CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG, THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CHI CỤC THUẾ
4.2.1 Những tồn tại và nguyên nhân trong công tác thu thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp:
giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp:
Với những con số ở bảng 4, vấn đề được đặt ngược lại: với mức thuế thu được tăng cao như thếthì có phải là hoàn toàn hợp lý, dễ hiểu hay không ? Nhìn từ góc độ khác những tín hiệu trên không đáng mừng mà trái lại, nó là những cảnh báo. Đó là dấu hiệu của thất thu chứ không đơn thuần là thu vượt.
Với tình hình phát triển kinh tế hiện nay, dù không thể cho là quá tốt đẹp, quá ổn định nhưng chúng ta cũng yên tâm rằng nó cũng đi vào quỹ đạo, đang con đường đi đến sự phát triển. Như vậy, nếu có thất thu thì nguyên nhân từ sự tụt giảm nền kinh tế là rất thấp mà chủ yếu là do nguyên nhân từ công tác quản lý.
Hiện nay, có rất nhiều ý kiến cho rằng thất thu là hoàn toàn khách quan. Như vậy, thất thu là do đâu?
Xét tại Chi cục thuế huyện Tân Châu tình hình thất thu thuế do những nguyên nhân chủ yếu sau:
Khách quan:
Đặc điểm huyện biên giới Tân Châu :
Tân Châu là huyện biên giới, tiếp giáp Campuchia, có cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương. Tân Châu cũng giáp ranh với huyện Tịnh Biên, An Phú cũng là những huyện biên giới có hàng lậu tràn ngập thị trường. Hàng hoá nhập lậu là nguồn thất thu thuế lớn cho huyện nhà vì những mặt hàng đó không thể đánh thuế như hàng sản xuất trong nước vì đơn giản chúng là hàng trốn thuế, hàng lưu thông ngoài tầm kiểm soát. Đồng thời, những hàng hoá này có chất lượng tương đối nhưng giá lại rất thấp, trái ngược với hàng trong nước nên hàng chúng ta thua tại sân nhà và từđó sản xuất tụt giảm làm mất đi nguồn thu thuế lớn.
Về phía cơ sở kinh doanh:
Tình trạng trốn lậu thuế, nợ đọng thuế còn khá phổ biến ở nhiều khoản thu vừa làm thất thu cho ngân sách Nhà nước vừa không đảm bảo công bằng xã hội và đưa quản lý thuế vào nề nếp. Đa số các cơ sở kinh doanh chưa có ý thức chấp hành tốt Luật thuế, nhận thức việc đóng thuế có nhiều sai lệch nên
cố tình vi phạm, khai man, trốn thuế với nhiều hình thức: thực hiện chế độ sổ sách kế toán không nghiêm túc hoặc chỉ làm qua loa nhằm cố tình dây dưa chậm nộp thuế; xuất hoá đơn thấp hơn thực tế, số ghi thấp hơn giá thanh toán thực tế; mua bán hàng không ghi vào sổ sách; chứng từ kế toán lập không đúng nguyên tắc nhất là các chứng từ thanh toán trong quan hệ mua, bán, cung ứng dịch vụ; hạch toán các khoản chi phí không hợp lý, hợp lệ kể cả không có chứng từ vẫn đưa vào hạch toán; lập bảng kê khống tăng giá mua để gian lận thuế giá trị gia tăng được khấu trừ đầu vào và tăng chi phí vốn hàng hoá nhằm giảm thu nhập chịu thuế để trốn thuế thu nhập doanh nghiệp; kê khai không trung thực, không đúng thực tế với mục đích né tránh nộp thuế… Trình độ quản lý thuế chưa theo kịp trình độ gian lận nên rất khó phát hiện để xử lý, đòi hỏi thời gian xử lý kéo dài do nhiều vấn đề phức tạp, khó giải quyết.
Về cơ chế quản lý và tổ chức thực hiện:
Một số thể chế quản lý kinh tế xã hội, môi trường pháp lý liên quan đến quản lý thuế chưa được cải cách đồng bộ. Các cơ quan chức năng, các tổ chức cá nhân chưa đề cao trách nhiệm pháp luật trong việc cung cấp thông tin và phối hợp chặt chẽ với cơ quan thuế trong công tác quản lý thuế.
Quy trình đăng ký và cấp phép kinh doanh hiện nay chưa được chặt chẽ và thiếu kết hợp, không quản lý được dẫn đến tình trạng sót bộ thuế. Việc quy định ký kết hợp đồng kinh tế vẫn chưa được chặt chẽ, không thông qua một cơ quan quản lý nào của Nhà nước, nên nhiều hợp đồng mua bán không được ghi sổ sách đầy đủ do đó cơ quan thuế rất khó quản lý để thu thuế. Do hộ cá thể thực hiện chếđộ sổ sách chứng từ không hiệu quả nên đa số hộ cá thể còn thu dưới hình thức ấn định dẫn đến thất thu lớn.
