II.3 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG MƯU KẾ TRONG KINHDOANH HIỆN NAY: II.3.1 Tại Việt Nam:

Một phần của tài liệu MƯU KẾ TRONG KINH DOANH (Trang 60 - 73)

4. Chiều khách kiểu người nhà

II.3 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG MƯU KẾ TRONG KINHDOANH HIỆN NAY: II.3.1 Tại Việt Nam:

II.3.1 Tại Việt Nam:

II.3.1.1 Tuyệt chiêu “Tung tin đồn”

Cạnh tranh là một nhu cầu tất yếu của hoạt động kinh tế trong cơ chế thị trường, nhằm mục đích chiếm lĩnh thị phần, tiêu thụ được nhiều sản phẩm hàng hoá để đạt được lợi nhuận cao nhất.

Câu nói cửa miệng của nhiều người hiện nay "thương trường như chiến trường" phản ánh phần nào tính chất gay gắt khốc liệt đó của thị trường cạnh tranh tự do. Tuy nhiên, bên cạnh những giải pháp cạnh tranh tích cực như: không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, cải tiến hình thức mẫu mã, xúc tiến thương mại, khuyến mãi, mở rộng thị trường trong và ngoài nước,... thì không ít cơ sở sản xuất, doanh nghiệp còn sử dụng những chiêu thức, thủ đoạn "đen" nhằm hạ thấp và loại trừ các doanh nghiệp hoạt động trên cùng một lĩnh vực ngành nghề để độc chiếm thị trường. Một trong những thủ đoạn "đen" ít tốn kém đầu tư mà gây thiệt hại lớn cho các đối thủ cạnh tranh là tung tin thất thiệt, dân gian thường gọi là tin đồn.

Tin đồn có ảnh hưởng xấu đến doanh nghiệp đối thủ tập trung vào các vấn đề nhạy cảm như phương thức kinh doanh, tổ chức nhân sự, chất lượng sản phẩm, thậm chí đến cả những khuyết tật đời tư cá nhân của các nhân vật chủ chốt trong đơn vị, doanh nghiệp đó. Trên thế giới, không ít các đại gia lừng danh ai cũng biết nhưng cũng đã từng là nạn nhân của những thông tin thất thiệt này như: Sony, Ericson, CocaCola, Pepsi...

Ở nước ta, tuy nền kinh tế thị trường mới hình thành và phát triển chưa lâu nhưng thủ đoạn "đen" tung tin thất thiệt cũng xảy ra và đang có chiều hướng ngày một gia tăng không kiểm soát được, làm không ít doanh nghiệp làm ăn chân chính rơi vào vòng lao đao thiệt hại kinh tế rất lớn.

Còn nhớ cách đây không lâu, nhà máy Đồ hộp Hạ Long (Hải Phòng) đã phải gánh chịu hậu quả của thông tin tai bay vạ gió này. Khi sản phẩm của nhà máy, đang tiêu thụ rất mạnh tại thị trường TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam, thì có tin tung ra, sản phẩm đồ hộp Hạ Long không bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, báo hại, các đại lý của nhà máy ở TP Hồ Chí Minh bị người tiêu dùng xa lánh, tẩy chay không tiêu thụ được, thị phần bị tụt giảm hẳn, mất gần hai năm mới khôi phục lại được, gây thiệt hại doanh thu rất lớn. Nhưng rồi cũng không tìm ai là thủ phạm của chiêu thức tai bay vạ gió này.

Một vụ "oan gia" điển hình nữa là vụ nước khoáng Đảnh Thạnh (Khánh Hoà) đang bán chạy trên thị trường Miền Trung - Tây Nguyên, thì có tin đồn, loại nước khoáng này được sản xuất trên dây chuyền công nghệ lạc hậu, không bảo đảm hàm lượng các chất khoáng theo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm. Thế là, sản phẩm ứ đọng, người tiêu dùng xa lánh...

Báo hại Xí nghiệp nước khoáng Đảnh Thạnh và các cơ quan chức năng của tỉnh Khánh Hoà phải mất rất nhiều thời gian, thủ tục kiểm nghiệm để chứng minh loại nước khoáng này bảo đảm đầy đủ các chất cũng như quy trình sản xuất đủ tiêu chuẩn ATVSTP quốc gia. Tuy nhiên, "chạy được vạ thì má đã sưng", xí nghiệp không chỉ thất thu trong kinh doanh, mà tác hại của những tin đồn thất thiệt này đã làm cho người tiêu dùng mặc cảm với các sản phẩm của Xí nghiệp trong một thời gian dài, mặc dù sau đó đã biết chỉ là thông tin thất thiệt.

Đó là những thủ đoạn tung tin đồn gây thiệt hại lớn, còn như cạnh tranh kiểu tin đồn cò con thì hầu như diễn ra hằng ngày mà nhiều người gọi là "hội chứng" tin vịt.

