệu quả, nhưng thiết nghĩ với những yếu cầu khách quan của thị trường ngày nay thì thế mạnh trong kinh doanh là quan trọng và khi nền kinh tế đất nước hòa nhập vào kinh tế thế giới, doanh nghiệp sẽ có một chổ đứng và ổn định vì tương lai lâu dài, cho nên hãy tạo thế mạnh chủ lực là quan trọng nhất.

Một phần của tài liệu Phan tich tac dong cua ti gia hoi doan den hoat dong xuat nhap khau (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)