KHẨU
.4.1.Những công cụ phòng ngừa rủi ro tỉ giá:
Như phần phân tích trên, tỉ giá tăng qua các năm 1998, 2000 và 2004 đã tác động thuận lợi đến kết quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệp, đến doanh thu xuất khẩu và lợi nhuận xuất khẩu.
Tuy nhiên, yếu tố tỉ giá vẫn là yếu tố không thuộc quyền kiểm soát của doanh nghiệp, cho nên cũng lắm khi biến động của nó gây ra những thiệt hại cho doanh nghiệp gọi là rủi ro tỉ giá. Vì vậy, khi tham gia kí hợp đồng ngoại thương muốn chủ động nắm được tỉ giá giao dịch và hạn chế biến động gây thiệt hại thông thường các bên thực hiện các biện pháp sau:
.4.1.1Nghiệp vụ hối đoái kì hạn:
Việc mua bán ngoại hối mà tỉ giá được xác định ngay lúc kí hợp đồng, nhưng việc giao ngoại tệ sẽ được thực hiện sau đó một thời gian xác định chẳng hạn như: 1 tháng, 2 tháng hay 3 tháng. Để tránh những rủi ro có biến động tỉ giá gây nên, các nhà xuất nhập khẩu qui định với Ngân hàng phục vụ mình 1 tỉ giá ở thời điểm cố định để mua hoặc bán một số lượng ngoại tệ cố định.
Ở Việt Nam, nghiệp vụ này Ngân hàng nhà nước khống chế thời hạn và tỉ giá mua bán trong các hợp đồng kì hạn. Từ năm 2002 đến nay, NHNN VN qui định: giao ngay với biên độ ±0,25% tỉ giá bình quân trên thị trường liên ngân hàng, kì hạn 30 ngày với biện độ ±0,5 %, kì hạn 90 ngày với biện độ ±2,5%. Trong thực tế các giao dịch kì hạn chỉ chiếm 5-10% tổng doanh số mua bán giữa Ngân hàng và khách hàng và trong nhiều trường hợp các ngân hàng thương mại (NHTM) không thể thực hiện giao dịch kì hạn với khách hàng do bị lỗ về tỉ giá.
.4.1.2Các giao dịch hoán đổi:
Cho phép khách hàng, hoán đổi ngoại tệ đi vay và ngoại tệ trả nợ trong thời hạn nhất định.Trên thế giới, giao dịch này rất phổ biến, nhưng ở Việt Nam hầu như không được thực hiện do các văn bản pháp luật yêu cầu về chứng từ cho giao dịch phức tạp. Chính vì những hạn chế này đã gây khó khăn cho các NHTM trong việc tận dụng những nguồn ngoại tệ nhàn rỗi của doanh nghiệp để tạm thời giảm căng thẳng cung cầu ngoại tệ trong giai đoạn nhất định.
.4.1.3Các công cụ phái sinh:
Trên thị trường ngoại hối quốc tế ngày nay đã tồn tại rất nhiều những công cụ giao dịch phái sinh như: Option (quyền chọn)… nhằm giúp doanh nghiệp phòng ngừa rủi ro tỉ giá cho những khoản ngoại tệ đang nắm giữ hoặc để thanh toán. Trên thị trường ngoại hối Việt Nam đây là những giao dịch mang tính mới mẽ, ngay cả khi NHNN đã cho thí điểm ở một số NHTM thí điểm nghiệp vụ Option, nhưng cả NH ngoại thương (một NH có nhiều kinh ngiệm trong lĩnh vực này ) vẫn chưa tham gia.
.4.2.Thưc trạng của việc phòng ngừa rủi ro tỉ giá tại công ty Afiex:
Chính vì những tác động thuận lợi của tỉ giá trong những năm qua. Cho nên, trong thực tế kinh doanh xuất nhập khẩu, doanh nghiệp chỉ hoạt động theo kinh nghiệm và truyền thống từ trước đến nay.