Ví như; một doanh nghiệp đang tham gia đấu thầu xây dựng một công trình, thì bỗng có tin đồn doanh nghiệp này đang có vấn đề về tài chính, hay các công trình đã được doanh nghiệp thực hiện trước đó có nhiều vấn đề gian dối không bảo đảm chất lượng, thế là thua thầu, thậm chí không được tham gia đấu thầu chờ kết quả kiểm tra.

Tương tự như vậy, khu du lịch này muốn hạ bệ khu du lịch kia thì tung tin: khu du lịch ấy mất vệ sinh, chất lượng phục vụ kém, trật tự an ninh không bảo đảm... thế là mất khách như chơi. Quả thật, tin đồn thất thiệt đang trở thành một vũ khí cạnh tranh hiểm độc của những kẻ làm ăn không lương thiện. Nhưng đối phó được với hình thức cạnh tranh "bẩn" này quả không dễ, bởi "khẩu chứng vô bằng". Các doanh nghiệp của ta lâu nay hầu như

chưa có được những biện pháp hữu hiệu để chống lại hình thức cạnh tranh tung tin thất thiệt này, mà hầu hết đều dựa hẳn vào các cơ quan quản lý Nhà nước.

Nhưng ngay các cơ quan chức năng của nhà nước cũng rất lúng túng và bị động trong xử lý đối với thủ đoạn cạnh tranh "đen" này. Mà minh chứng cụ thể nhất là hội chứng tin đồn về giá gạo, xăng dầu, vàng ảo trong thời gian qua, làm cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng lao đao, các cấp ngành chức năng lúng túng gây cho việc xuất khẩu gạo trì hoãn thiệt hại cho đất nước hàng trăm triệu USD.

Còn hiện nay, với sự đột biến tăng giá của nhiều loại hàng hóa, đặc biệt là giá vàng, USD… mà nhiều người ví như cơn bão giá làm điêu đứng người tiêu dùng, thì bên cạnh những tác động khách quan của qui luật thị trường, còn có không ít những tin đồn được tung ra “té nước theo mưa” để đầu cơ trục lợi.

Mặc dù hiện nay chúng ta đã có Luật cạnh tranh, trong đó đưa ra nhiều hành vi bị cấm như: mua chuộc, dụ dỗ, ép buộc trong kinh doanh, gièm pha doanh nghiệp khác, quảng cáo sai với thực chất, phân biệt đối xử trong hiệp hội, bán hàng đa cấp bất chính.

Như vậy, thủ đoạn "đen" tung tin thất thiệt để cạnh tranh được xếp vào điều cấm: gièm pha doanh nghiệp. Đây là hành lang pháp lý để các doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh hơn, các cơ quan chức năng có cơ sở pháp lý để xử lý với những thủ đoạn cạnh tranh bằng tin đồn "đen". Tuy nhiên, việc phát hiện nguồn gốc phát xuất của tin đồn không phải là việc đơn giản, đòi hỏi rất nhiều thời gian công sức, tiền bạc mới điều tra được.Mà nếu có điều tra ra được thì chế tài xử lý cũng còn nhiều bất cập thậm chí còn rất nhẹ so với những thiệt hại vô hình cũng như hữu hình mà thương hiệu của doanh nghiệp đó gánh chịu.

Vì vậy, ngoài sự hỗ trợ tích cực của các cấp chính quyền, hiệp hội ngành nghề trong việc phòng chống tin đồn thất thiệt. Thì giải pháp tốt nhất là các nhà sản xuất, kinh doanh phải tự bảo vệ mình, bằng nghiệp vụ quản trị thông tin, bằng chất lượng sản phẩm và chữ tín của doanh nghiệp trên thương trường.

II.3.1.2 Dựt dây động rừng :

Câu chuyện xãy ra gần đây trong ngành chăn ra gối đệm vào 10/ 2011 được chia sẻ bởi môt nhân viên làm marketing cho công ty Liên Á

Như chúng ta đã biết thị trường chăn ra gối đệm ở Việt nam hiện nay ngoài những sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài thì ta có thể nhận thấy ba ông trùm trong lỉnh vực này có thể kể đến : Kim Dan , Liên Á, Vạn Thành .

