Quy định kế toán vốn chủ sở hữu

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN CHI PHÍ - DOANH THU HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (Trang 118 - 119)

II. KẾ TOÁN PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN SAU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 1 Nội dung Nguyên tắc phân phối lợi nhuận sau thuế

c. Theo mục đích sử dụng:

10.1.2 Quy định kế toán vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau và sử dụng cho nhiều mục đích kế toán vốn chủ sở hữu phải tuân thủ các quy định sau:

- Vốn chủ sở hữu được tổ chức chi tiết theo số vốn góp của của nhà đầu tư và phần bổ sung thêm trong quá trình hoạt động.

Vốn góp cổ phần của các cổ đông được ghi theo giá thực tế phát hành cổ phiếu, nhưng được phản ánh chi tiết theo hai chỉ tiêu riêng: Vốn đầu tư của chủ sở hữu và thặng dư vốn cổ phần. Vốn đầu tư của chủ sở hữu được phản ánh theo mệnh giá của cổ phiếu. Việc tổ chức chi tiết mệnh giá của cổ phiếu phát hành làm căn cứ cho việc hạch toán và phân chia cổ tức.

Thặng dự vốn cổ phần phản ánh khoản chênh lệch tăng giữa số tiền thực tế thu được so với mệnh giá khi phát hành lần đầu, hoặc phát hành bổ sung cổ phiếu và chênh lệch tăng, giảm giữa số hành lần đầu, hoặc phát hành bổ sung cổ phiếu và chênh lệch tăng, giảm giữa số tiền thực tế thu

được so với giá mua lại cổ phiếu khi tái phát hành cổ phiếu quỹ. Riêng trường hợp mua lại cổ phiếu để huỷ bỏ ngay tại ngày mua thì giá cổ phiếu được ghi giảm nguồn vốn kinh doanh tại ngày mua là giá thực tế mua lại và cũng phải ghi giảm nguồn vốn kinh doanh chi tiết theo mệnh giá và phần thặng dư vốn cổ phần của cổ phiếu mua lại.

Trường hợp công ty phát hành và mua lại chính cổ phiếu mà công ty đã phát hành, nhưng không bị huỷ bỏ và sẽ được tái phát hành trở lại trong khoảng thời gian theo quy định của pháp luật về chứng khoán. Các cổ phiếu quỹ do Công ty nắm giữ không được nhận cổ tức, không có quyền bầu cử hay tham gia chia phần tài sản khi Công ty giải thể. Khi chia cổ tức cho các cổ phần, các cổ phiếu quỹ đang do Công ty nắm giữ được coi là cổ phiếu chưa bán. Giá trị cổ phiếu quỹ được phản ánh theo giá thực tế mua lại bao gồm giá mua lại và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc mua lại cổ phiếu, như chi phí giao dịch, thông tin...

Khi lập báo cáo tài chính, giá trị thực tế của cổ phiếu quỹ được ghi giảm nguồn vốn kinh doanh trên bảng cân đối kế toán bằng cách ghi số âm (...).

Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp liên doanh phải tổ chức chi tiết theo từng bên góp vốn cho từng lần góp vốn, mức vốn góp, loại vốn góp.

- Trong quá trình hoạt động vốn chủ sở hữu phải quản lý và sử dụng đúng mục đích. Việc sử dụng vốn chủ sở hữu phải công khai theo quy chế công khai tài chính, quy chế dân chủ ở cơ sở và quy định của Nhà nước. Khi có sự chuyển đổi mục đích sử dụng vốn chủ phải tuân thủ theo quy định của chính sách tài chính hiện hành và phải thực hiện đầy đủ các thủ tục cần thiết.

- Chỉ ghi giảm vốn kinh doanh khi doanh nghiệp nộp trả vốn cho Ngân sách Nhà nước, bị

điều động vốn cho doanh nghiệp khác trong nội bộ Tổng Công ty, trả lại vốn cho các cổ đông hoặc các bên góp vốn liên doanh hoặc giải thể, thanh lý doanh nghiệp, hoặc xử lý bù lỗ kinh doanh theo quyết định của Đại hội cổ đông.

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN CHI PHÍ - DOANH THU HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (Trang 118 - 119)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(133 trang)
w