0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Vấn đề nhân lự c

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI NGHỆ THUẬT LÀM PHIM HOẠT HÌNH NHẬT BẢN(ANIME) (Trang 33 -33 )

5. Những đóng góp của đề tài

3.2.4. Vấn đề nhân lự c

Một vấn đề thiếu hụt hiện nay cho việc sản xuất phim hoạt hình chính là người thực hiện kịch bản, hay còn gọi là những họa viên. Hiện nay ở Việt Nam có khá nhiều họa viên tài năng, nhưng họ chỉ mới dùng tài năng của mình trong việc sáng tác các tác phẩm theo đơn đặt hàng của nước ngoài, còn tạo hình nhân vật cho phim hoạt hình Việt Nam thì còn rất cầm chừng. Để làm được một phim có có thời lượng ngắn mà có được ý tưởng và ngôn ngữ điện ảnh tốt như các phim “Xe đạp”, “Xe đạp và Ô tô” (kịch bản Sông Đông, đạo diễn Phương Hoa) hay”Cuộc sống” (kịch bản và đạo diễn Hà Bắc) cách đây vài năm không phải là điều dễ. Người làm phim luôn mong muốn có những kịch bản nhiều tập, thật hay, thật hấp dẫn để tạo cơ hội cho họ được thỏa sức trong việc thể hiện ý tưởng, đặt biệt khi công nghệ số đã tạo điều kiện rất nhiều để biểu đạt cho ngôn ngữ hoạt hình mỗi ngày thêm sống động.

Một mặt, phần lớn đội ngũ làm phim hoạt hình của chúng ta chưa có nhiều điều kiện để tiếp cận và học hỏi nền điện ảnh tiên tiến trên thế giới, vì vậy dù chúng ta có máy móc tốt, có nhà xưởng khang trang nhưng chưa có những họa viên được đào tạo thật tốt thì vẫn khó để có thể tạo ra những tác phẩm thật tốt.

Thu nhập cũng là một trở ngại lớn đối với các họa viên, nếu có thu nhập ổn định xứng đáng với những nổ lực họ bỏ ra họ có thể yên tâm sáng tạo với công việc mà họ yêu thích. Không ít họa sĩ có tài thực sự nhưng không chịu được thu nhập thấp của công việc làm phim hoạt hình nên đành từ bỏ đam mê theo đuổi công việc khác. Bên cạnh đó, nhiều người có tâm huyết nhưng lại chưa gặp được môi trường đúng ý để thỏa sức sáng tạo với tài năng của mình.Vì vậy, thay vì làm phim hoạt hình, họ chuyển sang làm game, clip quảng cáo hoặc kiến trúc để đảm bảo cuộc sống được tốt hơn.

Theo ông Phạm Quốc Khánh – Phó giám đốc phụ trách sản xuất phụ trách hãng phim hoạt hình Việt Nam nhận xét: “ Khả năng thì có, nhưng cơ chế đãi ngộ, đào tạo, điều kiện, môi trường làm việc không khuyến khích được nghệ sĩ. Lương của họ chỉ từ 800.000 ngàn đến 1 triệu đồng/tháng. Trong khi đó họ lại có thể kiếm tiền dể dàng hơn nhiều ở những Gallery. Đào tạo thì theo kiểu tự truyền nghề. Ngay cả trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh cũng không đào tạo làm phim hoạt hình. Hồi xưa, khoảng 70% những người làm phim hoạt hình được đào tạo ở nước ngoài thì bây giờ là 0%”14. Bởi vậy, do thiếu trường lớp đào tạo chuyên nghiệp và nhiều yếu tố kể trên đã ảnh hưởng lớn đến tính chuyên nghiệp của khâu tổ chức không cao, chất lượng vẫn chưa được tốt. Nền điện ảnh hướng về phim hoạt hình cho thiếu nhi vẫn còn đang phát triển chậm.

