Thị trường cạnh tranh

Một phần của tài liệu Đề tài NGHỆ THUẬT làm PHIM HOẠT HÌNH NHẬT BẢN(ANIME) (Trang 38 - 42)

5. Những đóng góp của đề tài

3.3.4. Thị trường cạnh tranh

Hiện nay anime Nhật Bản đang phát triển rất mạnh, mỗi năm mang lại một nguồn kim ngạch lớn cho nền kinh tế Nhật Bản. Tuy nhiên cũng như với bất cứ

nền công nghiệp nào trên thế giới, anime Nhật Bản đôi khi cũng gặp rất nhiều khó khăn trong việc giành chổ đứng trên thị trường phim hoạt hình thế giới. Để đối phó với tình hình cạnh tranh như hiện nay, Nhật Bản đang từng bước giải quyết những vấn đề khó khăn trước mắt, đưa anime lên một tầm cao mới.

Trước tiên, để đối phó với tình trạng khủng hoảng nhân công và bản quyền (Đang là mối đe dọa đối với nên công nghiệp anime). Truyền hình Tokyo đã cho hợp tác với nhiều Website chẳng hạn như Grunchycroll – trang chia sẽ hình ảnh anime nổi tiếng có trụ sở Sanfracisco, với mong muốn bán được những phim hoạt hình anime thông qua nhưng kênh truyền hình và những Website được đặt tại nước ngoài. Ngoài ra họ còn cung cấp những băng hình chất lượng cao có kèm cả phụ đề với giá rẻ nhằm nổ lực tạo ra kênh phân phối hợp pháp giữa nhà sản xuất phim hoạt hình và người yêu anime tại nước ngoài.

Hơn nữa các nhà sản xuất anime nghĩ rằng, phim anime ngày nay không còn là sản phẩm miễn phí như trước nữa. Đó là sản phẩm của quá trình lao động miệt mài và đầu tư kinh phí. Và họ không thể tiếp tục đầu tư những sản phẩm có chất lượng cao mà không có sự trợ giúp từ phía người hâm mộ. Bởi vậy bằng nhiều cách khác nhau họ bán các phiên bản DVD và truyện cười trên mạng từ đó xây dựng được nhiều mạng lưới kinh doanh hiệu quả.

Tuy nhiên một số khó khăn như khủng hoảng tài chính đã tác động không nhỏ đến chi phí sản xuất, gây áp lực nặng nề cho nhà đầu tư, đạo diễn sản xuất...Cùng với sự bùng nổ của nhưng bộ phim hoạt hình chỉ dành cho người lớn (Có những cảnh bạo lực và Sex) được phát sóng lúc đêm khuya đã gây sụt giảm về số lượng khán giả và gây khó khăn cho việc quảng cáo, phát triển nhân vật cũng như các trao đổi thương mại của những sản phẩm có liên quan đến anime.

Để thu hút sự chú ý của người hâm mộ, những cuốn tạp chí anime được phát hành hàng tuần, những cuốn tạp chí này giới thiêụ về những bộ anime nổi tiếng sắp được phát hành hoặc đã được bày bán. Trong đó có nhưng bài viết tóm lược về kịch bản, câu đố trắc nghiệm sự hiểu biết của người hâm mộ về anime, những bài phỏng vấn đạo diễn, diễn viên lồng tiếng, ca sĩ... đến cả tính cách, đặc trưng, sở thích của các nhân vật xuất hiện trong phim anime. Hầu hết tất cả những gì có liên quan đến anime đều xuất hiện trong những cuốn tạp chí dạng này (すごいア

ニメ). Qua đây ta có thể biết rằng nền công nghiệp anime luôn tìm mọi cách để đi đến gần khán giả ở nhiều nơi trên thế giới hơn. Từ đó suy nghĩ anime không còn đơn thuần là loại hình giải trí mà là đại biểu cho nền văn hóa Nhật Bản luôn tìm mọi cơ hội để có thể hội nhập vào nền văn hóa chung thế giới.

Không những sản xuất ra những bộ phim hoạt hình hấp dẫn, gây được tiếng vang lớn, ngay sau khi những bộ phim được hoàn thành, bước kế tiếp là làm cho bộ phim có thể chiếm lĩnh thị trường, để có thể phát triển trong thời đại mà nền công nghiệp hoạt hình phát triển nhanh song song cùng với các ngành công nghiệp khác và cũng không ít đối thủ cạnh tranh như các nước Âu Mỹ và nhưng nước mới nổi lên sau này như Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ..Họ đã nghĩ ra phương pháp sáng tạo mới vừa có thể tạo sự ảnh hưởng của bộ phim vừa có thể duy trì nguồn lợi nhuận từ đây.

