Mỗi phương pháp dạy học truyền thống hay hiện đại cũng đều có những đặc
điểm, ưu thế và nhược điểm riêng. Nội dung bài dạy theo phương pháp truyền thống có tính hệ thống, tính logic cao. Song quá đề cao người dạy nên trong giờ học, học sinh dễ
rơi vào tình trạng thụ động tiếp thu kiến thức, giờ dạy dễđơn điệu, buồn tẻ, kiến thức thiên về lý luận, ít chú ý đến kỹ năng thực hành của người học. Phương pháp dạy học hiện đại có thểđược hiểu là phương pháp lấy người học làm trung tâm; khơi dậy lòng tích cực, chủ động sáng tạo của người học. Sử dụng phương pháp dạy học hiện đại sẽ
tạo được mối quan hệ thầy trò gần gũi, gợi mở, tạo được không khí lớp học vui vẻ hơn. Tuy nhiên phương pháp dạy học hiện đại cũng có những mặt trái của nó. Đó là khi giáo viên chưa nhận thức được đầy đủ về tác dụng của các phương tiện và chưa biết sử dụng nhuần nhuyễn các phương tiện hiện đại. Chẳng hạn khi trình chiếu Powerpoint, giáo viên đưa quá nhiều chữ lên sline, hoặc trình chiếu quá nhanh, học sinh không kịp ghi chép lại, nên khó nắm bắt được nội dung bài học. Dù phương tiện hiện đại hay truyền thống thì phương tiện nào cũng chỉ là công cụ hỗ trợ trong tiết học trên lớp, nhằm làm sáng tỏ những điều cần trình bày của giáo viên và trực quan hóa nội dung bài giảng, giúp học sinh tiếp thu dễ dàng và tham gia học tập một cách chủ động tích cực. Mỗi phương pháp có những giá trị riêng, vấn đề quan trọng là người dạy phải biết lựa chọn phương pháp nào phù hợp với nội dung và đối tượng học để phát huy hiệu quả bài giảng một cách cao nhất. Chính vì thế giáo viên phải biết cách kết hợp một cách hài hòa giữa phương pháp truyền thống và hiện đại.
Người ta thống kê rằng: “Nếu chỉ có đọc thì người học chỉ nhớ được 10%, chỉ
có nghe thôi thì khả năng tiếp thu được 20%, cả nghe và nhìn tiếp thu được 50%, nếu
được trình bày thì khả năng nhớ có thể lên đến 70%. Đặc biệt nếu được kết hợp cả
nghe, đọc, nghiên cứu, tự trình bày thì mức độ nhớ lên đến 90%” [27]. Nhất là trong học ngoại ngữ cần phải kết hợp các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết thì việc học mới đạt hiệu quả cao. Trong việc dạy số từ cũng thế, cách đếm các loại số từ rất nhiều, đặc biệt các trường hợp biến âm vô cùng phức tạp, khiến học sinh thường nhầm lẫn. Chính vì thế giáo viên cần phải biết kết hợp các phương pháp sao cho việc học số từ dễ nhớ và
đạt hiệu quả cao.
Giáo viên có thể khơi gợi tính sáng tạo của học sinh bằng cách cho học sinh chuẩn bị, tìm hiểu, tra cứu và học thuộc các số từ ở nhà. Lên lớp giáo viên cho sinh viên phát biểu về từng loại số từ và cho sinh viên đếm lại từng loại số từ. Giáo viên có thể bật nhạc có các số từ và cho sinh viên luyện tập đếm theo nhạc nhiều lần. Như thế
học sinh sẽ dễ nhớ các số từ hơn. Tiếp tục giáo viên đi vào các bước cụ thể:
- Dẫn nhập: Giáo viên có thể dùng tranh ảnh, vật thật, hoặc trình chiếu những hình ảnh của các loại số từ và dẫn nhập vào bài.