Đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ cho thanh toán bằng phương thức L/C:

Một phần của tài liệu Đề tài hoàn thiện phương thức tín dụng chứng từ trong thanh toán hàng xuất nhập khẩu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (agribank) chi nhánh biên hòa (Trang 70 - 73)

CHƯƠNG 4: HOÀN THIỆN PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TRONG THANH TOÁN HÀNG XUẤT

4.2 Đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ cho thanh toán bằng phương thức L/C:

thức L/C:

Hầu hết các khách hàng đến giao dịch tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Biên Hòa là các khách hàng quen thuộc và các khách hàng có nhu cầu tự tìm đến.Tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay, khi mà sự ra đời và hoạt động của các ngân hàng liên doanh, chi nhánh các ngân hàng nước ngoài và các chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần….bùng phát mạnh mẽ đã đẩy sự cạnh tranh trên thị trường ngân hàng Việt Nam ngày càng gay gắt hơn.Bên cạnh đó, sự khan hiếm ngoại tệ đã hạn chế rất nhiều đến tình hình xuất nhập khẩu của doanh nghiệp cũng như hoạt động thanh toán quốc tế của chi nhánh. Do đó, để đứng vững trên vị thế của mình hôm nay và bước cao hơn nữa trong tương lai, cần phải có chính sách Marketing kịp thời và phù hợp. Một chính sách Marketing hiệu quả sẽ giúp cho chi nhánh không những giữ chân được khách hàng cũ mà còn kiếm thêm được nhiều khách hàng mới, tạo được uy thế cạnh tranh. Đẩy mạnh công tác Marketing cần phải có chính sách khách hàng tốt, mở rộng các hình thức thanh toán kết hợp với kinh doanh ngoại tệ, hơn nữa cần phải áp dụng mức phí dịch vụ một cách linh hoạt, mở rộng quan hệ đại lý với các ngân hàng nước ngoài.

► Chính sách khách hàng: ٭Tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu:

+Đối với L/C trong thanh toán hàng nhập khẩu -Cho vay ký quỹ mở L/C

-Cho vay thanh toán hàng nhập khẩu hoặc tài trợ thanh toán bộ chứng từ giao hàng.

-Cho vay bắt buộc trong trường hợp khách hàng không có khả năng thanh toán.

+Đối với L/C trong thanh toán hàng xuất khẩu: -Cho vay thực hiện hàng xuất khẩu theo L/C đã mở.

-Cho vay chiết khấu hoặc ứng trước chứng từ hàng xuất khẩu. +Cho vay trên cơ sở hối phiếu:

-Chiết khấu hối phiếu. -Chấp nhận hối phiếu.

Khách hàng của bộ phận thanh toán quốc tế chủ yếu là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, chủ yếu là nhập các nguyên vật liệu về tiếp tục chế biến nên rất nhiều doanh nghiệp có tài chính giới hạn, không phải lúc nào cũng có đủ tiền để thanh toán hoặc chuẩn bị hàng để xuất. Do đó, thông qua nghiệp vụ cấp tín dụng, chi nhánh sẽ tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi về mặt tài chính cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu. Giúp khách hàng xuất khẩu có vốn để thu gom hàng hóa theo đơn đặt hàng hoặc thực hiện chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất khi khách hàng có yêu cầu để quay vòng vốn kinh doanh hoặc cho khách hàng là người nhập khẩu vay để thanh toán cho nhà xuất khẩu nước ngoài, thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh khác. Mặt khác, việc cấp tín dụng này là ít rủi ro, đảm bảo khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích vì vốn tín dụng gắn liền với thương vụ, thời hạn thu hồi vốn nhanh. Đối với nghiệp vụ cấp tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu thì bên cạnh việc thu được một khoản lãi tương đối cao mà chi nhánh còn góp phần đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu của các đơn vị, nâng cao sự tín nhiệm của chi nhánh khi luôn cùng khách hàng vượt qua mọi trở ngại, khó khăn.

٭Mở rộng kinh doanh ngoai tệ:

+Cho khách hàng có thể ký quỹ mở L/C bằng VND +Tăng lãi suất tiết kiệm cho đồng USD

+Khuyến khích khách hàng giao dịch bằng các ngoại tệ mạnh khác. +Có những chính sách ưu đãi cho những doanh nghiệp xuất khẩu bán ngoại tệ cho chi nhánh

+Có các hình thức khuyến mãi, quà tặng để thu hút lượng kiều hối về chi nhánh.

+Mở rộng các hình thức thanh toán thẻ Visa, master Card, Weston Union.

٭ Giao dịch với khách hàng:

Đối với các doanh nghiệp chuyên cung cấp các dịch vụ và cần sự tín nhiệm của công chúng như ngành ngân hàng. Các nhân viên không những phải có trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm trong xử lý các tình huống thanh toán quốc tế mà khi giao dịch với khách hàng phải thể hiện phong cách giao tiếp văn minh lịch sự trước khách hàng (cả trong đàm phán, giao dịch trực tiếp và gián tiếp) thì cần phải biểu hiện các chuẩn mực sau:

- Ân cần tiếp đón khách hàng

-Lắng nghe chăm chú và cặn kẽ yêu cầu của khách hàng

-Giải quyết công việc nhanh gọn theo đúng quy trình nghiệp vụ và thời gian quy định.

-Các giao dịch có sai sót về phía ngân hàng, tùy theo mức độ thì nhân viên ngân hàng nên xin lỗi khách hàng và sửa chữa khắc phục kịp thời.

-Hướng dẫn đầy đủ một lần các thủ tục cần thiết, không nên đặt thêm những yêu cầu mới để khách hàng phải đi lại nhiều lần.

-Đối với những việc không thuộc thẩm quyền thì hướng dẫn khách hàng đến người có trách nhiệm hoặc cấp trên giải quyết, không tự ý từ chối.

Bảng 4.1 biểu phí tại các ngân hàng đang áp dụng

Ngân hàng ICBĐN VCBĐN AGRIBBH

Một phần của tài liệu Đề tài hoàn thiện phương thức tín dụng chứng từ trong thanh toán hàng xuất nhập khẩu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (agribank) chi nhánh biên hòa (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)