Có nghĩa là sau khi xuất bán hàng hóa, doanh nghiệp sẽ nhận được L/C do người nhập khẩu mở tại ngân hàng phục vụ mình. Sau đó, tùy vào thời hạn thanh toán của L/C, doanh nghiệp đem bộ chứng từ của mình đến ngân hàng phục vụ mình, chiết khấu lại, nhận lại VND tiếp tục vòng chu chuyển mới, đưa vào sản xuất kinh doanh, đến khi nào L/C hết hiệu lực thanh toán, doanh nghiệp sẽ kết thúc thời hạn nhận tiền .
Ngược lại, khi nhập khẩu, doanh nghiệp cũng vay ở NH phục vụ mình số tiền ngoại tệ để mở L/C thanh toán trả cho nhà xuất khẩu.
Ngân hàng phục vụ chủ yếu của doanh nghiệp là ngân hàng Ngoại thương An Giang. Những công cụ để chủ động trong tỉ giá và ngăn chặn rủi ro tỉ giá hầu như không được thực hiện, doanh nghiệp chỉ thực hiện những biện pháp nâng cao năng lực và hiệu quả xuất nhập khẩu.
+ Nâng cao khả năng tìm hiểu sự thay đổi nhu cầu thị trường xuất khẩu + Kiểm soát nghiêm ngặt sản phẩm trước khi xuất bán
+ Quản lí và nâng cao chất lượng sản phẩm theo các tiêu chuẩn quốc tế
+ Mở rộng thị trường xuất khẩu ra nhiều nước đặc biệt là chú trọng hơn vào thị trường nội địa.
+ Xây dựng uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp với tiêu chí “luôn đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng”
.4.3.Những biện pháp hạn chế rủi ro tỉ giá:
Do những hạn chế của tình hình thực tế, cho nên các biện pháp phòng ngừa rủi ro không được thực hiện. Nhưng, như những phân tích ở trên chứng tỏ rằng tỉ giá luôn tác động vào doanh thu xuất khẩu, vào lợi nhuận và kế hoạch xuất khẩu thì nếu không thể thực hiện bằng những cộng cụ trên thị trường, doanh nghiệp cũng nên xem xét một số đề xuất sau :
+ Trong những năm qua tỉ giá luôn biến động tăng nên đảm bảo các khoản thu>chi ngoại tệ. Khi đó doanh nghiệp sẽ hạn chế được những rủi ro do biến động tỉ giá tăng.
+ Giao dịch kinh doanh xuất nhập khẩu nên thương lượng và kí kết các hợp đồng có đồng tiền thanh toán khác nhau, nhằm hạn chế rủi ro biến động đồng USD và lợi dụng ảnh hưởng tỉ giá chéo.
Hiện nay, trong điều kiện hòa nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực, doanh nghiệp nên xem xét và chú trọng đến yếu tố tỉ giá, những biến động tỉ giá ảnh hưởng thuận lợi và những biện pháp phòng ngừa rủi ro của nó, bởi khi có chuẩn bị và nhận biết đúng thực tế thì hoạt động mới có hiệu quả và năng động hơn, đừng phải chờ đến khi có kinh nghiệm thực tế.
.4.4.Vấn đề tiếp tục:
Trong tương lai để nền kinh tế Việt Nam có thể hòa nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực thì tỉ giá cần thiết phải được điều chỉnh theo thị trường. Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng đã được thành lập từ 1994 và đi vào hoạt động, tỉ giá cũng được xác định dựa trên tỉ giá bình quân giao dịch trên thị trường này. Tuy nhiên, thị trường này đang hoạt động được đánh giá là không linh hoạt.
Tỉ giá trong những năm qua đã đem lại hiệu quả tốt cho xuất khẩu và do những đặc điểm riêng của doanh nghiệp sử dụng phân tích nên nhập khẩu không chịu tác động mạnh mẽ từ tỉ giá. Các công cụ phòng ngừa rủi ro tỉ giá không được sử dụng mạnh mẽ từ doanh nghiệp không có nhu cầu đến Ngân hàng không thiết tha sử dụng.
Liệu trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam, những đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam thì doanh nghiệp sẽ còn được những tác động thuận lợi này và hoạt động theo truyền thống kinh doanh hay không? Các công cụ phòng ngừa có được sử dụng phổ biến như trên thế giới hay không? Đây là vấn đề cần nghiên cứu và quan tâm mở rộng .
KẾT LUẬN1.Kết luận :