NGHĨA VÀ KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Nghien cuu thai do cua hoc sinh pho thong doi voi nghanh quan tri kinh doanh (Trang 38 - 41)

5.1 Giới thiệu

Trọng tâm của nghiên cứu này là xoay quanh tìm hiểu thái độ của học sinh phổ thông đối với ngành quản trị kinh doanh và xem xét sự khác biệt về thái độ của học sinh theo các biến nhân khẩu học. Chương 1 tập trung trình bày các vấn đề chính về sự cần thiết của đề tài từ đó nêu lên mục tiêu, phạm vi và phương pháp nghiên cứu cũng như những ý nghĩa thực tiễn hay sự đóng góp của đề tài nghiên cứu.

Chương 2 đã giới thiệu về các cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu. Trước hết, các cơ sở lý thuyết về thái độ, các yếu tố về tâm lý cũng như các yếu tố xã hội ảnh hưởng đến thái độ được trình bày. Sau đó một mô hình nghiên cứu về thái độ đã được đề nghị và qua mô hình ta thấy có 3 thành phần để đo lường thái độ đó là: nhận thức; cảm tình và xu hướng hành vi. Ngành học được chọn cho nghiên cứu thái độ của học sinh phổ thông là ngành quản trị kinh doanh. Và học sinh phổ thông tại các trường phổ thông trung học ở thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang chủ yếu là trường phổ thông trung học Long Xuyên, Thoại Ngọc Hầu và Bình Khánh được chọn làm đối tượng lấy mẫu cho nghiên cứu.

Chương 3 trình bày về phương pháp sử dụng cho nghiên cứu, gồm hai bước chính: (1) nghiên cứu sơ bộ và (2) nghiên cứu chính thức. Phương pháp sơ bộ dùng phương pháp định tính với kỹ thuật thảo luận tay đôi thông qua dàn bài chuẩn bị sẵn. Bước này nhằm bổ sung, hiệu chỉnh mô hình cũng như các khái niệm đo lường và sau đó, xây dựng bảng câu hỏi cho nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu chính thức thực hiện bằng phương pháp định lượng với kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp với học sinh qua việc trả lời bảng câu hỏi. Mẫu được lấy theo phương pháp thuận tiện, ngẫu nhiên. Kết quả thu được kích thước mẫu N = 400. Và dữ liệu thu được sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS 13.0. Các công việc chính trong quá trình phân tích là: (1) mô tả thái độ của học sinh phổ thông đối với ngành quản trị kinh doanh và (2) phân tích mối quan hệ giữa các thành phần của thái độ; cuối cùng là phân tích sự khác biệt về các thành phần của thái độ theo biến nhân khẩu học. Sau cùng, các kết quả cụ thể của nghiên cứu chính thức được tập trung trình bày ở chương 4.

Chương 5 là phần cuối cùng của luận văn, có nhiệm vụ trình bày các kết quả chủ yếu và một số kết luận, bao gồm hai phần chính: (1) Các kết quả chủ yếu, các đóng góp cũng như một số ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu, (2) các hạn chế của nghiên cứu này và gợi ý cho nghiên cứu tiếp theo.

5.2 Kết quả chính và đóng góp của nghiên cứu

5.2.1 Thái độ của học sinh phổ thông đối với ngành quản trị kinh doanh

Nhìn chung thì đa số học sinh phổ thông đều có thái độ tích cực đối với ngành quản trị kinh doanh. Điều này được rút ra từ quá trình phân tích ba thành phần của thái đô.

Về nhận thức của học sinh phổ thông đối với ngành quản trị kinh doanh thì ta thấy đa số học sinh phổ thông đều nhận thức theo hướng tích cực hay có sự hiểu biết đáng kể về đặc tính công

việc, môi trường làm việc cũng như cường độ công việc và triển vọng của ngành quản trị kinh doanh.

Về cảm tình của học sinh phổ thông đối với ngành quản trị kinh doanh thì hầu như đa số học sinh phổ thông đều có cảm tình tốt đối với ngành.

Về xu hướng hành vi của học sinh phổ thông đối với ngành quản trị kinh doanh, ta thấy đa số học sinh đều có suy nghĩ và quyết định thi vào ngành.

5.2.2 Nhận thức, cảm tình với xu hướng hành vi

Kết quả đáng quan tâm là cảm tình có tương quan dương với xu hướng vi của học sinh phổ thông đối với ngành quản trị kinh doanh. Như vậy, có nghĩa là học sinh có cảm tình tốt đối với ngành thì xu hướng suy nghĩ và quyết định thi vào ngành quản trị kinh doanh sẽ càng cao.

Riêng đối với nhận thức về ngành thì nhìn chung đa số các thành phần của nhận thức đều tương quan âm với xu hướng hành vi, điều này có nghĩa là mặc dù học sinh phổ thông có nhận thức về đặc tính công việc, môi trường làm việc cũng như triển vọng của ngành quản trị kinh doanh là cao nhưng vẫn chưa phải là yếu tố quan trọng để học sinh có những xu hướng hành động đáp lại đối với ngành mà cảm tình mới là yếu tố quan trọng, quyết định để học sinh có những hành động đáp lại đối với ngành.

5.2.3 Nhận thức, cảm tình, xu hướng hành vi và biến nhân khẩu học

Kết quả nghiên cứu cho thấy:

Không có sự khác biệt nhiều trong nhận thức của học sinh phổ thông đối với ngành quản trị kinh doanh theo biến nhân khẩu học. Và riêng xu hướng hành vi của học sinh phổ thông đối với ngành quản trị kinh doanh là hoàn toàn không có sự khác biệt theo biến nhân khẩu học.

Điều đáng quan tâm trong nghiên cứu này là có sự khác biệt về cảm tình của học sinh phổ thông đối với ngành quản trị kinh doanh: học sinh nam có cảm tình tốt đối với ngành hơn học sinh nữ.

5.2.4 Thảo luận

Từ kết quả thu thập được đã phần nào góp phần giúp cho sở Giáo Dục - Đào Tạo và Ban Giám Hiệu cũng như giáo viên ở các trường phổ thông có sự hiểu biết hơn về học sinh của mình, đặc biệt là các trường đại học phần nào đã thấy được thái độ của học sinh phổ thông đối với ngành quản trị kinh doanh. Kết hợp các thông tin này thì các trường phổ thông có thể xây dựng các chương trình hướng nghiệp cho phù hợp với từng đối tượng học sinh, bên cạnh đó thì các trường đại học có thể đề ra các chương trình tiếp thị để nhằm thu hút học sinh thi vào ngành quản trị kinh doanh.

5.4 Các hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp sau.

Có thể có nhiều khái niệm đo lường quan trọng khác ảnh hưởng đến nhận thức, cảm tình và xu hướng hành vi nhưng chưa được đưa vào bảng câu hỏi phỏng vấn. Do đó điều này cần được quan tâm, bổ sung cho các hướng nghiên cứu tiếp sau.

Do phạm vi đối tượng nghiên cứu tương đối hẹp nên sự tổng quát hóa kết quả nghiên cứu chưa cao. Vì vậy cần có các nghiên cứu tiếp theo với đối tượng rộng rãi hơn, địa bàn lớn hơn đề từ đó có thể tạo được hình ảnh toàn diện về thái độ của học sinh phổ thông đối với ngành quản trị kinh doanh.

PHỤ LỤC

Một phần của tài liệu Nghien cuu thai do cua hoc sinh pho thong doi voi nghanh quan tri kinh doanh (Trang 38 - 41)