3.3. Những kinh nghiệm đúc kết từ phim anime Nhật Bản 3.3.1. Vấn đề kỹ thuật

Anime vốn là loại hình nghệ thuật phát triển ra đời sau thể loại phim hoạt hình phương tây, nhờ đó mà anime Nhật Bản đã học hỏi được không ít những thành tựu vược bật từ phim hoạt hình phương Tây, tuy nhiên trong quá trình phát triển đó cũng gặp không ít khó khăn trong việc cạnh tranh thị trường và người hâm mộ. Điều này cũng giống như truyện tranh Việt Nam hiện đang bị ảnh hưởng từ nội dung cho đến nét vẽ từ manga Nhật Bản, anime cũng vậy trước đây cũng chịu rất nhiều ảnh hưởng từ phim hoạt hình phương tây, đặt biệt là phim hoạt hình của Walt Disney.

Tuy nhiên đó là chính là cơ hội cho những họa sĩ người Nhật có điều kiện tiếp xúc, học hỏi, từ đó đã thoát ra khỏi cái bóng ban đầu của phim hoạt hình phương tây, anime Nhật Bản ngày càng phát triển, có một chỗ đứng riêng, vững chắc và một phong cách hoàn toàn khác với hoạt hình của các nước phương Tây. Dù hoạt hình phương tây luôn áp dụng kỹ thuật số vào những bộ phim được làm hoàn toàn bằng máy tính thì anime lại phát triển theo một chiều hướng sáng tạo khác. Họ vẫn xem trọng cây bút chì như một đại biểu của nghệ thuật truyền thống kết hợp với kỹ thuật hiện đại, với những phần mềm chuyên dụng, anime Nhật Bản đã chứng tỏ được vị trí của mình trong lòng người hâm mộ.

14Nguồn:http://vietbao.vn/Van-hoa/Phim-hoat-hinh-Viet-Nam-Nhung-giac-mo-dang- do/45123494/181/17.06.2010)

Đến với anime Nhật Bản hẳn ai cũng biết đến đạo diễn tài năng nổi tiếng Hayao Miyazaki đạo diễn anime nổi tiếng Nhật Bản qua những nét vẽ tay độc đáo của mình đã làm nên sự nghiệp của ông và để lại dấu ấn độc đáo cùng với phong cách sáng tạo trong lòng người hâm mộ. Những tác phẩm nổi tiếng như “Princess Mononoke” và “Spirited Away” đều được ông sử dụng CG (Computer graphics) - Hình ảnh được tạo từ máy tính để tạo những hiệu ứng khác nhau, trong những tác phẩm của ông đã thể hiện sự sáng tạo cân bằng giữa cây bút chì và máy tính, sử dụng sự linh hoạt và uyển chuyển của nét vẽ tay và kỹ thuật máy tính đễ dẫn dắt câu chuyện, trong tác phẩm của ông ta cảm nhận được nét cổ điển truyền thống và hơi thở của hiện đại.

Ngày nay ngoài lối kết hợp vừa truyền thống xen lẫn hiện đại trong sản xuất anime thì vẫn có những đạo diễn đi theo phong cách mới, sử dụng những kỹ thuật hiện đại trên máy tính, nhờ những những ứng dụng của phần mềm này mà người ta có thể thực hiện phim trong thời gian ngắn. Theo Giáo sư Mitsuru Kaneko của Đại học Công nghệ Tokyo-Nhật Bản, nơi có nhiều trung tâm nghiên cứu ứng dụng CNTT vào phim hoạt hình cho biết: “Trước đây, để làm mỗi tuần một phim hoạt hình có độ dài 30 phút, cần phải huy động khoảng 400 người. Thế nhưng khi có thể tự động hóa nhờ máy tính thì chỉ cần có 50 người”.15

