Xuất và đóng góp ý kiến về cách dạy số từ trong tiếng Nhật

Một phần của tài liệu Đề tài tìm hiểu số từ trong tiếng nhật và phương pháp giảng dạy số từ (Trang 42 - 53)

CHƯƠNG III: KHẢO SÁT VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY SỐ TỪ TRONG TIẾNG NHẬT

3.2. xuất và đóng góp ý kiến về cách dạy số từ trong tiếng Nhật

Số từ trong tiếng Nhật đa dạng các loại sốđếm (đếm người, đếm động vật, đếm

đồ vật), trong đó đếm đồ vật lại phân ra một số trường hợp như đếm đồ vật nói chung,

đếm sách vở, đếm ly bia, đếm vật vừa tròn vừa dài… Do vậy việc học thuộc các số từ

tương đối khó với các sinh viên, nhất là các trường hợp biến âm trong một số đơn vị đếm. Vấn đề đặt ra là làm thế nào giúp sinh viên học số từ một cách có hiệu quả, dễ

nhớ, dễ vận dụng? Qua bảng khảo sát cho thấy phần lớn các sinh viên đều cho rằng số

từ là các đơn vị đếm rất khó nhớ và sinh viên thường hay nhầm lẫn giữa các đơn vị đếm với nhau. Phần lớn sinh viên đều cho rằng số từ rất cần thiết trong giao tiếp, trong cuộc sống hàng ngày. Do vậy mà giáo viên trong quá trình dạy cần chú trọng vào việc giúp sinh viên sau khi học xong biết cách vận dụng vào thực tiễn.

Người viết xin được đưa ra một số đề xuất và đóng góp ý kiến về phương pháp dạy số từ trong tiếng Nhật.

Số từ bao gồm rất nhiều đơn vị đếm, trong quá trình giảng dạy giáo viên nên phân loại các đơn vị đếm theo từng nhóm có những trường hợp biến âm giống nhau. Chẳng hạn phân thành các nhóm cụ thể sau:

Nhóm 1:

- Đếm đồ vật tròn, dài (bút, chai, trái chuối, cây dù): Sốđếm + hon/bon/pon (ほん/ぼ ん/ぽん)

- Đếm ly, cốc, tách, chén: Sốđếm + hai/bai/pai (はい/ばい/ぱい)

- Đếm thú vật nhỏ (mèo, cá, côn trùng): Sốđếm + hiki/biki/piki (ひき/びき/ぴき) Các biến thể trong nhóm này:

- 1 cái/con: ip + pon/pai/piki いっぽん/ いっぱい/ いっぴき - 6 cái/con: rop + pon/pai/piki ろっぽん/ ろっぱい/ ろっぴき - 8 cái/con: hap + pon/pai/piki はっぽん/ はっぱい/ はっぴき

- 10 cái/con: jup/jip + pon/pai/piki じゅっぽん(じっぽん)/じゅっぱい(じっぱ い)/じゅっぴき(じっぴき)

- 3 cái/con: san + bon/bai/biki さんぼん/ さんばい/ さんびき

Nhóm này các trường hợp biến âm rơi vào 1, 3, 6, 8,10 và các trường hợp biến âm của nhóm tương tự nhau. Nhóm 2: - Đếm nhà: sốđếm + ken/gen けん/げん - Đếm tầng lầu: sốđếm + kai/gai かい/がい Các biến thể trong nhóm này: - 1 căn/tầng: ik + ken/kai いっけん/いっかい - 6 căn/ tầng: rok + ken/kai ろっけん/ろっかい - 8 căn/tầng: hak + ken/kai はっけん/はっかい - 10 căn/ tầng: juk/jik + ken/kai じゅっけん(じっけん)/じゅっかい(じゅっか い) - 3 căn/tầng: san + gen/gai さんげん/さんがい

Nhóm này các trường hợp biến âm cũng rơi vào các số 1,3,6,8,10, các trường hợp biến âm trong nhóm cũng tương đối giống nhau.