Vào đầu tháng 10/2011 Kim Dan bất ngờ tăng giá các sản phẩm của mình lên 35 % mà không báo trước trong khi đó thì Liên Á , Vạn Thành chưa có phản ứng gì .Và khoản 5 ngày sau Liên Á tung tin là sẽ tăng giá các sản phẩm của mình lên 25% trên wed và thông qua các nhân viên sales cuả mình .Tin đó nhánh chóng đến tai các đại lý ( trong lúc đó Vạn Thành chưa phản ứng gì ) và điều tất yếu xãy là các đại lý đua nhau lấy thật nhiều hàng của Liên Á để khi Liên Á Tăng giá họ sẻ bán với giá mới và kiếm được thêm một khoản lơi nhuận là 25 % nửa + chiếc khấu 20% = 45 % và như vậy sẻ lớn hơn nhiều so vơi 20% của hảng khác .khi lấy nhiều hàng của Liên Á thì đồng nghĩa với việc tiền còn rất ít và kho cũng đã đầy và không thể lấy thêm hàng của Kim Dan và Vạn Thành …

Nhưng thật không may 05 ngày sau Liên Á thông báo chính thức sẻ nguyên mức giá như hiện này không nhưng vậy họ còn tung ra chương trình khuyến mãi hấp dẩn mua sản phẩm của LiênÁ bạn sẽ được tặng kềm ( mua tấm nệm cao su của Liên Á giá 2 triệu bạn được tặng kềm một gối Liên Á trị giá 195 ngàn đồng ……và chỉ áp dụng cho những sản phẩm có phiếu quà tặng tức là những sản phẩm đang nằm trong kho của Liên Á chứ không phải những sản phẩm nằm trong kho của các đại lý vừa lấy ).

Nhờ vậy mà Liên Á không những bán được lượng hàng rất lớn mà còn giữ chân được khách hàng thông qua chương trình khuyến mãi và qua đó dán một đòn vào đối thủ cạnh tranh là Kim Dan và Vạn Thành .

II.3.2 Trên thế giới:

II.3.2.1 Treo đầu dê bán thit chó

-Thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột mất về tay Trung Quốc

Giới kinh doanh xuất khẩu cà phê Việt Nam đang đứng ngồi không yên khi thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột của tỉnh Đăk Lăk đã bị đăng ký bảo hộ độc quyền trong vòng 10 năm tại Trung Quốc.

Cụ thể, hai nhãn hiệu "BUON MA THUOT & chữ Tàu" và "BUON MA THUOT COFFEE 1896 & logo" gắn liền với nhiều sản phẩm trong đó có cà phê, đã được Trung Quốc cấp chứng nhận bảo hộ độc quyền cho Công ty Guangzhou Buon Ma Thuot Coffee Co.,Ltd. Hai nhãn hiệu này được đăng ký lần lượt vào ngày 14/11/2010 và 14/6 , tại tỉnh Quảng Đông.

Hai nhãn hiệu "BUON MA THUOT & chữ Tàu" và "BUON MA THUOT COFFEE 1896 & logo" đã được Trung Quốc cấp chứng nhận bảo hộ độc quyền cho công ty Guangzhou Buon Ma Thuot Coffee Co.,Ltd.

Bross & Partners là một công ty luật hoạt động trong lĩnh vực tư vấn và đại diện bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam, đã phát hiện việc bị mất thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột vào tay doanh nghiệp Trung Quốc và lên tiếng cảnh báo.

Giám đốc Bộ phận Sở hữu trí tuệ Công ty Luật Bross & Partners, ông Lê Quang Vinh cho biết việc thương hiệu cà phê của Việt Nam bị nước ngoài đăng ký bảo hộ độc quyền là rất nguy hiểm. “BUON MA THUOT (hoặc DAK LAK) đều là chỉ dẫn địa lý của Việt Nam và là tài sản của nhà nước.Việc chủ thể nước ngoài sở hữu nó đồng nghĩa với việc tài sản của nhà nước bị rơi vào tay người khác”, luật sư Vinh cho biết.

Mặt khác, theo luật sư Vinh, việc này sẽ làm xuất hiện nguy cơ cà phê Việt Nam bị kiện hoặc bị ngăn chặn xuất khẩu ngay tại cửa khẩu biên giới các nước do xâm phạm độc quyền nhãn hiệu. Về lâu dài, niềm tin của khách hàng nước ngoài đối với cà phê Việt Nam có thể

suy giảm nghiêm trọng do không thể phân biệt được đâu là cà phê từ Buôn Ma Thuột thật và đâu là cà phê Buôn Ma Thuột "rởm".

“Chúng tôi đã tư vấn cho Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Đăk Lăk, đánh giá khả năng thành công khá cao nếu tiến hành vụ kiện yêu cầu bỏ bảo hộ độc quyền nhãn hiệu BUON MA THUOT Trung Quốc”, ông Vinh cho biết.

Chủ tịch Hiệp hội cà phê, ca cao Việt Nam Lương Văn Tự cũng cho rằng việc doanh nghiệp Trung Quốc đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu cà phê Buôn Ma Thuột là sai, bởi lẽ thuộc chỉ dẫn địa lý của Việt Nam. Vì vậy tỉnh Đăk Lăk quản lý thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột phải kiện để yêu cầu doanh nghiệp Trung Quốc từ bỏ quyền sử dụng nhãn hiệu này.