Công nghệ thông tin đã cung cấp cho ngành công nghiệp phim hoạt hình ngày nay một công cụ hữu dụng. Phần lớn giai đoạn và công sức trong quy trình sản xuất vốn được dành cho giai đoạn chuẩn bị bản vẽ. Thế nhưng khi đã xây dựng một hồ sơ tham số của một nhân vật trên màn hình máy tính thì người ta có thể thay đổi biểu cảm và tư thế của nhân vật chỉ bằng vài lệnh trên bàn phím. Máy tính đã loại trừ phần lớn phần việc vẽ bằng tay nên tiết kiệm được rất nhiều sức lao động. Họ đã có một lớp thế hệ họa sĩ lớn lên cùng với các phần mềm hoạt hình và có khả năng tự thể hiện sự sáng tạo bằng phương tiện mới. Ngày nay, một hay hai họa sĩ có thể tự làm phim hoạt hình ngay trong phòng riêng của mình và đưa phim đi dự các liên hoan phim hay phát trên truyền hình. Ngoài ra ta còn có thể nghĩ đến nguồn thu từ những sản phẩm được nhượng quyền, các hãng phim hoạt hình có thể thu được nguồn lợi đáng kể từ các sản phẩm khác như búp

bê, đồ chơi, áo thun, vật dụng ..mang hình nhân vật trong phim, sau đó sẽ chuyển thành những DVD, các khoản doanh thu này vượt cả doanh thu từ tiền bán vé.

Với sự quan tâm hoạt hình của các em thiếu nhi, kéo theo sự chú ý của các bặc phụ huynh, sau khi xem họ cảm thấy thích thú và họ sẽ đưa con em mình đến rạp xem phim hay mua hoặc thuê đĩa phim hoạt hình DVD..Thế hệ trẻ ngày nay cũng đã quen với phim hoạt hình 3D qua những trò chơi trên máy tính, thanh thiếu niên ngày nay thích và quan tâm nhiều hơn tới hình ảnh đồ họa 3D điều đó đã làm cho những trò chơi điện tử phổ biến hình ảnh 3D qua các máy chơi game PlayStation, GameBoy...và từ đó giới trẻ hưởng ứng phim hoạt hình 3D bằng máy vi tính rất nhiệt tình.

3.3.2. Sáng tác kịch bản

Các nhân vật chính trong một số anime rất đặc biệt, thường là những thân phận bình thường, ít có tư chất “anh hùng” hay tư chất hơn người. Họ thường là các cô bé gái nhỏ nhưng có tinh thần mạnh mẽ và không chịu bỏ cuộc, vì bảo vệ những thứ rất quan trọng của mình mà cố gằng hết sức để vượt qua thử thách. Chẳng hạn như tác phẩm “Người bạn hàng xóm Tottoro” chỉ mới mười tuổi phải vượt qua quảng đường rất dài để tìm em gái.

Bên cạnh các nhân vật chính các nhân vật phụ trong phim cũng được chau chuốt cẩn thận, thường mang một ý nghĩa hay một biểu tượng nào đó đóng vai trò là tác nhân gây ra những xung đột và thúc đẩy câu chuyện phát triển. Điều lí thú ở đây là các nhân vật phụ trong phim đều không có thực chúng được đạo diễn mượn từ truyền thuyết chỉ có trong tưởng tượng. Một ví dụ điển hình như “Vô diện” một bóng ma đeo mặt nạ khá thú vị trong Spirted Away chính là mặt nạ được dùng rất phổ biến trong kịch Nô (Một loại kịch truyền thống của Nhật) hay Tottoro – một con ma trong truyền thuyết được thể hiện dưới hình dạng con thú nửa sóc nửa mèo rất dễ thương...tất cả đã được kết hợp tài tình tạo nên một không gian thần kỳ và đầy màu sắc, thể hiện trí tưởng tượng thiên tài của các đạo diễn Nhật Bản.

