a) Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về bảo tàng.
b) Kiện toàn tổ chức, phát triển nguồn nhân lực của ngành bảo tàng. - Đẩy mạnh việc phân cấp quản lý về hoạt động bảo tàng giữa Bộ Văn hóa – Thông tin, các Bộ, ngành trung ương và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố. Hình thành bộ máy tổ chức thống nhất cho hệ thống bảo tàng toàn quốc về cơ cấu tổ chức bảo tàng, định biên, cơ chế quản lý, chỉ đạo và hợp tác.
- Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước tại các cấp, các ngành và các địa phương.
- Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ ngành bảo tàng. Xây dựng đội ngũ cán bộ bảo tàng có chuyên môn sâu và
kỹ năng tác nghiệp giỏi. Chuyên môn hoá trong đào tạo. Phát huy vai trò của các bảo tàng đầu hệ với tư cách là cơ sở đào tạo thực hành. Xây dựng cơ chế
hợp tác giữa các Bộ, Ngành có liên quan để sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực đã được đào tạo.
c) Huy động nguồn vốn đầu tư và xây dựng cơ chế tài chính phù hợp. - Đầu tư có hiệu quả và có trọng tâm, trọng điểm kinh phí của nhà nước cho các dự án bảo tàng. Khuyến khích doanh nghiệp thuộc mọi thành phần mục tiêu phát triển nghiên cứu khoa học, văn hoá chuyên ngành của doanh nghiệp. Tăng cường các nguồn vốn khác như tài trợ, vốn đóng góp của các tập thể, cá nhân, vốn từ các hoạt động dịch vụ của các bảo tàng.
- Có chính sách miễn, giảm thuế cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước đóng góp cho xây dựng các bảo tàng theo quy định của pháp luật. Cho phép tổ chức các hoạt động dịch vụ văn hoá tại các bảo tàng và quy định việc sử dụng nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ để cải tạo, nâng cấp bảo tàng theo chế độ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu.
d) Xã hội hoá hoạt động bảo tàng
- Đẩy mạnh công tác xã hội hoá nhằm huy động nguồn lực xã hội xây dựng bảo tàng.
- Có cơ chế chính sách tạo điều kiện cho cộng đồng và cá nhân tham gia vào các hoạt động của bảo tàng như sưu tầm hiện vật, trưng bày giới thiệu và tuyên truyền giáo dục. Bảo tàng tiến hành công tác marketing, thu hút công chúng tham gia các hoạt động tình nguyện của bảo tàng.
- Nhà nước có cơ chế khuyến khích hỗ trợ việc thành lập các bảo tàng chuyên ngành chuyên đề nhằm phát huy tối đa giá trị di sản văn hoá của dân tộc.
- Mở rộng giao lưu quốc tế, tạo điều kiện cho các bảo tàng Việt Nam tham gia các tổ chức bảo tàng quốc tế, chủ động và tích cực thiết lập các mối quan hệ song phương và đa phương với mọi quốc gia để phát triển sự nghiệp bảo tàng.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Bộ Văn hóa – Thông tin có nhiệm vụ:
a) Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính nghiên cứu xây dựng các cơ chế, chính sách xây dựng và phát triển hệ thống bảo tàng ở Việt Nam.
b) Phổ biến, hướng dẫn các Bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện đúng nội quy quy hoạch đã được phê duyệt.
c) Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ ngành bảo tàng.
2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đã được phân công, phân cấp, có trách nhiệm phối hợp với Bộ Văn hóa – Thông tin thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu của quy hoạch, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ với việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Bộ, ngành và địa phương mình.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 4. Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin, các Bộ trưởng, thủ trưởng
cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
KT.THỦ TƯỚNG PHÓ THỦ TƯỞNG
Đã ký: Phạm Gia Khiêm
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN QUY HOẠCH TỔNG THẾ HỆ THỐNG BẢO TÀNG VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 BẢO TÀNG VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo quyết định số 156/2005/QĐ-TTg ngày 23 tháng 6 năm 2005 của Thủ tướng)