Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý công ty vật liệu xây dựng Cẩm Trướng” pdf (Trang 38 - 42)

I. Hoàn cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý.

2. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý.

Trong cơ chế thị trường, cơ cấu bộ máy quản lý phải được hoàn thiện theo hướng ngày càng thích hợp với mục tiêu và nhiệm vụ của sản xuất kinh doanh. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý đảm bảo với số lượng người, số đầu mối trong quản lý ít nhất. Có như vậy, công việc quản lý mới năng động, đi sát vào phục vụ sản xuất kinh doanh.

Để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý các bộ phận chức năng, quan hệ giữa các bộ phận chức năng và các chức năng nhiệm vụ của mỗi bộ phận cần phải được hoàn thiện.

Qua nghiên cứu chức năng, nhiệm vụ ở phần thứ hai kết hợp nghiên cứu thực tiễn hoạt động của Công ty gạch Thạch Bàn sau khi chuyển sang chuyển sang cổ phần hoá một phần có thể áp dụng mô hình bộ máy quản lý mới, gọn nhẹ hơn trước khi nhà máy gạch tuynel Đông Hương được cổ phần hoá vào cuối năm 2000. Đồng thời, có bổ sung thêm chức năng hoạt động của các bộ phận phòng ban cho phù hợp với hoạt động của Công ty cổ phần.

Biểu 12: Mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Công ty vật liêu xây dựng Cẩm Trướng sau khi cổ phần hoá.

Trong mô hình này gồm có: Hội đồng quản trị Giám đốc điều hành Phó giám đốc Ban kiểm soát Phong tổ chức hành chính thuật vật tưPhòng kỹ Phòng kinh doanh tiêu thụ Phòng kế toán tài vụ Phân xưởng

tạo hình Phân xưởng

nung đốt

Phân xưởng cơ điện

2.1. Ban kiểm soát:

Là tổ chức thay mặt các cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, quản trị và điều hành Công ty.

- Kiểm soát các hoạt động kinh doanh, kiểm tra sổ sách kế toán, các báo cáo, quyết toán năm tài chính của Công ty và kiến nghị khắc phục những sai phạm.

- Được quyền yêu cầu các phòng ban nghiệp vụ của Công ty cung cấp tình hình, số liệu, tài liệu và thuyết minh các hoạt động của Công ty.

- Trình đại hội cổ đông báo cáo thẩm tra bản tổng kết năm tài chính.

- Báo cáo với đại hội cổ đông về những sự kiện tài chính bất thường, những ưu khuyết điểm trong quản lý tài chính của hội đồng quản trị và Giám đốc theo ý kiến độc lập của mình. Chịu trách nhiệm cá nhân về những đánh giá kết luận của mình.

- Thông báo định kỳ tình hình kết quả kiểm soát cho hội đồng quản trị.

- Tham dự các cuộc họp hội đồng quản trị phát biểu ý kiến và có kiến nghị nhưng không tham gia biểu quyết. Nếu có ý kiến khác với quyết định của hội đồng quản trị thì có quyền yêu cầu ghi ý kiến của mình vào biên bản họp và trực tiếp báo cáo đại hội cổ đông gần nhất.

2.2. Hội đồng quản trị.

- Hội đồng quản trị có quyền nhân danh Công ty quyết định những vấn đề có liên quan đếm mục đích, quyền lợi của Công ty phù hợp với luật pháp, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông.

- Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm trước đại hội cổ đông về:

+ Quản trị Công ty theo điều lệ, nghị quyết của đại hội cổ đông và tuân thủ đúng pháp luật.

+ Trình đại hội cổ đông quyết định thành lập hoặc giải thể các chi nhánh văn phòng đại diện, kế hoạch phát triển dài hạn của Công ty, huy động vốn tăng giảm vốn tiền tệ và chuyển nhượng cổ phần.

- Trình đại hội cổ đông các báo cáo hoạt động của hội đồng quản trị, kết quả kinh doanh, quyết toán tài chính hàng năm, phương án phân phối lợi nhuận, chia cổ tức và cách thức sử dụng tuỳ theo quyết định của hội đồng cổ đông.

- Bổ nhiệm, miễn nhiệm Giám đốc, phó Giám đốc, Kế toán trưởng Công ty và duyệt phương án tổ chức bộ máy và nhân sự các đơn vị trực thuộc.

- Chỉ đạo, bố trí và giám sát việc điều hành của Giám đốc và các chức danh do hội đồng quản trị trực tiếp quản lý.

- Kiến nghị bổ sung hoặc sửa đổi điều lệ Công ty.

- Quyết định triệu tập, chuẩn bị nội dung và tổ chức họp hội đồng cổ đông thường kỳ và bất thường.

- Quyết định tiền lương, thưởng cho Giám đốc Phó giám đốc, Kế toán trưởng và các chức danh thuộc quyền quản lý của hội đồng quản trị. Trường hợp Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm Giám đốc thì mức lương và thưởng của Giám đốc do hội đồng cổ đông quy định.

- Quyết định một số công việc kinh doanh thuộc thẩm quyền của hội đồng quản trị theo đề nghị của Giám đốc.

- Quyết định về quy chế tuyển dụng, cho thôi việc nhân viên của Công ty phù hợp quy định của pháp luật. Quyết định khen thưởng, kỷ luật nhân viên thuộc quyền quản lý của hội đồng quản trị và quyết định bồi thường vật chất khi nhân viên gây thiệt hại cho Công ty.

- Phê duyệt phương án trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật.

- Quyết định đầu tư các dự án phát sinh không vượt quá 30% vốn điều lệ, thiết kế và quyết toán các công trình đầu tư đã thông qua đại hội cổ đông.

* Đứng đầu hội đồng quản trị là Chủ tịch hội đồng quản trị, là người đại diện cho Công ty trước pháp luật, có trách nhiệm và quyền hạn sau:

- Triệu tập các cuộc họp của hội đồng quản trị.

- Chuẩn bị nội dung, chương trình và điều khiển các buổi họp để thảo luận và biểu quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của hội đồng quản trị.

- Lập chương trình công tác và phân công thành viên thực hiện việc kiểm tra giám sát của Công ty.

- Được uỷ quyền và chịu trách nhiệm về sự uỷ quyền của mình.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý công ty vật liệu xây dựng Cẩm Trướng” pdf (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w