Nhóm 3:

Đếm đồ vật theo cặp (giày, dép): sốđếm + soku/zoku そく/ぞく Các biến thể trong nhóm này:

- 1 đôi: is + soku いっそく - 8 đôi: has + soku はっそく

- 10 đôi: jus/jis + soku じゅっそく/じっそく - 3 đôi: san + zoku さんぞく

Nhóm này các trường hợp biến âm rơi vào các số 1,3,8,10 và các biến âm trong nhóm tương tự nhau. Nhóm 4: - Đếm lần: Sốđếm + kai かい Các biến thể trong nhóm này: - 1 lần: ik + kai いっかい - 6 lần: rok + kai ろっかい - 8 lần: hak + kai はっかい - 10 lần: juk + kai じゅっかい - Đếm tháng: sốđếm + kagetsu かげつ Các biến thể trong nhóm này: - 1tháng: ik + kagetsu いっかげつ

- 6 tháng: rok + kagetsu hoặc có thể nói là hantoshi ろっかげつ/ はんとし - 8 tháng: hak + kagetsu はっかげつ

- 10 tháng: juk + kagetsu じゅっかげつ - Nhóm 5:

- Đếm tuổi: Sốđếm + sai さい - Đếm sách vở: sốđếm + satsu さつ

- Đếm đồ vật theo bộ (quần áo): sốđếm + chaku ちゃく - Đếm tuần: sốđếm + shuukan しゅうかん

Các biến thể trong nhóm này: (Chú ý không có biến thể “6”) - 1 tuổi/cái/tuần: is + sai/satsu/chaku/shuukan

いっさい/いっさつ/いっちゃく/いっしゅうかん - 8 tuổi/cái/tuần: has + sai/satsu/chaku/shuukan

- 10 tuổi/cái/tuần: jus/jis + sai/satsu/chaku/shuukan

じゅっさい/じゅっさつ/じゅっちゃく/じゅっしゅうかん

Trường hợp đặc biệt: 20 tuổi là hatachi はたち

Cách nhớ để không bị lẫn lộn: các đuôi bắt đầu bằng chữ s thì không có biến thể “6” (như nhóm 3 và 5), còn các đuôi bắt đầu bằng chữ k thì có biến thể “6” (như nhóm 2 và 4).

Nhóm 6:

- Đếm thứ tự: sốđếm + ban ばん

- Đếm đồ vật mỏng (lá thư, tờ giấy, áo sơ mi): sốđếm + mai まい - Đếm máy móc, xe cộ: sốđếm + dai だい

Nhóm này không có biến thể

Nhóm 7: (bao gồm những nhóm có mỗi kiểu biến thể riêng) - Đếm người: sốđếm + nin にん

Các biến thể:

1 người: hitori (không có nin) ひとり 2 người: futari (không có nin) ふたり

Từ 3 người trở đi là số thứ tự + nin, riêng 4 người là yo + nin よにん(tương tự cho 14, 24… tức là 14 người sẽ là juu + yonin)

- Đếm đồ vật nói chung: phải học thuộc 10 sốđầu.

Bắt đầu từ 11 trởđi quay lại sốđếm bình thường nhưng không thêm tsu

- Đếm ngày: phải học thuộc 10 số đầu là những trường hợp đặc biệt, còn các ngày khác: sốđếm + nichi

Đếm giờ và giờ đồng hồ:

Đếm giờ: sốđếm + jikan じかん Các biến thể:

7 giờ: shichi + jikan/ji しちじかん/しちじ 9 giờ: ku + jikan/ji くじかん/くじ Đếm phút và phút đồng hồ: sốđếm + fun/pun ふん/ぷん Các biến thể: 1 phút: ip + pun いっぷん 3 phút: san + pun さんぷん 4 phút: yon + pun よんぷん 6 phút: rop + pun ろっぷん 8 phút: hap + pun はっぷん 10 phút: jup/jip + pun じゅっぷん/じっぷん Còn lại là sốđếm bình thường + fun Đếm năm: sốđếm + nen Có một biến thể:

4 năm: yo + nen よねん (và như vậy 14 năm sẽ là juu + yonen)

Trên đây là toàn bộ các số đếm phân theo từng nhóm, nhóm có những trường hợp biến âm xếp chung vào với nhau, nhóm không có trường hợp biến âm xếp chung vào với nhau. Trong nhóm có trường hợp biến âm, xếp chung những trường hợp biến âm tương tự vào một nhóm. Khi dạy phân loại theo nhóm các đơn vị đếm như thế học sinh sẽ dễ nhớ các đơn vịđếm hơn.