Ông Tự cho rằng, vụ việc này sẽ tác động lâu dài đến xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam.

Cục trưởng cục sở hữu trí tuệ Bộ Khoa học công nghệ, Trần Việt Hùng nhận định, đây không phải là lần đầu tiên thương hiệu Việt Nam bị doanh nghiệp nước ngoài đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu. Trước đây kẹo dừa Bến Tre, cà phê Trung Nguyên.... cũng gặp tình trạng tương tự và đã khởi kiện dành được phần thắng ngay tại Trung Quốc.

Ông Hùng cũng chung ý kiến là cần khởi kiện để đòi lại quyền sở hữu thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột. UBND thành phố Buôn Ma Thuột, nơi sở hữu thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột phải là nguyên đơn khởi kiện, còn Cục sở hữu trí tuệ sẽ hỗ trợ về mặt hành chính, cơ sở pháp lý.

"Hiện nay chưa có doanh nghiệp cà phê nào của Buôn Ma Thuột báo cáo là bị ảnh hưởng bởi nhãn hiệu bị đăng ký độc quyền ở Trung Quốc, nhưng về lâu dài có thể sẽ xảy ra

trường hợp như của kẹo dừa Bến Tre. Vì vậy chúng ta nên khởi kiện sớm để đòi lại thương hiệu", ông Hùng nhấn mạnh.

Như vậy qua đó chúng ta có thể thấy được doanh nghiệp Trung Quốc đã đựa vào thương hiệu café BUÔN MA THUOT để bán sản phẩm của họ.

Nếu họ bán sản phẩm kém chất lượng điều đó về lâu dài làm mất uy tín của thương hiệu sản phẩm café buôn ma thuot cua chung ta trên thương trường quốc tế mà bấy lâu nay ta đã khổ công tạo dựng.Và đồng nghĩa với việc sẽ mất các hợp đồng xuất khẩu từ các thị trương lớn trên thế giới .

Buôn Ma Thuột được xem là "thánh địa" của cà phê Việt Nam, với hơn 100.000 ha diện tích trồng cây nguyên liệu. Sản lượng cà phê bình quân vùng khoảng 300.000 tấn một năm, xuất khẩu ra khoảng 60 nước, vùng lãnh thổ trên thế giới. Sản lượng cà phê cả nước một năm chừng một triệu tấn.

II.3.2.2 Mượn gió bẻ măng

-Lộ chuyện Facebook "chơi xấu" Google

F a c e b o o k b ị b u ộ

c t ộ i t h u ê h ã n g P R đ ể n ó i x ấ u G o o g l e t r ê

n b á o M ỹ - Ả n h m i n h h ọ a : T e l e g r a p h

Vào 13/05/2011, một bí ẩn đã được làm sáng tỏ tại thung lũng Sillicon. Có vẻ như “ai đó”

đã thuê một doanh nghiệp PR hàng đầu nước Mỹ để “bơm thổi” những câu chuyện mang tính “chống-Google” lên khắp các mặt báo cùng với việc thúc giục phóng viên các tờ báo này tiến hành điều tra Google, nói rằng gã khổng lồ tìm kiếm đang xâm phạm đời tư người dùng Internet. PR là tên viết tắt của Public Relations có nghĩa là quan hệ công chúng. Bản chất của nghề quan

hệ công chúng là cải thiện cái nhìn về một người, một công ty, phát thông tin tới giới truyền thông và lôi kéo sự chú ý của họ. Nhân viên PR phải có khả năng thuyết phục. Và mặc dù hiệu quả không thể sờ thấy được, việc tạo ra hình ảnh riêng và tăng thiện ý từ phía khách hàng, công chúng là những kết quả cuối cùng mà bạn phải đạt tới.

Dan Lyons, ký giả tờ The Daily Beast, đã phát hiện những chứng cớ cho thấy chính Facebook là thế lực đã thuê Burson-Marsteller, và mạng xã hội lớn nhất thế giới sau đó cũng phải cúi đầu thú nhận điều này là đúng. Burson-Marsteller là một quan hệ công chúng toàn cầu và công ty truyền thông có trụ sở tại thành phố New York . Burson-Marsteller hoạt động 67 văn phòng sở hữu toàn bộ và 71 văn phòng chi nhánh ở 98 quốc gia trên sáu lục địa. [1] Công ty được thành lập bởi Harold Burson và William "Bill" Marstellernăm 1953, và đầu những năm 1980, đã trở thành một trong những các công ty quan hệ công chúng lớn nhất trên thế giới. Năm 1979, nó đã trở thành một công ty con của Young & Rubicam , mà bây giờ thuộc sở hữu của Tập đoàn WPP

Một phần của tài liệu MƯU KẾ TRONG KINH DOANH (Trang 60 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(79 trang)
w