Năng lực, trình độ, trách nhiệm qaurn lý thuế của cơ quan thuế chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý mới, chưa phù hợp với nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường; chưa vận dụng được các thành tựu quản lý thuế quốc tế.
Chế tài xử phạt vi phạm về thuế chưa được quy định rõ ràng, các hình thức xử phạt vi phạm về thuế còn quá nhẹ, chưa đủ mức răn, đe ngăn chặn
các hành vi gian lận về thuế. Các biện pháp cưỡng chế, xử phạt về thuế chưa nghiêm minh.
Về hệ thống thuế:
Hệ thống thuế hiện nay đã có nhiều sửa đổi, cải tiến nhưng vẫn chứa đựng nhiều tồn tại:
Hệ thống chính sách thuế chưa bao quát hết đối tượng chịu thuế, đối tượng nộp thuế. Trong quá trình thực hiện chưa sâu sát thực tế, chưa phát hiện và đề xuất kịp thời các biện pháp để thu các khoản thu nhập mới phát sinh.
Hệ thống chính sách còn chứa nhiều mức thuế suất nên chưa thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyên môn hóa và hợp tác hóa trong kinh doanh.
Hệ thống chính sách thuế vẫn còn lồng ghép nhiều chính sách xã hội, có nhiều mức miễn giảm thuế làm hạn chế tính trung lập, không đảm bảo công bằng giữa các đối tượng nộp thuế, dễ phát sinh tiêu cực làm phức tạp công tác quản lý thuế.
Mức thuế suất còn cao, thuế suất cao chẳng những không thúc đẩy sản xuất phát triển mà còn làm tăng động cơ trốn thuế….
Riêng đối với thuế giá trị gia tăng: có quá nhiều đối tượng không thuộc diện chịu thuế (gồm 26 nhóm hàng hóa, dịch vụ) vừa không khai thác hết nguồn thu ngân sách vừa làm cho việc tính thuế, khấu trừ thuế không được liên hoàn giữa các khâu trong quá trình sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng nên không được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào, gây khó khăn cho cơ sở kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ này, một số dịch vụ xuất khẩu thuộc diện không chịu thuế giá trị gia tăng nên không được hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào làm giảm khả năng cạnh tranh của các loại dịch vụ này. Về thuế suất, vẫn còn 3 mức thuế suất: thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu, thuế suất 5%, 10% áp dụng đối với từng nhóm sản phẩm hàng hóa, dich vụ lưu thông và tiêu dùng nội địa do đó chưa thúc đẩy sản xuất và gây phức tạp trong công tác quản lý thuế. Qui định khấu trừ thuế theo tỷ lệ % cho hàng hóa, dịch vụ là sản phẩm nông, lâm,
thuỷ sản cơ sở chế biến mua trực tiếp của người sản xuất không có hóa đơn (chỉ có bản kê) là nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho người sản xuất nhưng đã bị một số doanh nghiệp lợi dụng để khai khống hàng hóa đầu vào, khai khống hàng hóa xuất khẩu để chiếm đoạt tiền hoàn thuế giá trị gia tăng của Nhà nước.
Riêng đối với thuế thu nhập doanh nghiệp có những nhược điểm như sau: các quy định về xác định doanh thu, các khoản chi phí hợp lý được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế có những điểm chưa phù hợp với thực tế kinh doanh, chưa khuyến khích doanh nghiệp khấu hao nhanh nhằm đổi thiết bị, công nghệ, tăng khả năng cạnh tranh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế; mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp còn cao chưa tạo điều kiện tối đa cho cơ sở kinh doanh tích lũy vốn tái sản xuất mở rộng, bình đẳng về nghĩa vụ thuế cho các đối tượng nộp thuế.
Chủ quan:
Về quản lý hộ:
Công tác quản lý hộ còn hết sức lỏng lẽo, bỏ sót nhiều hộ chưa đưa vào diện quản lý:
Bảng 10 : Tình hình quản lý hộ từ 2001 đến 2003: Năm 2001 2002 2003 Hộ số sách kế toán 270 421 747 Hộ ấn định thuế 1.035 1.319 734 Hộ thời vụ 558 118 1.587 Tổng cộng 1.863 1.858 3.068
Nguồn: Chi Cục thuế huyện Tân Châu
Với mức tăng vọt về số hộ quản lý năm 2003 như bảng trên thì không thể giải thích là do số lượng cơ sở kinh doanh tăng trên địa bàn huyện mà lý do chủ yếu ở đây là số hộ được quản lý còn sót nhiều, hộ buôn chuyến khi được chuyển một số sang hộ thời vụ trong năm 2003 đã làm tăng hàng ngàn hộ như trên chứng tỏ trước đây số thuế bị thất thoát nhiều. Số hộđược quản lý tại Chi cục tăng giảm thất thường trong khi theo thống kê của Phòng Thống kê huyện thì số hộ đăng ký kinh doanh mới hay nghỉ, tạm nghỉ thì có số lượng ổn định. Công tác khảo sát, điều tra hộ để đưa vào diện quản lý thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp còn khá sơ sài, thiếu sâu sát. Điển hình như trong năm 2002 số hộ chịu thuế giá trị gia tăng chỉ đạt 88,23% so bộ thuế môn bài, không kể số nhỏ có hộ môn bài bậc 5-6, một số hộ thời vụ, vãng lai, buôn chuyến nhỏ…Số còn lại trên 200 hộ có khả năng đưa vào quản lý nhưng đã bị bỏ qua. Qua những thống kê đó thì con số thất thu thuế là rất lớn.
