IV. PHÂN TÍCH CHI PHÍ TRÊN 1000 ĐỒNG GIÁ TRỊ SẢN PHẨM TIÊU THỤ
VI PHÂN TÍCH CHI PHÍ SẢN XUẤT THEO TỔNG SỐ CHI PHÍ PHÁT SINH
Nguyên do là kết cấu các khoản chi phí trong giá thành đơn vị phức tạp, khó tách rời phân tích riêng cho từng sản phẩm trong một doanh nghiệp có nhiều mặt hàng, nhiều bộ phận sản xuất. Vì vậy cần phân tích chi phí sản xuất theo tổng đã phát sinh trong toàn DN.
1. Phân tích chi phí tiền lương
Tiền lương là đòn bẩy kinh tế quan trọng có tác dụng nâng cao năng suất lao động, tăng sản lượng, chất lượng sản phẩm. Nội dung phân tích bao gồm:
Chi phí tiền lương khối SX = Khối lượng SP SX x Đơn giá tiền lương SP Chi phí tiền lương văn phòng = Số ngày công x Đơn giá tiền lương ngày công
Lưu ý là công thức trên cho phép tính được tiền lương của một lao động. Đối với quỹ lương của doanh nghiệp, ta cần tính tiền lương tháng của từng người sau đó công lại.
Theo quy định pháp luật thì mức lương tối thiểu hiện nay là 290.000 đồng, ngoài ra người lao động còn được hưởng các phụ cấp của doanh nghiệp như chức vụ, trách nhiệm, độc hại, khu
vực...Các khoản trích nộp bảo hiểm xã hội 20% (người lao động 5%), bảo hiểm y tế 5% (Người lao động 2%) và kinh phí công đoàn 2% (người lao động 1%) tính trên mức lương cơ bản của người lao động.
a) Phân tích tình hình thực hiện KH tiền lương theo trình tự sau:
+ Đánh giá sự biến động của tổng quỹ tiền lương giữa thực tế và KH của từng ngành SX có so sánh với tỷ lệ hoàn thành kế hoạch sản lượng để đánh giá tiết kiệm hay lãng phí.
Mức biến động tương đối chi phí tiền lương = Tổng quỹ tiền lương TH - (Tổng quỹtiền lương KH x Tỷ lệ hoàn thành KH sản lượng)
b) Phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng đến tiền lương bình quân
+ Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến TLBQ
Tiền lương của 1 công nhân viên = Số ngày làm việc bình quân của 1 công nhân viên x Tiền lương ngày bình quân của công nhân viên
Dùng phương pháp liên hoàn để đánh giá sự ảnh hưởng của 2 nhân tố số ngày làm việc bình quân và tiền lương ngày bình quân.
+ Phân tích cơ cấu tiền lương
Cơ cấu tiền lương theo hình thức trả lương (sản phẩm hoặc thời gian). Xu hướng này biến động hợp lý khi tiền lương trả theo SP tăng và tiền lương trả theo thời gian giảm cả về số tuyệt đối lẫn tỷ trọng.
Phân tích cơ cấu tiền lương theo tiền lương chính, phụ, tiền thưởng, tiền lương làm thêm giờ. Trong đó tiền lương chính và tiền thưởng phải tăng lên còn tiền lương làm thêm nên hạn chế nhờ tăng cường tổ chức quản lý tốt.
Phân tích mối quan hệ giữa tốc độ tăng tiền lương và tốc độ tăng năng suất lao động
Quan hệ này được đánh giá tích cực khi tốc độ tăng tiền lượng bình quân nhỏ hơn tốc độ tăng năng suất lao động bình quân nhằm bảo đảm tích lũy, hạ giá thành và nâng cao đời sống người lao động.
2. Phân tích chi phí nguyên vật liệu phát sinh
Công thức tổng quát:
Chi phí NVLi = Khối lương SPj x Định mức sử dụng NVLj cho 1 đơn vị SPj x Đơn giá NVLi Cmi = Qj x Đij x Pi
Đối với NVL trực tiếp vào SX, chi phí NVL thay đổi theo khối lượng SX, nên phân tích: Mức biến động chi phí NVL = CP NVLTH - (CP NVLKH x Tỷ lệ hoàn thành KHGTSX)
Giá thành nguyên vật liệu phụ thuộc vào giá mua và chi phí thu mua: Dùng phương pháp so sánh để đánh giá các nhân tố thị trường nguyên vật liệu, chất lượng nguyên vật liệu, chi phí vận chuyển, nguồn cung cấp thay đổi giữa thực tế và KH ra sao ?