II. ĐỘNG VẬT ( 5tiế t)
3. Các nguyên nhân gâ yô nhiễm môi trường nước
Môi trường nước bị ô nhiễm chủ yếu do các loại nước thải công nghiệp từ các nhà máy hoá chất, nước thải không qua xử lí từ các khu dân cư, nhà hàng, bệnh viện chảy vào các sông suối ao hồ, các chất dùng trong nông nghiệp như phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ... mà con người đã phun trên đồng ruộng chưa phân huỷ hết bị nước mưa cuốn theo chảy vào các sông, suối và đổ vào đại dương gây ô nhiễm. Nước bị ô nhiễm ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng nước sinh hoạt, tới sức khoẻ và gây ra nhiều bệnh tật cho con người .
Cách khắc phục là phải xử lý nước thải .
Nhiệm vụ:
nước trong tự nhiên. Sau đó cá nhân trình bày trước lớp. Tài liệu nghiên cứu:
Nguyễn Thế Ngôn-Hoá học vô cơ tập 1-NXB Đại học sư phạm 2003 (trang 56- 63)
Lê Chí kiên-Sổ tay hoá học sơ cấp-NXB giáo dục 1998 (trang 213-218).
Nhiệm vụ 2: Làm việc theo nhóm trao đổi về các vấn đề sau: - Sự phân bố của nước trong cơ thể người và trong sinh vật? - Nêu đặc điểm, tính chất vật lý của nước?
- Mỗi nhóm cửđại diện trình bày trước lớp các kết quả của nhóm mình.
Nhiệm vụ 3: Làm việc cá nhân. Trả lời câu hỏi sau đây ra giấy:
Bạn phải làm gì để góp phần giữ gìn nguồn nước không bị ô nhiễm ởđịa phương?
Đánh giá hoạt động 1:
1- Bạn hãy cho biết vai trò quan trọng của nước đối với đời sống con người và kỹ thuật? Các nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước?
2- Vẽ sơđồ cách làm sạch nước để phục vụ cho sinh hoạt trong gia đình bạn hoặc địa phương của bạn.
Thông tin cho hoạt động 2. 1. Khí quyển
1.1. Vai trò của khí quyển.
Khí quyển là lớp không khí bao quanh bề mặt Trái đất. Khí quyển có tác dụng duy trì và bảo vệ sự sống trên Trái Đất, ngăn chặn những độc hại của tia tử ngoại, những tia phóng xạ từ vũ trụđến Trái Đất. Nhưng nó lại cho ánh sáng nhìn thấy, tia hồng ngoại và sóng vô tuyến đi vào trái đất. Khí quyển còn giữ cho nhiệt độ trên Trái Đất luôn luôn ổn định, cũng là nơi cung cấp ôxi, khí cácbônic, hợp chất chứa nitơ, hơi nước... rất cần cho sự sống con người, động vật và thực vật. Căn cứ về tính không đồng nhất về nhiều mặt như nhiệt độ, áp suất, chiết suất....mà các nhà khoa học đã chia khí quyển ra nhiều tầng khác nhau. Mỗi tầng của khí quyển được đặc trưng bởi nhiệt độ và áp suất với những đặc điểm riêng biệt của những hiện tượng vật lý, hoá học...
Hàng năm con người thải vào khí quyển khoảng vài trăm triệu tấn bụi. Cũng như nguồn nước ô nhiễm, không khí đang là vấn đề nghiêm trọng ở nhiều thành phố lớn trên thế giới. Các chất hoá học nguy hiểm đang được tìm thấy trong cơ thể nhiều trẻ sơ sinh và dự
HOẠT ĐỘNG 2. TÌM HIỂU VAI TRÒ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA KHÍ QUYỂN, ÁNH SÁNG, ÂM THANH (1tiết) CỦA KHÍ QUYỂN, ÁNH SÁNG, ÂM THANH (1tiết)
đoán trên thế giới cứ bốn người thì có một người không khoẻ mạnh do các chất khí ô nhiễm.
2. Ánh sáng
2.1 Một số tính chất cơ bản của ánh sáng.
- Ánh sáng có bản chất là sóng điện từ. Ánh sáng nhìn thấy có bước sóng nằm trong khoảng từ 0,40μm đến 0,70μm. Nó chiếm một giải hẹp trong thang sóng điện từ. Nếu sắp xếp theo thứ tự bước sóng tăng dần thì sóng điện từ có các loại sau: Tia gamma (γ ), tia Rơn ghen, tia tử ngoại, ánh sáng nhìn thấy, tia hồng ngoại, sóng vô tuyến điện. Tia hồng ngoại là những bức xạ không nhìn thấy có bước sóng lớn hơn bước sóng của ánh sáng đỏ (0,75μm). Tia tử ngoại cũng là bức xạ không nhìn thấy có bước sóng ngắn hơn bước sóng ánh sáng tím (0,4μm). Tia hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy, tia tử ngoại do các vật bị nung nóng phát ra.
