II. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH ĐẤU THẦU XÂY LẮP CỦA CÔNG TY.
3. Phân tích các đối thủ cạnh tranh của công công ty.
Có thể nhận định một cách khái quát rằng đa số các Tổng công ty xây dựng trong nước đều là đối thủ cạnh tranh mạnh của Công ty. Bởi vì giá trị sản xuất kinh doanh của Công ty chỉ đạt ở mức thấp hơn 60 tỷ đồng VN mà các Tổng công ty thường có giá trị sản xuất kinh doanh cao hơn rất nhiều lần. Vì thế xét về một mình Công ty Xây lắp & Vật tư xây dựng I so sánh với các Tổng công ty khác thì không phù hợp (về quy mô, số lượng cán bộ công nhân viên, vốn,...) chênh lệch nhau quá nhiều.
Như vậy khả năng cạnh tranh của Công ty với các Tổng công ty là rất khó khăn và thường thất bại.
Mặt khác, theo báo cáo của Công ty thì các công trình trúng thầu có giá trị lớn thì đều phải lấy tên Tổng hoặc dựa vào Tổng công ty xây dựng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn. Còn bản thân năng lực của Công ty chỉở mức thấp, chỉ cạnh tranh được các công trình nhỏ về giá trị và quy mô.
Đối với các Công trình vừa và nhỏ mà theo quy định thì chỉ các công ty vừa và nhỏ tham ra dự thầu, đối với các công ty này thì quy mô và năng lực của họ cũng tương đương với Công ty do vậy việc cạnh tranh để trúng thầu có phần ngang sức và cân đối hơn, nhưng cũng không phải vì thế mà việc thắng thầu đạt được một cách dễ dàng.
Với cơ chế mở cửa nền kinh tế nước ta, nên các công ty nước ngoài đã có mặt tại Việt Nam trong mọi lĩnh vực. Trong đó lĩnh vực xây lắp là một thị trường đầy hấp dẫn cho các công ty xây dựng nước ngoài. Đó cũng là yếu tố cạnh tranh đáng kể cho các doanh nghiệp xây dựng trong nước mà trong đó có