Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu cách khai thác nội dung bài học

Một phần của tài liệu Phương pháp dạy Mỹ thuật - Phần 7 doc (Trang 30 - 33)

+ Hoạt động cá nhân, đọc thông tin của hoạt động để nắm được cách khai thác nội dung bài học

+ Hoạt động trên lớp, giáo viên trình bày nội dung thông tin, sinh viên ghi chép những ý chính.

31

Bạn hãy nêu tầm quan trọng của ĐDDH trong dạy học môn mĩ thuật? Trình bày cách khai thác nội dung bài dạy môn mĩ thuật?

8 Thông tin phản hồi cho hoạt động 1

Tầm quan trọng của ĐDDH trong dạy học môn mĩ thuật (xem thông tin của hoạt động).

Cách khai thác nội dung bài dạy môn mĩ thuật thuật (xem thông tin của hoạt động)

Hoạt động 2: Tìm hiểu cách soạn Kế hoạch bài dạy mĩ thuật ở trường tiểu học

Thời gian: 2 tiết ³Thông tin cho hoạt động 2

1. Kế hoch bài dy: là bài soạn gồm mục tiêu, nội dung học tập, các kế hoạch chuẩn bị cho hoạt động dạy và học trên lớp của giáo viên và học sinh nhằm giúp cho giáo viên bị cho hoạt động dạy và học trên lớp của giáo viên và học sinh nhằm giúp cho giáo viên chủđộng trong một giờ dạy học.

2. Nhng yêu cu cơ bn ca vic son Kế hoch bài dy

- Khi soạn Kế hoạch bài dạy cần dựa vào đặc trưng môn học, đề ra mục tiêu dạy-học, đặc điểm của trường, lớp, đặc điểm học sinh để vận dụng những phương pháp dạy-học và hình thức tổ chức phù hợp.

- Khi đề ra mục tiêu bài học, giáo viên phải hình dung rõ là sau khi học xong bài, học sinh phải có được những kiến thức (hiểu, biết, mô tả….) kĩ năng (làm được…..), thái độ (xử sự….), ở mức độ như thế nào chứ không phải tập trung vào những điều giáo viên phải đạt được sau khi dạy bài đó. Mục tiêu đề ra là cho học sinh, do học sinh thực hiện. - Cần dựa vào yêu cầu nội dung của tiết học, dạy cái gì, dạy lúc nào, dạy như thế nào; học sinh cần học cái gì, học như thế nào?

- Việc soạn nội dung bài dạy cần tuân thủ theo sách giáo khoa học sinh (lớp 4, 5), tham khảo trong SGV (lớp 1, 2, 3, 4, 5) và các tài liệu có liên quan.

- SoạnKế hoạch bài dạy cho từng năm học mới để phù hợp với đối tượng mỗi năm. - Cần coi trọng việc chuẩn bị các câu hỏi.

3. Phương pháp son Kế hoch bài dy

- Nghiên cứu nội dung bài học, đề ra mục tiêu bài học.

- Xác định những thông tin cần thiết: thông tin về học sinh, về bài dạy … :

- Những đặc điểm cơ bản của đối tượng học sinh lớp mình: trình độ chung (sự tiếp thu bài), đặc điểm vùng, miền, những hiểu biết và kinh nghiệm có sẵn ….

- Bài thứ mấy trong chương trình? Kiến thức của những bài đã học có thể vận dụng vào bài học mới? Kiến thức bổ sung, mở rộng? Các điều kiện dành cho việc dạy và học; phương tiện, đồ dùng dạy-học của giáo viên và học sinh.

- Đọc sách giáo viên để tìm hiểu nội dung bài. nắm được yêu cầu về mức độ kiến thức của bài học.

- Xác định phương pháp dạy - học: phù hợp với đối tượng học sinh, với mục tiêu, nội dung bài học, với trang thiết bị, đồ dùng dạy học…

- Đề ra những hoạt động chủ yếu của giáo viên và học sinh nhằm giúp các em chủđộng xây dựng nội dung bài học như cách quan sát nhận xét, cách vẽ bài. Cốt lõi của Kế hoạch

bài dạy là nêu lên các hoạt động giúp học sinh tự lực chiếm lĩnh nội dung bài, có những hình thức hoạt động như: vẽ bảng, thảo luận nhóm, vẽ tập thể, vẽ cá nhân, trò chơi học tập, xem băng, …

4. Cu trúc Kế hoch bài dy

Kế hoạch bài dạy cần theo trình tự sau:

- Bài số

- Tên phân môn

- Tên bài - Lớp - Ngày dạy I. MC TIÊU 1. Kiến thức 2. Kĩ năng 3. Thái độ II. CHUN B 1. Tài liệu tham khảo (nếu có) 2. Đồ dùng dạy - học - Giáo viên - Học sinh 2. Phương pháp dạy học III. TIN TRÌNH DY HC 1. Ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ

( Hai phần trên không nhất thiết phải thực hiện trong các tiết dạy học)

3. Các hoạt động dạy học Nội dung Cơ bản ( Dạy học cái gì) Hoạt động của giáo viên (Dạy như thế nào, dạy bằng cách nào) Hoạt động của học sinh (Học như thế nào, học bằng cách nào) Ghi rõ nội dung kiến thức. - Hình thức giới thiệu bài.

- Ghi các công việc của giáo viên để hoàn thành mục tiêu, nội dung của từng hoạt động dạy và học. - Nhận xét, đánh giá kết quả học tập. - Dặn dò. Ghi rõ các hình thức hoạt động củahọc sinh.

- Hình thức trình bày Kế hoạch bài dạy (mấy cột, mấy bước…) có thể thay đổi theo trình độ, kinh nghiệm, thói quen của giáo viên, tuỳ theo chỉ đạo chuyên môn của từng địa phương.

33

- Nguyễn Quốc Toản, Triệu Khắc Lễ, Nguyễn Lăng Bình - Mĩ thuật và phương pháp dạy học Mĩ thuật tiểu học-tập 1, 2, 3, NXB Giáo dục 1998, 1999.

- Tài liệu bồi dưỡng giáo viên - phần Mĩ thuật - NXB Giáo dục.

" Nhiệm vụ

Một phần của tài liệu Phương pháp dạy Mỹ thuật - Phần 7 doc (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)