C. Nợ xấu 22 D Lợi nhuận
c Cá biện pháp khá:
Gởi “ Thư Cảm Ơn “đến khách hàng DN khi lần đầu sử dụng các dịch vụ của Ngân hàng.
Gởi “Thứ Chúc Mừng “ nhân ngày thành lập DN, lễ, tết, giáng sinh,…
Gởi “Thư Ngỏ “ khi Ngân hàng có các chính sách khuyến mãi, tăng lãi suất huy động, phát hành miễm phí thẻ ATM,…
Lưu ý: có thể gởi thư trực tíếp hay gián tiếp bằng thư điện tủ(email)
Đây là một việc làm rất nhỏ nhặt, ít tốn chi phí nhưng thể hiện sự quan tâm sâu sắc đến khách hàng, xem khách hàng là người thân của Ngân hàng, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng khách hàng.
3.4. Kiến nghị:
3.4.1, Với nhà nước và các sở ngành có liên quan
Nhà Nước cần hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật, đơn giản hoá thủ tục hành chính tạo môi trường thông thoáng thuận tiện cho hoạt động Ngân hàng phát triển. Nhà nước cần phải có những chính sách, biện pháp quản lý kinh tế vĩ mô nhằm đảm bảo tình hình kinh tế ổn định cho hoạt động của các doanh nghiệp, các Ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác.
Ngân hàng nhà nước phối hợp với Chính phủ cần xem xét, rà soát lại các văn bản liên quan đến hoạt động tín dụng đã ban hành, nhanh chóng phát hiện chỉnh sửa kịp thời những mâu thuẫn giữa các văn bản này, hoàn thiện, bổ sung các quy định văn bản pháp luật cho phù hợp tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tín dụng hoạt động kinh doanh.
Đề nghị Ngân hàng Nhà nướcquan tân trong việc xác lập nền tảng kinh doanh đúng pháp luật, đảm bảo công khai minh bạch giữa các tổ chức tín dụng. Tổ chức cung cấp thông tin kịp thời về tình hình kinh doanh tiền tệ tín dụng trên địa bàn nhằm ngăn ngừa rủi ro.
Nâng cao chất lượng thu thập, phân tích và dự báo thông tin của trung tâm thông tin tín dụng trực thuộc Ngân hàng Nhà nước (CIC) nhằm tạo thuận lợi cho các NHTM có thông tin đầy đủ và chính xác nhất về doanh nghiệp khi cho vay, có thêm cơ sở quyết định cho vay được an toàn hiệu quả.
3.4.2, Với Ngân hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam
Đề nghị BIDV Việt Nam hỗ trợ BIDV Đồng Nai trong việc tìm kiếm và xây dựng trụ sở Chi nhánh tại địa điểm mới. Tạo điều kiện mở rộng mạng lưới các phòng giao dịch tại các huyện như Nhơn Trạch, Trảng Bom, Thị xã Long Khánh…..
Các sản phẩm tín dụng bán lẻ còn chưa thực sự đa dạng và hấp dẫn. Đề nghị BIDV Việt Nam nghiên cứu phát triển các sản phẩm tín dụng bán lẻ, nghiên cứu sửa đổi cơ chế xét duyệt, cấp tín dụng bán lẻ: đơn giản và thông thoáng hơn.
Đề nghị BIDV Việt Nam nghiên cứu sửa đổi, tạo thêm một số chức năng trên hệ thống SIBS(bảng theo dõi nợ vay, tờ trình yêu cầu thu nợ…), liên kết hệ thống SIBS và hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ doanh nghiệp.
Hổ trợ Chi nhánh trong việc chuẩn bị nâng cấp phòng giao dịch Long Bình Tân trở thành Chi nhánh cấp bán lẻ.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Trên cơ sở lý luận chung về tín dụng Ngân hàng thương mại và đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng doanh nghịêp tại Ngân hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam Chi nhánh Tỉnh Đồng Nai, thành tựu hoạt động tín dụng giai đoạn 2004-2008 và mục tiêu đổi mới hoạt động tín dụng giai đoạn 2009-2012, người viết tiến hành xây dựng giải pháp phù hợp với hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại BIDV Đồng Nai. Mục tiêu của biện pháp là nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại BIDV Đồng Nai. Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu hạn chế cũng như có những giải pháp đòi hỏi cần phải có tập trung nghiên cứu xây dựng thành những đề án chi tiết riêng, nên một số giải pháp còn mang tính định hướng, mặc dù người viết đã rất nỗ lực để xây dựng các giải pháp có tính thực tiển và phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh tại BIDV Đồng Nai.
KẾT LUẬN ****** # " ****** ****** # " ******
Trong năm 2008 nền kinh tế thế giới bị khủng hoảng, kinh tế Việt Nam cũng bị ảnh hưởng, trên địa bàn Tỉnh thu hút nhiều Ngân hàng thương mại cổ phần và các tổ chức tín dụng cạnh tranh gay gắt. Trên cơ sở thực hiện mục tiêu và yêu cầu của đề tài, luận văn đã hoàn thành một số nội dung nghiên cứu sau:
Chương 1: Phân tích về mặt cơ sở lý luận về tín dụng của NHTM.
Chương 2: Thông qua việc phân tích các chỉ tiêu: huy động vốn, doanh số cho vay, dư nợ và nợ quá hạn, từ đó người viết nhận ra một số ưu điểm và hạn chế trong hoạt động tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại BIDV Đồng Nai.
Chương 3: Người viết đưa ra một số giải pháp thiết thực đóng góp cho Chi nhánh nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp.
Qua phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng tại BIDV Đồng Nai cho thấy hoạt động tín dụng luôn chiếm tỷ trọng rất cao trong hoạt động của Ngân hàng. Nó đã góp phần vào việc cung cấp nguồn vốn, bổ sung cũng như hỗ trợ vốn cho dân cư, các đơn vị kinh tế, đồng thời nó cũng tác động tích cực đến việc khai thác thế mạnh tiềm năng trong Tỉnh, thúc đẩy khả năng phát triển kinh tế, đưa kinh tế địa phương phát triển theo xu hướng chung của cả nước. Nhìn chung dư nợ vẫn tăng trưởng khá cao qua từng năm. Việc thực hiện chính sách tín dụng có chọn lọc trong những năm qua nhằm nâng cao hiệu quả vốn đầu tư của Ngân hàng. Ngân hàng phân loại đối tượng đầu tư, có sự sàng lọc khách hàng loại dần những khách hàng yếu kém về tài chính, từ đó Ngân hàng đã đầu tư vốn đúng đối tượng, các đơn vị vay vốn sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả nên có khả năng trả nợ và lãi kịp thời ít có nợ quá hạn.
Tổng tài sản của Ngân hàng tăng trưởng tăng trưởng rất tốt. Lợi nhuận của Ngân hàng luôn đạt ở mức cao và tăng trưởng liên tục, hiệu quả hoạt động của Ngân
hàng mà đặc biệt là hoạt động cấp tín dụng ngày càng tiến triển tốt đẹp nhờ sự nổ lực rất lớn của toàn thể cán bộ công nhân viên và sự lãnh đạo của Ban giám đốc BIDV Đồng Nai, đã và đang tạo được chỗ đứng trong hệ thống Ngân hàng BIDV nói riêng và hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung.
Do thời gian nghiên cứu và trình độ chuyên môn còn hạn chế nên đề tài không thể tránh được những thiếu sót. Em rất mong sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô, các cô chú, anh chị cán bộ nhân viên Ngân hàng để đề tài được hoàn thiện hơn.