Thông qua phiếu khảo sát các sinh viên cho biết các giáo viên khi dạy số từ

dùng nhiều phương pháp dạy khác nhau. Có giáo viên dạy theo phương pháp truyền thống cũng có giáo viên dạy theo phương pháp hiện đại. Dạy số từ nếu chỉ dùng phương pháp truyền thống theo kiểu giáo viên đưa ra mẫu câu và giải thích bằng tiếng Việt và không dùng hình thức minh họa nào khác thì sinh viên sẽ rất khó nhớ các số từ

và rất khó vận dụng. Chính vì vậy giáo viên phải biết kết hợp cả phương pháp hiện đại và truyền thống để việc dạy sinh động hơn và sinh viên dễ nắm bắt các số từ hơn. Bên

cạnh việc giúp cho sinh viên hiểu, nhớ, biết cách vận dụng số từ trong giao tiếp, giáo viên cần có các hình thức hỗ trợ, minh họa cho việc dạy thêm sinh động, lôi cuốn người học hơn. Ngoài ra giáo viên có thể phát huy tính tự học, tính sáng tạo của sinh viên bằng cách cho sinh viên chuẩn bị bài theo nhóm. Đó là giáo viên cho sinh viên tự

tìm hiểu các số từở nhà, lên lớp cho sinh viên thuyết trình xem mức độ chuẩn bị, mức

độ hiểu của sinh viên đến đâu; sau đó giáo viên sẽ là người hướng dẫn, giải đáp những thắc mắc của sinh viên, và đi sâu hơn vào bước luyện tập. Ở bước này, giáo viên vẫn có thể dùng nhiều tranh ảnh, vật thật minh họa và cho sinh viên nhìn luyện tập theo. Hoặc giáo viên cho sinh viên tự suy nghĩ ra những tình huống hội thoại với các loại số

từ khác nhau, vừa giúp sinh viên luyện nói, vừa giúp sinh viên nhớ lại các số từđã học. Song sau cùng giáo viên nên dành thời gian hệ thống lại các số bằng cách cho sinh viên ghi chú lại. Dạy theo phương pháp này giáo viên sẽ cho sinh viên tự tìm tòi nhiều hơn, trong quá trình dạy giáo viên sẽ rút ngắn được thời gian dẫn nhập vào bài và có thời gian nhiều cho phần luyện tập.

Giáo viên cũng có thể dạy kết hợp cả hai phương pháp hiện đại và truyền thống như sau: Giáo viên đi vào các bước cụ thể:

- Dẫn nhập: Các giáo viên có thể dẫn nhập bằng cách dùng tranh ảnh hoặc vật thật (nếu có thể) để dẫn nhập vào các số từ. Giáo viên nên dùng tranh ảnh tương ứng với từng loại số từ và cũng đi theo từng nhóm số từ như đã nói. Chẳng hạn khi dạy các số từ

nhóm 1:

- Đếm đồ vật tròn, dài (bút, chai, trái chuối, cây dù): Sốđếm + hon/bon/pon (ほん/ぼ ん/ぽん)

Hình 11: http://www.enbien.com - Đếm ly, cốc, tách, chén: Sốđếm + hai/bai/pai (はい/ばい/ぱい)

- Đếm thú vật nhỏ (mèo, cá, côn trùng): Sốđếm + hiki/biki/piki (ひき/びき/ぴき) Giáo viên đưa hình có cây bút, chai, trái chuối, cây dù để minh họa và dẫn nhập vào các số từ đó. Tương tự khi dạy số từ đếm ly, cốc, tách, chén giáo viên cũng đưa hình minh họa tương ứng với các số từđó. Sinh viên nhìn vào hình sẽ lý giải được các số từ

