So sánh với Chợ tình Pác Khuông Lạng Sơn

Một phần của tài liệu Tìm hiểu văn hóa chợ tình tây bắc tiềm năng để phát triển du lịch (Trang 52 - 55)

2 Có tài liệu gọi là Khâu Vai.

2.3.2. So sánh với Chợ tình Pác Khuông Lạng Sơn

cũng đã nổi tiếng bấy lâu. Pác Khuông là phiên Chợ tình muộn của ngƣời xứ Lạng.

Cũng giống nhƣ Chợ tình Châu Mộc và Chợ tình Khau Vai, Chợ tình Pác Khuông đƣợc tổ chức duy nhất một năm một lần vào ngày mồng ba tháng tƣ âm lịch.

Nếu ở các Chợ tình khác là múa khèn và hát hò để trai gái tìm hiểu nhau thì cái hay của phiên chợ Pác Khuông là hát Sli, hát Lƣợn giao duyên để tìm hiểu lẫn nhau.

Pác Khuông cũng đã đƣa Chợ tình vào khai thác phục vụ du lịch. Tuy nhiên, không nhƣ ở Sa Pa hay Khau Vai, Pác Khuông còn giữ khá tốt những nét văn hóa truyền thống, không bị mất đi vẻ đẹp nguyên sơ của một phiên Chợ tình vùng cao.

Tiểu kết chƣơng 2

Những năm gần đây, du lịch vùng Tây Bắc phát triển mạnh vì vậy các Chợ tình Tây Bắc cũng đƣợc đƣa vào khai thác phục vụ du lịch. Đây là một trong những tài nguyên du lịch đặc sắc của vùng Tây Bắc. Ý thức đƣợc giá trị của nguồn tài nguyên này, trong những năm gần đây, ngành du lịch ở các địa phƣơng đã đầu tƣ, phát triển các Chợ tình thành một điểm du lịch hấp dẫn của địa phƣơng. Nhiều nơi còn xây dựng thành một tuần văn hóa để thu hút đƣợc du khách nhiều hơn nhƣ ở Chợ tình Mộc Châu.

Việc khai thác các Chợ tình nhằm phục vụ du lịch đã mang lại hiệu quả khá tốt. Đầu tiên phải kể tới đó là hiệu quả về mặt kinh tế. Du lịch phát triển đã làm đời sống kinh tế của ngƣời dân địa phƣơng tăng lên đáng kể. Thu nhập từ du lịch đã góp phần giúp địa phƣơng đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật, đƣờng xá...

khai thác nhƣ một điểm du lịch cũng có nhiều hạn chế và thiếu sót.

Chợ tình vốn là nét sinh hoạt văn hóa đầy tính nhân văn và hấp dẫn đối với du lịch. Nhƣng sự lấn sâu của du lịch và lối sống đô thị hóa đang làm cho Chợ tình biến thái. Những hoạt động văn hóa truyền thống giờ đây không diễn ra một cách tự nhiên nhƣ vốn có nữa mà thay vào đó là nhằm mục đích phục vụ cho khách du lịch, mục đích kinh tế. Ngay cả những hoạt động lẽ ra là đƣơng nhiên khi đi Chợ tình nhƣ thổi khèn, múa hát... giờ đây cũng nhằm mục đích mua vui cho khách du lịch. Ngƣời dân vừa múa, hát vừa xin tiền khách du lịch, nếu du khách không cho thì sẽ không múa, hát nữa. Điều này đã làm mất đi vẻ đẹp vốn có của Chợ tình truyền thống.

Quá trình đƣa Chợ tình vào khai thác cũng đồng thời góp phần đẩy nhanh sự thay đổi về lối sống, nếp nghĩ, phép ứng xử cũng nhƣ cách thức làm ăn trong các cộng đồng dân cƣ, thay đổi môi trƣờng xã hội, văn hóa và tự nhiên. Đặc biệt, du lịch phát triển cũng đồng nghĩa với nguy cơ "mờ đi" của bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số, bởi sự mới mẻ, khác lạ trên nhiều phƣơng diện mà du lịch đem tới.

Tuy nhiên, có thể nói rằng, mỗi Chợ tình đều có những nét văn hóa riêng, một thời gian tổ chức riêng, một đặc điểm riêng, vì vậy mỗi nơi lại có một cách khai thác tiềm năng khác nhau. Mặc dù vậy, bằng cách này hay cách khác thì việc khai thác vẫn chƣa mang lại hiệu quả tối ƣu, làm ảnh hƣởng tới văn hóa địa phƣơng. Khai thác thế nào cho hiệu quả và hợp lí nguồn tài nguyên này đang là vấn đề chung của các địa phƣơng có Chợ tình.

CHƢƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHAI THÁC

HIỆU QUẢ CHỢ TÌNH PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở TÂY BẮC

Một phần của tài liệu Tìm hiểu văn hóa chợ tình tây bắc tiềm năng để phát triển du lịch (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)