Biểu đồ 5: Tình hình quản lý hộ (2001-2003) 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 2001 2002 2003 Năm Hộ Hộ thời vụ Hộấn định thuế Hộ số sách kế toán
Về quản lý doanh số:
Thực trạng gian lận của các hộ kinh doanh đã quá phổ biến và đa dạng thì kéo theo căn cứ để tính thuế bị bóp méo là điều tất nhiên. Tình trạng thất thoát doanh số quản lý là rất phổ biến, đặc biệt nghiêm trọng là đối với thu nhập tính thuế của thuế thu nhập doanh nghiệp. Thu nhập của doanh nghiệp dùng tính thuế được tính bằng doanh thu trừ cho chi phí hợp lý, vì vậy để giảm thu nhập chịu thuế thì các cơ sở kinh doanh tìm mọi cách để giảm doanh thu, tăng chi phí hợp lý hoặc cả hai. Từ đó thu nhập chịu thuế còn rất thấp và mỗi năm thuế thu nhập doanh nghiệp đều giảm, tuy không nhiều nhưng bất hợp lý vì kinh tế ngày càng phát triển. Những gian lận thường thấy là: do chủ sản xuất kinh doanh, tự kê khai thuế trong khi các cán bộ thuế thiếu kiểm tra, giám sát nên dễ dẫn đến kê khai tùy tiện, thấp nhiều so thu nhập thực tế; điều chỉnh giá mua, giá bán sai lệch so thực tế trong khi cơ quan thuế không nắm rõ tình hình thị trường thì các sai phạm hầu như không bị phát hiện. Như vậy, bên cạnh ý thức chấp hành pháp luật, thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của đối tượng nộp thuế ngày càng được nâng cao thì vẫn còn có một bộ phận không nhỏ các doanh nghiệp, hộ cá thể kinh doanh chưa ý thức tốt về quyền lợi và nghĩa vụ nộp thuế của mình, chỉ tìm mọi cách để có thu nhập thật nhiều nên đã cố ý lợi dụng khe hở của Pháp luật, lợi dụng sơ suất hay một số cán bộ thoái hoá để khai thác bằng mọi thủ đoạn tinh vi để đạt lợi nhuận cao nhất có thể. Tuy nhiên, không thể hoàn toàn đổ lỗi cho các cơ sở kinh doanh bởi vì trách nhiệm của các cán bộ thuế là rất lớn khi để cho doanh số thất thoát quá lớn, điển hình như chỉ số về tỷ suất lợi nhuận tính toán trên các cơ sở kinh doanh thực quản lý tại Chi cục còn quá thấp: doanh nghiệp thực hiện phương pháp khấu trừ chỉ đạt 0,73%, hộ cá thể 1,78%. Những con số này chứng tỏ được rằng tình trạng gian lận thuếđã đến mức báo động.
Việc để nợ đọng quá cao:
Nợ đọng cao, đặc biệt là nợ khó đòi được xem như là khoản thất thu thuế bởi vì để thu được những khoản này đòi hỏi thời gian kéo dài và hết sức khó khăn.
Tình trạng nợ đọng qua các năm không giảm mà có xu hướng tăng cao là do: hầu hết các đội thuế chưa kiên quyết thu dứt điểm trong tháng mà để gối đầu sang tháng sau thu cho tháng trước do vậy nợ cứ bị đọng từ tháng này sang tháng khác, năm này sang năm khác lâu dần tồn lại đến hàng tỷđồng. Đối với hộ nợ nhiều tháng, các đội thuế không lập thủ tục pháp lý báo cáo hội đồng tư vấn thuếđể Chi cục thuế phạt vi phạm hành chính, cưỡng chế theo qui định. Nguyên nhân có thể do có một số cán bộ tắc trách hoặc bị các cơ sở kinh doanh mua chuộc mà lơ là, bỏ qua không quyết tâm thu dứt điểm làm thất thu số tiền không nhỏ cho nguồn thu ngân sách.
Tóm lại, những nguyên nhân về thất thu thực chất là những yếu kém trong khâu quản lý ngày càng được bộc lộ rõ.