mà giáo viên nói tới tương ứng với hình ảnh được minh họa. Giáo viên nên dẫn nhập bằng tiếng Nhật để sinh viên phát huy khả năng nghe, lý giải, hiểu. Giáo viên có thể đưa ra nhiều câu ví dụ khác nhau giúp học sinh dễ phân biệt và dễ hiểu hơn. Phần giải thích bằng tiếng Việt nên đưa vào phần ghi chú cuối giờ. Như thế sẽ kích thích sự tập trung của sinh viên, sinh viên sẽ lắng nghe và tự mình lý giải. Sau khi dẫn nhập để sinh viên lý giải được cách đếm của từng loại, giáo viên sẽ cho sinh viên luyện tập các đơn vị đếm bằng cách dùng động tác. Giáo viên cũng có thể cho sinh viên nghe bài hát có số từ tương ứng và cho sinh viên hát, đếm theo. Đây cũng là một trong những phương pháp giúp sinh viên học hứng thú hơn. Trong quá trình luyện đếm như thế, giáo viên nên chú trọng nhiều các trường hợp biến âm, cho sinh viên đếm nhiều lần những

trường hợp đó. Khi sinh viên lý giải được ý nghĩa, cách dùng của các số từ, giáo viên cho sinh viên đi sâu vào luyện tập. Bước này rất quan trọng vì mục đích cuối cùng đều nhằm giúp sinh viên có thể nói, vận dụng sao cho có hiệu quả. Trong phần luyện tập này giáo viên tiếp tục đưa hình ảnh, vật thật cho sinh viên luyện tập để một lần nữa sinh viên có thể nói lưu loát các đơn vịđếm. Giáo viên có thể cho sinh viên làm những tình huống hội thoại liên quan đến các số từ mới học, như thế giúp sinh viên biết cách vận dụng những số từ trong giao tiếp cuộc sống. Đối với các nhóm số từ khác giáo viên cũng có thểđi theo tuần tự các bước như thế, áp dụng những phương pháp làm cho giờ

học sinh động, hấp dẫn hơn. Song sau khi học xong các số từ giáo viên nên hệ thống lại một lần nữa bằng cách cho sinh viên “memo” (ghi chú lại). Giáo viên có thể cho sinh viên hệ thống lại các số từ theo bảng sau:

