Lịch sử ra đời và phát triển của Chợ tình vùng Tây Bắc

Một phần của tài liệu Tìm hiểu văn hóa chợ tình tây bắc tiềm năng để phát triển du lịch (Trang 37 - 38)

Chợ tình là một nét văn hóa đặc sắc của đồng bào một số dân tộc thiểu số vùng núi Tây Bắc. Không ai biết chính xác Chợ tình bắt đầu từ bao giờ nhƣng theo nhƣ lời của ngƣời dân địa phƣơng thì tƣơng truyền Chợ tình đã có từ mấy trăm năm trƣớc, đƣợc truyền từ đời này sang đời khác tới ngày nay.

Chợ tình trƣớc đây chủ yếu là nơi hẹn hò, tìm hiểu của các đôi trai gái, là nơi mọi ngƣời gặp gỡ nhau, giao lƣu, hát hò... sau những ngày lao động vất vả. Ngày nay, ngoài mục đích ấy, Chợ tình còn đƣợc tổ chức với rất nhiều mục đích khác nữa nhƣ buôn bán, phục vụ phát triển du lịch...

“Chợ tình” là nơi hội tụ rất nhiều những nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc thiểu số. Đêm hôm trƣớc nam thanh nữ tú ở các làng xã vùng xa đến trƣớc buổi chợ để cùng qua đêm gặp gỡ, giao lƣu tình cảm (thƣờng là chơi trò kéo co, thổi khèn lá, hát giao duyên…) theo phong tục truyền thống của dân tộc mình. Sau đêm đi chơi chợ phiên, nhiều đôi trai gái đã trở nên thân thiết và hẹn gặp lại trong phiên chợ sau. Mùa xuân sau, trong số đó có không ít đôi đã trở thành bạn đời trăm năm. Có lẽ vì thế mà ngƣời dân gọi những phiên chợ đó là “Chợ tình”. Đã gọi là chợ thì phải có mua và bán nhƣng đặc biệt ở đây không có ngƣời mua cũng không ai bán cái “tình”. Vậy tại sao những ngƣời yêu nhau lại lấy chợ làm nơi hò hẹn? Điều này hoàn toàn có thể giải thích đƣợc bởi vì chợ là đầu mối, là điểm nút của hầu hết những sinh hoạt văn hóa của đồng bào vùng cao. Bởi vậy, có thể hiểu, Chợ tình là nơi

phong tục, tập quán tùy từng địa phƣơng, không quá lố bịch cũng không quá giới hạn, không mất mĩ quan cũng không vi phạm lễ nghi hay phong tục truyền thống. Đây có lẽ là lí do mà “Chợ tình” đƣợc mọi ngƣời đón nhận và gìn giữ cho tới ngày nay.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu văn hóa chợ tình tây bắc tiềm năng để phát triển du lịch (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)