Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển nội địa

Một phần của tài liệu Nang cao hieu qua va han che rui ro cua bao hiem (Trang 49 - 54)

II. HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA TỪNG NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM 1 Bảo hiểm kết hợp con ngườ

2.Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển nội địa

Bảo hiểm hàng hoá là một trong những nghiệp vụ truyền thống và lâu đời nhất đối với các nước trên thế giới và Việt Nam. Loại hình bảo hiểm này đã trở thành một tập quán thương mại chung buộc người bảo hiểm và người được bảo hiểm phải tuân thủ khi tham gia bảo hiểm. Tuy được coi là nghiệp vụ lâu đời nhưng bảo hiểm hàng hóa cũng chính là loại bảo hiểm phức tạp và gây nhiều tranh chấp khi hàng hoá bị hư hỏng.

2.1 Quy trình tiến hành hp đồng bo him hàng hoá vn chuyn ni địa ni địa

Khi có nhu cầu bảo hiểm, người có nhu cầu phải làm giấy yêu cầu trong đó ghi rõ:

a. Tên người bảo hiểm.

b. Tên hàng hóa, loại bao bì, cách đóng gói và ký mã hiệu của hàng hoá được bảo hiểm.

c. Trọng lượng, số lượng hàng hoá và giá trị hàng hoá được bảo hiểm. d. Hành trình vận chuyển ( nơi đi – nơi đến và nơi chuyển tải nếu có). e. Tên chủ phương tiện, loại phương tiện và số đăng ký của các phương tiện vận tải đó.

f. Ngày, tháng phương tiện vận chuyển khởi hành và dự kiến ngày đến. Người bảo hiểm sẽ căn cứ vào giấy yêu cầu bảo hiểm để cấp “ Giấy chứng nhận bảo hiểm”.

Người được bảo hiểm phải thanh toán phí bảo hiểm cho người bảo hiểm ngay khi nhận được giấy chứng nhận bảo hiểm, bảo hiểm chỉ có hiệu lực khi đã nộp phí bảo hiểm.

Nếu sau khi hợp đồng bảo hiểm được ký kết mà có bất kỳ thay đổi nào về những thông tin đã cung cấp liên quan đến hàng được bảo hiểm có trách nhiệm thông báo cho người bảo hiểm biết ngay khi họ biết được sự thay đổi đó.

Khi nhận được thông báo này, người bảo hiểm sẽ cung cấp giấy sửa đổi bổ sung và có thể yêu cầu người được bảo hiểm trả thêm phí bảo hiểm.

Nếu người được bảo hiểm khai báo sai hoặc giấu giếm những điều đề ra trong giấy yêu cầu bảo hiểm hay những sự việc thay đổi sẽ được thông báo cho người bảo hiểm, thì người bảo hiểm được miễn trách nhiệm đã quy định trong hợp đồng bảo hiểm mà vẫn có quyền nhận phí bảo hiểm.

Giấy chứng nhận bảo hiểm có thể được chuyển nhượng cho một người khác sau khi người được bảo hiểm hay đại diện có thẩm quyền của họ ký ở mặt sau Giấy chứng nhận bảo hiểm.

2.2 Doanh thu phí bo him hàng hoá vn chuyn ni địa

Bng 13: DOANH THU BẢO HIỂM HÀNG HÓA VẬN CHUYỂN NỘI ĐỊA

Đơn vị tính: đồng

Năm 2000 2001 2002

Doanh thu 273.203.186 376.737.528 418.501.462 (Nguồn: Báo Cáo Doanh Thu - Bảo Minh An Giang)

Đồ th 9: Doanh thu bảo hiểm hàng hoá vận chuyển nội địa

Doanh thu BHHH 0 100 200 300 400 500 2000 2001 2002 Năm Triệu đông Doanh thu

Năm 2000 doanh thu kế hoạch đối với hàng hoá vận chuyển nội bộ là 400.000.000 đồng nhưng thực tế doanh thu phát sinh là 273.203.186 đồng đạt 68,30 % doanh thu kế hoạch do tình hình kinh tế của tỉnh phần lớn sản xuất nông nghiệp nên khi ngành nông nghiệp bị ảnh hưởng trầm trọng bởi lũ lụt, giông bão kéo theo hàng loạt hoạt động khác, hàng hoá vận chuyển nội địa ít đi.

Xuất phát từ thực tế trên nên 2001 doanh thu kế hoạch là 300.000.000 đồng giảm 25% so kế hoạch năm trước. Tuy nhiên doanh thu phát sinh lại tăng đáng kể 376.737.528 đồng đạt 125,58% so kế hoạch đề ra, tăng 103.534.342 đồng 37,90% so cùng kỳ năm trước.Do tình hình kinh tế xã hội An Giang đã đi vào ổn định sau mùa lũ kỷ lục năm 2000 nên thị trường hàng hoá hoạt động sôi động trở lại, hàng hoá vận chuyển cũng tăng lên, từ đó xuất hiện nhu cầu bảo đảm an toàn cho hàng hoá.

Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển nội địa tiếp tục tăng trưởng vào năm 2002. Doanh thu kế hoạch cho loại nghiệp vụ này là 350.000.000 đồng tăng 16,67% so kế hoạch năm 2001, doanh thu phát sinh đạt 418.501.462 đồng đạt 119,57 % so kế hoạch, tăng 41.763.934 đồng hay 11,09% so cùng kỳ năm trước. Do xuất phát từ nhu cầu thực tế doanh thu không ngừng tăng qua các năm nên chi nhánh đã có các kế hoạch để phát triển loại hình này xúc tiến tích cực bán hàng, giải quyết bồi thường nhanh chóng cho chủ hàng phục hồi tình trạng kinh doanh như trước kia vì thế không những giữ được khách hàng cũ mà còn lôi kéo thêm khách hàng mới.

Nhìn chung, bảo hiểm hàng hoá vận chuyển nội địa tuy không vượt kế hoạch năm 2000 nhưng các năm khác luôn vượt kế hoạch doanh thu công ty giao và không ngừng tăng trưởng qua các năm. Vì thế chi nhánh cần có những sách lược để mở rộng loại hình bảo hiểm này.

2.3 Quy trình gii quyết bi thường

Trường hợp xảy ra tổn thất cho khách hàng thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm, người được bảo hiểm hay những người làm công cho họ hoặc đại diện của họ phải:

a. Khai báo ngay cho cơ quan chức trách địa phương để xử lý và lập biên bản theo luật lệ hiện hành.

b. Thông báo ngay cho người bảo hiểm hay đại diện của họ tại địa phương gần nhất đến giám định trong thời gian sớm nhất.

c. Phải áp dụng mọi biện pháp cần thiết để cứu chữa và bảo quản hàng hoá nhằm hạn chế tổn thất

d. Làm các thủ tục cần thiết để bảo lưu quyền bồi thường đối với người chuyên chở hay người thứ ba khác có trách nhiệm đối với tổn thất, mất mát hàng hoá trong tai nạn ấy.

Người bảo hiểm có quyền từ chối giải quyết bồi thường hay một phần toàn bộ tổn thất nếu người được bảo hiểm không thi hành đầy đủ những nghĩa vụ trên.

Khi khiếu nại người bảo hiểm về những mất mát hư hỏng thuộc trách nhiệm hợp đồng bảo hiềm, người được bảo hiểm cần nộp đầy đủ những giấy tờ chứng minh: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Bản chính “giấy chứng nhận bảo hiểm”.

2. Bản chính hợp đồng vận chuyển, giấy vận chuyển hàng hoá do chủ phương tiện cấp.

3. Hoá đơn bán hàng kèm theo bản kê chi tiết hàng hoá, phiếu ghi trọng lượng và số lượng hàng hoá.

4. Biên bản giám định hàng tổn thất ghi rõ mức độ tổn thất. 5. Biên bản điều tra tai nạn của cơ quan chức trách địa phương.

6. Văn bản khiếu nại, người chuyên chở hay người thứ ba khác về trách nhiệm đối với tổn thất do họ gây ra.

7. Thưđòi bồi thường.

Khi hàng hoá bị tổn thất thì số tiền bồi thường sẽđược tính trên cơ sở mức độ tổn thất với số tiền bảo hiểm. Mức độ tổn thất sẽđược xác định bằng cách lấy số chênh lệch giữa tổng giá trị hàng khi còn nguyên vẹn tại cảng dỡ hàng.

2.4 Chi bi thường bo him hàng hóa vn chuyn ni địa

Bng 14: CHI BỒI THƯỜNG BẢO HIỂM HÀNG HÓA VẬN CHUYỂN NỘI ĐỊA

Đơn vị tính: đồng

(Nguồn: Báo Cáo Bồi Thường – Bảo Minh An Giang

Năm 2000 2001 2002

Bồi Thường 0 638.253 7.900.000

Đồ th 10: Bồi thường bảo hiểm hàng hoá vận chuyển nội địa

Bồi thường BHHH 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 9000 2000 2001 2002 Năm Triệu đồng Bồi thường Mặc dù năm 2000 doanh thu phát sinh không hoàn thành kế hoạch được giao tuy nhiên lại không phát sinh các vụ rủi ro dẫn đến tổn thất phải bồi thương. Vì Bảo Minh An Giang đã bảo hiểm cho các loại hàng hoá ít rủi ro.

Sang năm 2001 phát sinh bồi thường là 638.253 đồng chiếm 0,17% doanh thu, tuy nhiên số phát sinh này không cao.

Tình hình tổn thất lại tăng mạnh ở năm 2002 đạt 7.900.000 đồng chiếm 1,89% do từ đầu năm xảy ra nhiều tai nạn dẫn đến lật xe hư hỏng hàng hoá vì con đường QL91 chưa thi công hoàn tất.

Đây là loại hình bảo hiểm ít xảy ra tổn thất nhưng doanh số bán ra cao cần phát huy hơn nữa để mở rộng loại hình bảo hiểm này.

Một phần của tài liệu Nang cao hieu qua va han che rui ro cua bao hiem (Trang 49 - 54)