STT Đồ, vật Người Đồ mỏng như giấy,

đĩa…

1 Hitotsu ひとつ Hitori ひとり Ichi mai いちまい

2 Futatsu ふたつ Futari ふたり Ni mai にまい

3 Mittsu みっつ San nin さんにん San mai さんまい

4 Yottsu よっつ Yo nin よにん Yon mai よんまい

5 Itsutsu いつつ Go nin ごにん Go mai ごまい

6 Muttsu むっつ Roku nin ろくにん Roku mai ろくまい

7 Nanatsu ななつ Nana nin ななにん

Shichi nin しちにん

Nana mai ななまい

8 Yattsu やっつ Hachi nin はちにん Hachi mai はちまい

9 Kokonotsu ここのつ Kyu nin きゅうにん Kyu mai きゅうまい

10 Tou とお Juu nin じゅうにん Juu mai じゅうまい

STT Xe cộ, máy móc Số lần Tầng nhà

1 Ichi dai いちだい Ik kai いっかい Ik kai いっかい

2 Ni dai にだい Ni kai にかい Ni kai にかい

3 San dai さんだい San kai さんかい San kai さんがい

4 Yon dai よんだい Yon kai よんかい Yon kai よんかい

5 Go dai ごだい Go kai ごかい Go kai ごかい

6 Roku dai ろくだい Rok kai ろっかい Rok kai ろっかい

7 Nana dai ななだい Nana kai ななかい Nana kai ななかい

8 Hachi dai はちだい Hak kai はっかい Hak kai はっかい

9 Kyu dai きゅうだい Kyu kai きゅうかい Kyu kai きゅうかい

10 Juu dai じゅうだい Juk kai じゅっかい Juk kai じゅっかい

? Nan dai なんだい Nan kai なんかい Nan kai なんがい

STT Thứ tự Tuổi Sách

1 Ichi ban いちばん Is sai いっさい Is satsu いっさつ

2 Ni ban にばん Ni sai にさい Ni satsu にさつ

3 San ban さんばん San sai さんさい San satsu さんさつ

4 Yon ban よんばん Yon sai よんさい Yon satsu よんさつ

5 Go ban ごばん Go sai ごさい Go satsu ごさつ

6 Roku ban ろくばん Roku sai ろくさい Roku satsu ろくさつ

7 Nana ban ななばん Nana sai ななさい Nana satsu ななさつ

8 Hachi ban はちばん Has sai はっさい Has satsu はっさつ

10 Juu ban じゅうばん Jus sai じゅっさい Jus satsu じゅっさつ

? Nan ban なんばん Nan sai なんさい Nan satsu なんさつ

STT Đồ nhỏ như trứng, quả cam, … Đồ uống đựng trong chén, cốc Đồ dài như bút chì, chai… 1 Ik ko いっこ Ip pai いっぱい Ip pon いっぽん 2 Ni ko にこ Ni hai にはい Ni hon にほん

3 San ko さんこ San bai さんばい San bon さんぼん

4 Yon ko よんこ Yon hai よんはい Yon hon よんほん

5 Go ko ごこ Go hai ごはい Go hon ごほん

6 Rok ko ろっこ Rop pai ろっぱい Rop pon ろっぽん

7 Nana ko ななこ Nana hai ななはい Nana hon ななほん

8 Has ko はっこ Hap pai はっぱい Hap pon はっぽん

9 Kyu ko きゅうこ Kyu hai きゅうはい Kyu hon きゅうほん

10 Jus ko じゅっこ Jup pai じゅっぱい Jup pon じゅっぽん

? Nan ko なんこ Nan bai なんばい Nan bon なんぼん

Theo nhận xét của sinh viên, các số từ trong sách minna no nihongo (tiếng Nhật dành cho mọi người), vẫn chưa đầy đủ nên khi dạy giáo viên nên bổ sung thêm các số

từ cần thiết. Ví dụ trong giáo trình chỉ đưa ra cách đếm các đồ vật nói chung la “tsu”, nhưng trong cách đếm ấy còn phân ra đếm sách vở, tạp chí là “satsu”, đếm ly, cốc, chén là “hai”, đếm những vật vừa tròn, dài là “hon”… ngoài ra còn thiếu cách đếm các con vật là “hiki”.

Các đơn vị đếm quả thực rất nhiều, nên các giáo viên trong khi dạy cần phân loại cho sinh viên dễ nhớ, đồng thời giáo viên lựa chọn những phương pháp dạy sao cho phù hợp với sinh viên, nên dùng nhiều hình thức minh họa cho sinh viên dễ hiểu.

Giáo viên làm cách nào đó phải có sự kết hợp hài hòa giữa phương pháp dạy số từ theo kiểu truyền thống và kiểu hiện đại, để giờ học vừa hấp dẫn, vừa thú vị và đạt hiệu quả

cao. Các giáo viên trong trường có thể cùng nhau thảo luận và làm bộ tranh ảnh phục vụ cho việc dạy số từ cũng như dạy những mẫu ngữ pháp khác. Như thế các giáo viên sẽ có sự thống nhất trong việc dạy số từ nói chung. Điều quan trọng cuối cùng là các giáo viên làm thế nào để giúp người học có thể nghe, nói và hiểu tiếng Nhật một cách lưu loát.

KT LUN

Sẽ chẳng có gì mới khi nói rằng, dạy học vừa là một khoa học vừa là một nghệ

thuật. Các nhà nghiên cứu về giáo dục sẽ không bao giờ có đủ khả năng định ra các phương pháp dạy học phù hợp với mọi học sinh và mọi lớp học. Điều tốt nhất mà các nhà nghiên cứu có thể mang lại là cho chúng ta biết phương pháp dạy học nào có nhiều khả năng nhất để thực sự có hiệu quả với các học sinh. Mỗi giáo viên phải tự xây dựng phương pháp dạy học cụ thể

cho học sinh của mình tại thời điểm thích hợp. Trong quá trình dạy tiếng Nhật cũng thế, không có một phương pháp nào chuẩn nhất để áp dụng chung cho toàn bộ việc dạy tiếng Nhật. Bởi

Một phần của tài liệu Đề tài tìm hiểu số từ trong tiếng nhật và phương pháp giảng dạy số từ (Trang 42 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)