Nhận xét chung

Một phần của tài liệu Làng nghề truyền thống và ý nghĩa đối với vấn đề phát triển du lịch ở ninh bình ( nghiên cứu trường hợp tại 3 làng kim sơn, văn lâm, ninh vân) (Trang 59 - 61)

Ngày nay trong quá trình phát triển mạnh mẽ của xã hội ngành du lịch Việt Nam nói chung và ngành du lịch Ninh Bình đang có những bước phát triển mới. Du lịch Ninh Bình đang từng ngày thay da đổi thịt, các tài nguyên du lịch Ninh Bình đang được khai thác phục vụ đắc lực cho hoạt động du lịch của tỉnh nhà. Du lịch làng nghề truyền thống ở Ninh Bình đang là loại hình du lịch mới, đang đưa vào khai thác. Ninh Bình có tiềm năng du lịch, làng nghề có lịch sử hình thành từ trăm năm, mang nhiều giá trị lịch sử quý giá.

Các làng nghề truyền thống ở Ninh Bình có lịch sử hình thành lâu đời, với nhiều di tích lịc sử cổ kính, và đặc biệt là sản phẩm thủ công độc đáo, đa dạng, có tính ứng dụng cao trong đời sống và mang đậm tính nghệ thuật. Du lịch làng nghề truyền thống đang giành được sự quan tâm của các cấp, các ngành địa phương và sự hưởng ứng nhiệt tình của người thợ tại các làng nghề. Các giá trị văn hóa của làng nghề chính là hạt nhân quan trọng tạo nên sức hấp dẫn cho du lịch làng nghề.

Các sản phẩm thủ công truyền thống của các làng nghề đã đưa vào phục vụ cho hoạt động du lịch. Ngoài số lượng mặt hàng xuất khẩu ra nước ngoài các sản phẩm mỹ nghệ được bày bán tại các khu, điểm du lịch. Làng chế tác cói Kim Sơn nằm ngay cạnh quần thể nhà thờ đá Phát Diệm, làng thêu ren Văn Lâm nằm ngay cạnh khu du lịch Tam Cốc- Bích Động là những điểm tham quan du lịch nổi tiếng của Ninh Bình. Các sản phẩm được bày bán tại các khu du lịch thu hút khách du lịch đến tham quan và mua sắm.

Sản phẩm của các làng nghề không những làm phát huy giá trị văn hóa mà còn tạo cho người dân công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Sản phẩm sản xuất ra ngoài việc xuất khẩu và tiêu dùng thì tỉ lệ bán cho khách du lịch chiếm đến 50% tổng sản phẩm.

Tuy nhiên du lịch làng nghề truyền thống Ninh Bình là loại hình du lịch mới được khai thác nên có những mặt hạn chế như: chất lượng cơ sở hạ tầng, cơ

Sinh Viên: Trần Thị Kim Cúc – Lớp VH1003 – ĐHDLHP 57

sở vật chất kỹ thuật của làng nghề mới chỉ đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh chứ chưa đủ để đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch. Bên cạnh đó chất lượng các dịch vụ bổ sung, chất lượng của đội ngũ lao động du lịch làng nghề còn thấp nên chúng là những hạn chế đối với sự phát triển du lịch của mới chỉ đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh chứ chưa đủ để dáp ứng nhu cầu phát triển du lịch. Bên cạnh đó chất lượng các dịch vụ bổ sung, chất lượng của đội ngũ lao động du lịch làng nghề còn thấp nên chúng là những hạn chế đối với sự phát triển du lịch của mới chỉ đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh chứ chưa đủ để dáp ứng nhu cầu phát triển du lịch. Bên cạnh đó chất lượng các dịch vụ bổ sung, chất lượng của đội ngũ lao động du lịch làng nghề còn thấp nên chúng là những hạn chế đối với sự phát triển du lịch của làng nghề.

Sinh Viên: Trần Thị Kim Cúc – Lớp VH1003 – ĐHDLHP 58

CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG NINH BÌNH

Một phần của tài liệu Làng nghề truyền thống và ý nghĩa đối với vấn đề phát triển du lịch ở ninh bình ( nghiên cứu trường hợp tại 3 làng kim sơn, văn lâm, ninh vân) (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)