Sự khác biệt về xu hướng hành vi của học sinh đối với ngành QTKD.

Một phần của tài liệu Nghien cuu thai do cua hoc sinh pho thong doi voi nghanh quan tri kinh doanh (Trang 36 - 38)

Biểu đồ 4-1: Nhận thức của học sinh về đặc tính công việc

4.4.3 Sự khác biệt về xu hướng hành vi của học sinh đối với ngành QTKD.

Bảng 4-11: Trung bình xu hướng hành vi theo biến nhân khẩu học

Nam Nữ Xuấtsắc Giỏi KháBìnhT. Yếu Cán bộ CNV Giáo viên Buôn bán Làm ruộng Chăn nuôi Tìm kiếm thông tin

về ngành 3.30 3.26 2.90 3.10 3.30 3.40 3.30 3.25 3.10 3.27 3.53 2.44 Đã từng suy nghĩ

sẽ chọn ngành 2.15 2.06 2.00 2.10 2.10 2.10 2.20 2.11 1.90 2.09 2.19 1.89 Xu hướng quyết

định thi vào ngành 1.51 1.45 1.40 1.50 1.50 1.50 1.80 1.53 1.50 1.46 1.47 1.33 Tôi đã từng giới thiệu

bạn bè thi vào ngành 3.14 3.23 3.70 3.20 3.10 3.30 3.00 3.22 3.10 3.19 3.18 3.11

Từ dữ liệu phân tích cho thấy không có ảnh hưởng của biến nhân khẩu học lên xu hướng hành vi của học sinh phổ thông đối với ngành quản trị kinh doanh. Hay không có sự khác biệt trong xu hướng hành vi của học sinh đối với ngành.

Kết luận chung, qua phân tích sự khác biệt về các thành phần của thái độ theo biến nhân khẩu học thì ta thấy chỉ có giới tính là ảnh hưởng lên cảm tình của học sinh đối với ngành quản trị kinh doanh, ngược lại thì các biến nhân khẩu học không có ảnh hưởng lên nhận thức cũng như không hề ảnh hưởng đến xu hướng hành vi của học sinh phổ thông đối với ngành.

4.5 Tóm tắt

Trong toàn bộ chương 4, chúng ta đã lần lượt thực hiện việc mô tả lại thái độ của học sinh phổ thông đối với ngành quản trị kinh doanh; phân tích quan hệ giữa các thành phần của thái độ và phân tích sự khác biệt theo biến nhân khẩu học.

Kết quả đáng chú ý là nhìn chung đa số học sinh phổ thông đều có nhận thức theo chiều hướng tích cực về ngành quản trị kinh doanh cũng như có cảm tình rất tốt đối với ngành và có những suy nghĩ, quyết định thi vào ngành là tương đối cao,

Khi phân tích mối quan giữa các thành phần của thái độ, ta nhận thấy tất cả 4 thành phần của cảm tình đều có mối quan hệ dương với xu hướng hành vi. Nghĩa là cảm tình của học sinh đối với ngành càng tốt thì xu hướng thi vào ngành sẽ càng cao.

Khi phân tích sự khác biệt theo biến nhân khẩu học thì chỉ có sự khác biệt về cảm tình của học sinh phổ thông đối với ngành quản trị kinh doanh theo giới tính. Còn nhận thức cũng như xu hướng hành vi thì không có sự khác biệt theo biến nhân khẩu học hay đa số học sinh đều có nhận thức và xu hướng hành vi là như nhau đối với ngành quản trị kinh doanh.

Chương 5

Một phần của tài liệu Nghien cuu thai do cua hoc sinh pho thong doi voi nghanh quan tri kinh doanh (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)