Hơn nữa đối với một quốc gia xem trọng phim hoạt hình như Nhật Bản, nếu như muốn tìm hiểu về văn hóa Nhật Bản thông qua gián tiếp, ta có thể học thông qua những bộ phim anime, đã được thể hiện rất rõ trong cuôc sống và con người của xứ sở hoa anh đào này. Trong anime, có rất nhiều tác phẩm nghiêng về thể loại tình cảm gia đình, các vấn đề môi trường luôn được quan tâm hàng đầu, những thông điệp và hình ảnh của nan phá rừng, hủy hoại môi trường của con người (công chúa mononoke- những vị thần nổi giận, các linh hồn cây than khóc, hay hình ảnh vị thần sông hôi thối trong tác phẩm Sprited Away đã nói lên điều đó).

Gần đây một số nhà làm phim hoạt hình Việt Nam đã bắt đầu ý thức được điều này. Cùng với công cuộc xã hội hóa điện ảnh, những bộ phim hoạt hình dài tập cùng với hệ thống nhân vật xuyên suốt đã được thực hiện như phim Tít và Mít, Hiệp sĩ trán dô...cũng đã cố gắng tiếp cận được với những vấn đề trong cuộc sống. Không chỉ có dấu ấn dân tộc, có đồng ruộng, có trâu, có nón lá... mà còn khắc họa đời sống của những con người hiện nay. Nếu như nhân vật Tít và Mít vẽ lên cả một thế giới trẻ thơ với những suy nghĩ và ứng xử đời thường, những bài học rút ra lỗi lầm từ tình huống hài hước trong ngày khai giảng, buổi cắm trại, thi nấu cơm..thì tác phẩm “Hiệp sĩ trán dô” lại đề cập đến nạn trộm cắp, thanh toán lẫn nhau, và cả những ám ảnh hiện tại, ma túy..Mặc dù có nhiều chi tiết còn hơi ngô nghê nhưng chúng ta hoàn toàn có cơ sở để hy vọng vào sự phát triển của phim hoạt hình Việt Nam.

3.3.3. Vấn đề nhân lực

Nhật Bản được biết đến như là nơi sinh ra những thiên tài truyện tranh nổi tiếng, và cũng là nơi sản sinh ra những bộ phim hoạt hình anime vừa đẹp, nội dung lại rất thu hút người hâm mộ. Dẫn chứng là nguồn doanh thu lớn từ việc công chiếu anime ở khắp các nước trên thế giới. Các bộ phim anime này được tôn vinh tại các liên hoan phim quốc tế có uy tín và được chính phủ Nhật Bản coi như một trong những ngành xuất khẩu đem lại nguồn thu lớn cho ngân sách.

Để có được những thành công như ngày hôm nay, phải kể đến sự nỗ lực và sáng tạo của những đạo diễn anime Nhật Bản, họ đã biết vận dụng những ưu thể vốn có của Nhật Bản, từ đó tạo dựng được bước đột phá riêng cho sự nghiệp. Tại

Nhật Bản, các họa sĩ truyện tranh, đạo diễn anime được tạo nhiều điều kiện tự do sáng tạo theo ý riêng của bản thân, không giống như những đạo diễn đồng nghiệp ở Mỹ, trong quá trình sản xuất thường bị ảnh hưởng bởi hội đồng tài trợ (Những người đứng đầu trong việc quyết định kinh phí đầu tư). Các đạo diễn Nhật sau khi được giao nhiệm vụ đạo diễn, hầu như đều nắm hết mọi quyền hành từ kịch bản đến phát hành. Nhờ vậy vai trò đạo diễn cũng được tăng lên.

Ngoài ra tại Nhật Bản, những thanh thiếu niên đang sống trong một môi trường thuận lợi để có nhiều cơ hội để trở thành những họa sĩ, đạo diễn anime nổi tiếng. Với các trường từ trung cấp đến đại học, hoặc cao hơn nữa là các học viện chuyên nghiên cứu về anime chẳng hạn như trường chuyên đào tạo làm phim

hoạt hình Osaka (大阪アニメーションカレッジ専門学校) hoặc học viện công

nghệ Tokyo khoa sản xuất anime (アニメーション科東京工学院専門学校).

