II. ĐỘNG VẬT ( 5tiế t)
1. Cácb ệnh thường gặp ở học sinh tiểu học.
1.1. Bệnh sai lệch tư thế. a) Triệu chứng:
Biểu hiện của tư thế bình thường là cột sống có độ cong tự nhiên, hai xương bả vai cân xứng, bờ dưới không bị nhô ra, hai chân thẳng và vòm bàn chân bình thường. Người có tư thếđẹp, có thân hình cân đối, vai và ngực nở nang, đầu giữ thẳng, các cơ săn chắc, bụng thon, các cửđộng gọn và chính xác.
Tư thế bị sai lệch là thân hình cơ thể có biểu hiện: lệch vai, gù lưng, ưỡn bụng và vẹo lưng (vẹo cột sống). Bệnh sai lệch tư thế gây ảnh hưởng xấu cho sự phát triển của hệ vận động và hoạt động của các cơ quan khác trong cơ thể.
b) Nguyên nhân: do các em có thể lực phát triển yếu, mắc các bệnh như còi xương, lao, mắt và tai kém…Ngoài ra còn do điều kiện sinh hoạt, học tập không phù hợp: xương, lao, mắt và tai kém…Ngoài ra còn do điều kiện sinh hoạt, học tập không phù hợp: các em phải ngồi lâu một chỗ, bàn ghế không có kích thước phù hợp. Hoặc do cha mẹ và cô giáo không kịp thời uốn nắn các tư thế sai lệch của các em khi nằm, ngồi, đi và đứng….
c) Rèn luyện các tư thế đúng cho các em.
- Cho các em tập thể dục đều đặn, chơi các trò chơi vận động toàn thân, tránh mang vác các vật nặng quá sức.
- Dạy cho trẻ ngồi đúng tư thế khi ngồi học, ngồi ăn, ngồi xem tivi. Muốn trẻ ngồi đúng tư thế thì mặt ghế phải có chiều sâu bằng 2/3 đùi và chiều rộng phải hơn chiều rộng của xương chậu khoảng 10cm. Chiều cao của mặt ghế so với sàn nhà phải bằng chiều dài của cẳng chân cùng với bàn chân. Chiều cao của mặt bàn so với mặt ghế phải bảo đảm
HOẠT ĐỘNG 4. TÌM HIỂU MỘT SỐ BỆNH THÔNG THƯỜNG VÀ CÁC TAI NẠN THƯỜNG GẶP (1 tiết ) VÀ CÁC TAI NẠN THƯỜNG GẶP (1 tiết )
cho các em ngồi thoải mái, vai không phải nâng nên hoặc hạ xuống mỗi khi đặt tay lên bàn.
1.2. Cận thị
Mắt bình thường có võng mạc nằm cách sau thuỷ tinh thể một khoảng cách nhất định, các tia sáng song song đến mắt sẽ qui tụ hình ảnh của vật trên võng mạc mà không cần sựđiều tiết của mắt.
Tuy nhiên, do một số nguyên nhân làm sai lệch khoảng cách giữa võng mạc với thuỷ tinh thể khác với khoảng cách bình thường (trên 23-25mm), sẽ gây ra tật cận thị và viễn thị.
Nếu khoảng cách từ võng mạc đến thuỷ tinh thể dài hơn bình thường (23-25mm) hoặc khi lực khúc xạ của nhân mắt lớn hơn bình thường, làm cho tiêu điểm chính của mắt không nằm trên võng mạc mà nằm ở thuỷ tinh dịch và ảnh của vật hội tụ tại một điểm trước võng mạc. Đó là tật cận thị. Người bị cận thị thường đeo kính lõm hai mặt, đểđẩy ảnh vềđúng trên võng mạc.
a) Triệu chứng:
Trường hợp mắt bị cận thị, khi đọc, học sinh thường phải đưa sát mắt vào sách; khi viết, phải cúi gập người xuống bàn và đưa sát mắt vào vở. Nếu ngồi ở cuối lớp học, học sinh thường ghi sai nội dung cô giáo ghi trên bảng…
b) Nguyên nhân: Cận thị thường là bệnh di truyền, nhưng nó dễ xuất hiện ở tuổi học sinh do thói quen đọc sách, để sách quá gần mắt không đúng qui cách (khoảng cách thích hợp là từ mắt đến sách từ 30 – 35cm), đọc sách khi thiếu ánh sáng…
c) Phòng bệnh cận thị: Mắt là cơ quan cảm giác quan trọng, mỗi người cần phải bảo vệ mắt của mình. Phải giữ cho mắt luôn được sạch sẽ, khi bụi vào mắt không được dụi mạnh mà cần nhắm mắt lại để nước mắt tiết ra nhiều và cuốn bụi theo, hoặc cho mắt vào cốc nước sạch và chớp nhiều lần.
Thức ăn phải đủ vitamin A, để tránh bệnh quáng gà và bệnh khô giác mạc. Cần đảm bảo đủ ánh sáng khi làm việc và học tập. Tránh đọc sách chỗ thiếu ánh sáng, chỗ ánh sáng chói và đọc sách trên tàu, xe…Khi đọc sách và viết cần giữ khoảng cách thích hợp giữa mắt với sách (30 – 35 cm là vừa). Nếu khoảng cách đó gần quá lâu ngày sẽ sinh tật cận thị.
Các trường học cần bố trí bàn ghế học sinh có kích thước phù hợp với tầm vóc và lứa tuổi của học sinh. Không được để học sinh thuộc nhiều lứa tuổi học cùng một cỡ bàn ghế. Khi đã bị cận thị cần đến khám và tư vấn ở các cửa hàng kính thuốc để đeo kính phù hợp, tránh bị cận nặng hơn.