Ta có thể thấy được một nhân vật hoạt hình ra đời, người ta đánh giá cao vai trò của người họa sĩ hơn là đạo diễn, thực tế thì họa sĩ phim hoạt hình thường kiêm luôn cả vai trò của người đạo diễn. Họ không chỉ là người tạo ra mô hình nhân vật, mà còn là người thổi hồn cho nhân vật, các nhà sản xuất chỉ đảm nhiệm các khâu kỹ thuật và chiến dịch quảng cáo cho đầu ra.

Không chỉ sản xuất phim hoạt hình và đơn giản là tung ra thị trường. Sau khi các bộ phim hoạt hình được công chiếu rộng rãi, gây chú ý cho người xem, tạo dấu ấn trong lòng người hâm mộ thì người ta sẽ nghĩ ngay đến hình thức nhượng quyền nhân vật. Nhượng quyền nhân vật là ngành kinh doanh đang phát triển tại Nhật Bản, ước tính doanh thu sản phẩm được nhượng quyền hàng năm lên đến hơn 100 tỉ. Tại Việt Nam, một số công ty đã phát triển loại hình kinh doanh này.

Những nhân vật này lúc đầu xuất phát từ truyện tranh, sau đó phát triển lên phim hoạt hình, được chiếu trên rạp. Những nhân vật hoạt hình luôn được làm mới, để theo kịp xu hướng thị trường và tạo tạo sự mới mẻ cho sản phẩm đang mang hình ảnh của nhân vật được nhường quyền. Chẳng hạn như hình ảnh của nhân vật trong những phim hoạt hình nổi tiếng như Pokemon, Doraemon...luôn được làm mới trong suốt nhiều năm qua. Những hình ảnh thân thuộc của các nhân vật thường được kết nối với những vật dụng thiết yếu hàng ngày của con

người, từ mũ nón, xâu móc chìa khóa, hộp bút, dụng cụ văn phòng, giỏ sách đeo vai hoặc li, cốc...

Và để có nhân vật có thể nhượng quyền được, những nhà sáng tạo nhân vật ngay từ đầu cần phải tô đậm được những đặc tính nhân vật sau này có thể bổ trợ cho cho sản phẩm được nhượng quyền, nhân vật phải có đời sống riêng và phát triển qua những câu chuyện. Những câu chuyện này được kể qua những tập truyện tranh, show truyền hình giải trí, cộng với sự hổ trợ của các trang Web và Game hấp dẫn. Bởi vậy nên doanh nghiệp nhận được nhượng quyền nhân vật và công ty sản xuất phim hoạt hình sẽ tạo mối quan hệ qua lại với nhau, doanh nghiệp sẽ đầu tư kinh phí, công ty sản xuất phim hoạt hình sẽ có nhiệm vụ phát triển nhân vật tốt hơn. Đây là giải pháp tốt để có thể phát triển hình ảnh phim hoạt hình nước ta đến gần với công chúng hơn. Ngoài ra đây còn là giải pháp kinh tế cho tình hình thiếu hụt kinh phí cho việc sản xuất phim hoạt hình nước ta hiện nay.

Vì vậy một số công ty ở Việt Nam đã bắt đầu đi theo hướng này. Nhóm họa sĩ McKids là một thí dụ. Họ đã phát triển nhân vật Cảnh sát trưởng tí hon. Các nhân vật trong truyện tranh khá gần gũi với học sinh cấp 1 nhưng vẫn mang tính hấp dẫn, tưởng tượng. Nhân vật cảnh sát trưởng tí hon (Bim), cùng với hai người bạn học là Lity, Tun và chú chó Dingo luôn phá những vụ án theo kiểu học sinh, lúc thì ở trường, cắm trại hoặc ở khu phố. Theo Ông Nguyễn Phương Thụy, trưởng nhóm hoa sĩ McKids cho biết họ sẽ không chỉ dừng lại ở việc phát triển nhân vật trong nước mà còn muốn đưa nhân vật cảnh sát trưởng – Bim ra khỏi Việt Nam và giới thiệu với bạn bè trên thế giới để có thêm cơ hội tiếp cận và nhượng quyền nhân vật. Vừa qua nhân vật Bim đã được Quỹ phòng chống thương vong Châu Á (AIP) chọn làm đại sứ thiện chí tại Việt Nam và các nước trong khu vực nhằm giáo dục học sinh cấp I đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. Đây là kết quả tốt trong việc xây dựng thương hiệu cho nhân vật phim hoạt hình Việt Nam. Nếu như chúng ta biết cách đầu tư xây dựng nhân vật một cách tỉ mỉ thì không chỉ chiếm lĩnh thị trường, cạnh tranh với những bộ phim anime, cartoon đang phát triển mạnh mẽ trong nước, mà ta còn có thể thu nguồn lợi nhuận từ việc nhượng quyền nhân vật.

Một phần của tài liệu Đề tài NGHỆ THUẬT làm PHIM HOẠT HÌNH NHẬT BẢN(ANIME) (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)