Vật tự phát ra ánh sáng gọi là nguồn sáng ( Mặt Trời, ngọn nến đang cháy, đèn điện...). Các vật sáng bao gồm nguồn sáng và vật được chiếu sáng.
2.2. Các định luật của quang hình học.
2.2.1 Định luật truyền thẳng của ánh sáng
Trong một môi trường trong suốt đồng tính ánh sáng truyền theo đường thẳng. Định luật này cho ta giải thích được các hiện tượng như: sự xuất hiện bóng đen, bóng mờ, nhật thực, nguyệt thực...
2.2.2 Định luật phản xạ ánh sáng: Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng tới và góc phản xạ bằng góc tới.
2.2.3. Định luật khúc xạ ánh sáng: Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới và tỉ số giữa sin của góc tới và sin của góc khúc xạ là một đại lượng không đổi đối với hai môi trường đã cho trước.
Ngoài tính chất sóng của ánh sáng người ta cũng đã chứng minh ánh sáng còn mang tính chất hạt.
Ánh sáng là một trong những yếu tố quan trọng nhất đối với Trái Đất chúng ta mà Mặt Trời là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu. Ánh sáng giúp cho người và động vật nhìn thấy mọi vật xung quanh, giúp cho thực vật tổng hợp nên chất sống, gây ra các phản ứng quang hoá, hiện tượng quang điện và các hiện tượng khác được ứng dụng trong khoa học và kỹ thuật.
Ví dụ 1. Phản ứng quang hoá
Các phản ứng hoá học chỉ xảy ra dưới tác dụng của ánh sáng được gọi là phản ứng quang hoá, tác dụng của ánh sáng trong các phản ứng này được gọi là tác dụng quang hoá. Một trong những phản ứng quang hoá có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự sống trên trái đất là sự phân li khí cacbônic xảy ra trong cây xanh dưới tác dụng của ánh sáng. Trong phản ứng này, khi hấp thụ một phôtôn tử ngoại, phân tử CO2 bị phân tích thành CO và giải phóng O2 .
2CO2 + hf → 2CO + O2 Ví dụ 2. Hiện tượng quang điện
Hiện tượng quang điện là sự giải phóng các electrôn ra khỏi bề mặt kim loại, khi tấm kim loại này được rọi sáng bằng ánh sáng thích hợp. Người ta đã ứng dụng hiện tượng này để chế tạo ra pin quang điện dùng trong các máy tính bỏ túi, trên các vệ tinh nhân tạo...
3. Âm thanh.
- Các vật dao động( rung động) phát ra sóng âm. Tai con người cảm thụ dao động âm có tần số từ 16Hz đến khoảng 20.000Hz. Sóng âm truyền được trong chất khí, chất lỏng và chất rắn với vận tốc khác nhau (không truyền được trong chân không). Những vật liệu như bông, nhung, xốp truyền âm kém.
- Những đặc tính sinh lý của âm đó là: Độ cao của âm, âm sắc, độ to của âm liên quan đến sự cảm thụ âm của con người. Âm thanh rất cần cho cuộc sống con người. Tuy nhiên mức cường độ âm lớn sẽ làm ảnh hưởng đến sức khoẻ gây mệt mỏi, giảm thính lực ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh.
Nhiệm vụ:
Nhiệm vụ 1: Làm việc cá nhân.
Sinh viên nghiên cứu tài liệu và nắm vững các kiến thức: Vai trò của khí quyển, ánh sáng, âm thanh đối với sự sống trên Trái Đất. Sau đó trình bày trước tập thể lớp. Tài liệu nghiên cứu:
- Đặng Kim Chi - Hoá học môi trường - Nhà XB khoa học và kỹ thuật - Hà Nội 2001, trang 35-40.
- Đặng Thị Mai - Quang học- NXB Giáo dục-1999.
Nhiệm vụ 2: Làm việc theo nhóm, chia lớp thành 4 nhóm mỗi nhóm thảo luận một vấn đề sau:
Dùng định luật truyền thẳng của ánh sáng để giải thích:
Sự tạo thành bóng đen - bóng mờ - hiện tượng nhật thực, nguyệt thực. Nhóm cửđại diện lên trình bày trước lớp. Các nhóm khác bổ sung
Đánh giá hoạt động 2: