Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán chi phí và tính giá thành tại công ty cổ phần xây lắp hạ long (Trang 34 - 36)

Phƣơng pháp tính giá thành sản phẩm là một phƣơng pháp hay hệ thống phƣơng pháp đƣợc sử dụng để tính giá thành đơn vị sản phẩm. Trong doanh nghiệp xây lắp, kế toán thƣờng sử dụng các phƣơng pháp sau:

* Phƣơng pháp trực tiếp (phƣơng pháp giản đơn)

Theo phƣơng pháp này, chi phí sản xuất đƣợc tập hợp cho từng đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất (cũng là đối tƣợng tính giá thành). Đối với loại chi phí chỉ liên quan đến một đối tƣợng thì tập hợp trực tiếp vào sổ chi tiết của đối tƣợng đó, còn loại chi phí phát sinh có liên quan đến nhiều đối tƣợng thì kế toán dựa vào một tiêu thức phân bổ thích hợp để phân bổ loại chi phí này cho từng đối tƣợng vào sổ chi tiết tƣơng ứng. Đến kỳ tính giá thành, kế toán dựa vào sổ tập hợp chi phí sản xuất và kết quả kiểm kê, xác định giá trị sản phẩm dở dang để tính giá thành sản phẩm hoàn thành theo công thức:

Tổng giá thành Giá trị SP Chi phí SX Các phát Giá trị SP sản phẩm = dở dang + thực tế - sinh giảm - dở dang hoàn thành đầu kỳ trong kỳ CPSX cuối kỳ

Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng khá phổ biến trong các doanh nghiệp xây lắp hiện nay bởi vì sản xuất xây lắp mang tính đơn chiếc, đối tƣợng tập hợp chi phí thƣờng phù hợp với đối tƣợng tính giá thành và do cách tính đơn giản, dễ thực hiện của phƣơng pháp này.

* Phƣơng pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng

Các doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng, đối tƣợng hạch toán chi phí sản xuất là từng đơn đặt hàng cụ thể, đối tƣợng tính giá thành sản phẩm là sản phẩm của từng đơn đặt hàng. Đặc điểm của việc hạch toán chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp này là toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh đều đƣợc tập hợp theo từng đơn đặt hàng. Đối với các chi phí trực tiếp (nguyên vật liệu, nhân công trực tiếp...) phát sinh trong kỳ liên quan trực tiếp đến đơn đặt hàng nào thì đƣợc hạch

toán trực tiếp cho đơn đặt hàng đó theo các chứng từ gốc (hay bảng phân bổ chi phí). Đối với chi phí sản xuất chung, sau khi tập hợp xong sẽ phân bổ cho từng đơn theo tiêu thức phù hợp.

Việc tính giá thành chỉ tiến hành khi đơn đặt hàng hoàn thành nên kỳ tính giá thành thƣờng không đồng nhất với kỳ báo cáo. Đối với những đơn đặt hàng đến kỳ báo cáo chƣa hoàn thành thì toàn bộ chi phí đã tập hợp theo đơn đó đều coi là sản phẩm dở dang cuối kỳ chuyển kỳ sau. Đối với những đơn đặt hàng đã hoàn thành thì tổng chi phí đã tập hợp đƣợc theo đơn đó chính là tổng giá thành sản phẩm theo đơn.

* Phƣơng pháp tổng cộng chi phí

Phƣơng pháp này thích hợp với việc xây lắp các công trình lớn, phức tạp, quá trình sản xuất có thể đƣợc tiến hành thông qua các đội sản xuất khác nhau mới hoàn thành đƣợc sản phẩm. Trong trƣờng hợp này, đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất là các đội sản xuất, còn đối tƣợng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành cuối cùng.

Z = D đk + C1+ C2+...+Cn – D ck

Trong đó: C1, C2, ..., Cn là chi phí sản xuất ở từng đội sản xuất hay từng hạng mục công trình của một công trình.

* Phƣơng pháp định mức

Phƣơng pháp này đƣợc áp dụng ở những doanh nghiệp có quy trình sản xuất đã định hình và đi vào ổn định, đồng thời doanh nghiệp đã xây dựng đƣợc các định mức vật tƣ, lao động có căn cứ kỹ thuật và tƣơng đối chính xác. Việc quản lý và hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dựa trên cơ sở hệ thống định mức. Dựa vào hệ thống định mức, kế toán xác định giá thành đơn vị định mức sản phẩm, đồng thời cũng phải theo dõi chặt chẽ tình hình thay đổi định mức trong kỳ và tình hình chi tiêu cho sản xuất so với định mức. Giá thành sản phẩm đƣợc xác định nhƣ sau:

Trong đó, giá thành định mức của sản phẩm đƣợc xác định căn cứ vào định mức kinh tế, kỹ thuật hiện hành; chênh lệch định mức là số chênh lệch do thoát ly định mức (do tiết kiệm hoặc vƣợt chi); thay đổi định mức là do định mức kỳ này thay đổi so với kỳ trƣớc.

Chênh lệch do thoát ly = Chi phí thực tế - Chi phí định mức định mức (theo từng khoản mục) (theo từng khoản mục)

Thay đổi định mức = Định mức mới - Định mức cũ

Thông qua phƣơng pháp này, doanh nghiệp có thể kiểm tra tình hình thực hiện định mức, dự toán chi phí sản xuất và tình hình sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả hay lãng phí chi phí, phát hiện kịp thời các nguyên nhân làm tăng giá thành, từ đó có biện pháp khắc phục kịp thời.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán chi phí và tính giá thành tại công ty cổ phần xây lắp hạ long (Trang 34 - 36)