Bởi vậy họ có cơ hội học học hỏi nhiều hơn so với những đồng nghiệp của mình tại những đất nước khác, chẳng hạn như các nước đang phát triển.

Sau thành quả làm việc nỗ lực làm việc cật lực, thứ mà các đạo diễn anime nhận được là danh tiếng và thu nhập. Những đạo diễn nổi tiếng luôn kiếm được rất nhiều tiền và tên tuổi luôn được mọi người biết đến. Từ đó đã ăn sâu vào suy nghĩ các thanh thiếu niên Nhật Bản, tạo động lực cho các cho các lớp đàn em học hỏi, noi theo. Họ sử dụng đôi bàn tay khéo léo cùng với óc sáng tạo để kiếm sống với giấc mơ mong một ngày nào đó có thể đổi đời, tên tuổi được mọi người biết đến như các đàn anh.

Thành công của anime Nhật Bản là do sự cống hiến hết mình của các họa sĩ và đạo diễn phim hoạt hình anime đã biết cách tận dụng năng lực và óc sáng tạo của bản thân. Các nhà làm phim này hiểu rằng với hoạt hình họ có thể làm nhiều thứ hơn là đơn thuần làm phim giải trí cho trẻ em. Họ có nhiều cơ hội để trải nghiệm và học hỏi từ các bậc đàn anh. Chính sự trải nghiệm đã khiến anime trở nên thu hút hơn. Và nhờ đó tạo được ảnh hưởng lớn trong ngành phim hoạt hình giải trí trên toàn thế giới.

3.3.4. Thị trường cạnh tranh

Hiện nay anime Nhật Bản đang phát triển rất mạnh, mỗi năm mang lại một nguồn kim ngạch lớn cho nền kinh tế Nhật Bản. Tuy nhiên cũng như với bất cứ

nền công nghiệp nào trên thế giới, anime Nhật Bản đôi khi cũng gặp rất nhiều khó khăn trong việc giành chổ đứng trên thị trường phim hoạt hình thế giới. Để đối phó với tình hình cạnh tranh như hiện nay, Nhật Bản đang từng bước giải quyết những vấn đề khó khăn trước mắt, đưa anime lên một tầm cao mới.

Trước tiên, để đối phó với tình trạng khủng hoảng nhân công và bản quyền (Đang là mối đe dọa đối với nên công nghiệp anime). Truyền hình Tokyo đã cho hợp tác với nhiều Website chẳng hạn như Grunchycroll – trang chia sẽ hình ảnh anime nổi tiếng có trụ sở Sanfracisco, với mong muốn bán được những phim hoạt hình anime thông qua nhưng kênh truyền hình và những Website được đặt tại nước ngoài. Ngoài ra họ còn cung cấp những băng hình chất lượng cao có kèm cả phụ đề với giá rẻ nhằm nổ lực tạo ra kênh phân phối hợp pháp giữa nhà sản xuất phim hoạt hình và người yêu anime tại nước ngoài.

Hơn nữa các nhà sản xuất anime nghĩ rằng, phim anime ngày nay không còn là sản phẩm miễn phí như trước nữa. Đó là sản phẩm của quá trình lao động miệt mài và đầu tư kinh phí. Và họ không thể tiếp tục đầu tư những sản phẩm có chất lượng cao mà không có sự trợ giúp từ phía người hâm mộ. Bởi vậy bằng nhiều cách khác nhau họ bán các phiên bản DVD và truyện cười trên mạng từ đó xây dựng được nhiều mạng lưới kinh doanh hiệu quả.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI NGHỆ THUẬT LÀM PHIM HOẠT HÌNH NHẬT BẢN(ANIME) (Trang 33 -33 )

×