1. Ưu điểm.
Việc hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý về chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận góp phần đáng kể trong quá trình đưa Công ty phấn đấu trở thành doanh nghiệp phát triển vững mạnh, có đội ngũ cán bộ hoạt động năng động, gọn nhẹ phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty trong cơ chế thị trường hiện nay.
Hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty làm cho Công ty hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao hơn.
2. Nhược điểm.
Việc giảm số lượng lao động quản lý trong biên chế không tránh khỏi xích mích, phản đối của các cá nhân khi bị làm ảnh hưởng đến quyền lợi của họ.
Công ty cần có biện pháp xử lý hợp lý lực lượng lao động này bằng cách: Đưa họ xuống các phân xưởng, đội sản xuất, hoặc cử đi học để nâng cao trình độ, giảm biên chế… Do đó, phải mất một khoản chi phí đáng kể.
Mỗi sự thay đổi về chức năng, nhiệm vụ của các cá nhân, các phòng ban về điều kiện làm việc; nội quy làm việc… đều làm ảnh hưởng tới quá trình hoạt động của Công ty.
Kết luận
Qua nghiên cứu tình hình thực tế, cùng với quá trình hình thành và phát triển của Công ty vật liệu xây dựng Cẩm Trướng, em thấy Công ty là một doanh nghiệp khá lớn, có nhiều điểm mạnh, có số lượng cán bộ công nhân viên tương đối đông. Việc quản lý một doanh nghiệp như vậy là một khó khăn lớn nếu không có một đội ngũ cán bộ có nghiệp vụ vững vàng trong cơ chế thị trường cạnh tranh ngày càng khắc nghiệt này.
Trong thời gian tới, Công ty sẽ tiến hành cổ phần hoá nhà máy gách tuynel Đông Hương do vậy, để công việc sản xuất kinh doanh của Công ty đạt được hiệu quả cao thì việc đầu tiên Công ty phải làm đó là sắp xếp, bố trí lại tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cho phù hợp với mô hình cổ phần hoá. Muốn vậy, Công ty
nên tăng cường các biện pháp như: Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật và áp dụng các công nghệ cao vào quá trình sản xuất; Tiếp tục xây dựng, mở rộng cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu sản xuất; Đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật, chuyên môn hoá trình độ cao, đồng thời tăng cường, củng cố, nâng cao tay nghề cho đội ngũ công nhân kỹ thuật.
Nói tóm lại, chuyên đề này dựa trên những cố gắng tìm hiểu hoạt động của Công ty gạch Thạch Bàn Gia Lâm Hà Nội - một Công ty có cùng ngành hàng sản xuất như Công ty vật liệu xây dựng Cẩm Trướng mà hiện tại đã được cổ phần hoá, cùng với thực tiễn hoạt động của Công ty để đưa ra mô hình quản lý Công ty sau khi cổ phần hoá. Tuy nhiên, đây chỉ là mô hình có tính chất tham khảo bởi lẽ nó không thể hoàn chỉnh một cách tuyệt đối, phương pháp chưa hẳn đã đáp ứng được yêu cầu công việc, vì vậy còn những hạn chế nhất định. Rất mong được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô, Công ty vật liệu xây dựng Cẩm Trướng và bạn đọc.
Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình Quản trị nhân lực - Đại học Kinh tế Quốc dân hà Nội 1996.
2. Giáo trình Tổ chức lao động khoa học tập I, II Khoa kinh tế lao động và dân số Đại học Kinh tế Quốc dân.
3. Giáo trình Quản trị doanh nghiệp - Đỗ Hoàng Toàn 4. Tạp chí Lao động sản xuất các số 3, 7, 9 năm 1998
5. Giáo trình Quản trị học nhà xuất bản thống kê năm 1996. 6. Tài liệu khác:
- Báo cáo kết quả kinh doanh Công ty vật liệu xây dựng Cẩm Trướng năm 1997, 1998,1999.
- Pháp lệnh cán bộ công chức, quy chế thực hiện dân chủ trong các hoạt động ở cơ quan 1998.
Trang
LỜI NÓI ĐẦU 1
PHẦN THỨ NHẤT
LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ TRONG DOANH NGHIỆP. 2
I. Quản lý và tổ chức bộ máy quản lý 2
A. Các khái niệm cơ bản 2
1. Quản lý tổ chức. 2
2. Cơ cấu tổ chức bộ máy doanh nghiệp 2
3. Những yêu cầu đồi với việc xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý. 3
4. Những nhân tố ảnh hưởng 4
a. Nhóm nhân tố thuộc đối tượng quản lý. 4
b. Nhóm nhân tố thuộc lĩnh vực quản lý. 4
B. Các kiểu mô hình cơ cấu tổ chức. 5
1. Cơ cấu trực tuyến. 5
2. Cơ cấu tổ chức chức năng. 6
3. Cơ cấu trực tuyến chức năng. 7
1. Khái niệm về lao động quản lý, sự phân loại lao động quản lý. 8
1.1. Lao động quản lý. 8
1.2. Phân loại lao động quản lý 9
a. Theo chức năng, vai trò của họ đối với việc quản lý toàn bộ quá
trình sản xuất 9
b. Theo vai trò đối với việc thực hiện chức năng quản lý, 9
2. Nội dung của hoạt động quản lý. 10
3. Đặc điểm của lao động quản lý có ảnh hưởng đến công tác tổ chức
lao động khoa học 11
III. Tính tất yếu khách quan của việc hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý. 11
PHẦN THỨ HAI
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA
CÔNG TY VẬT LIỆU XÂY DỰNG CẨM TRƯỚNG 13
I. Đặc điểm hoạt động cơ bản có ảnh hưởng tới tổ chức bộ máy quản lý
của công ty vật liệu xây dựng Cẩm Trướng 13 1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 13
2. Đặc điểm của ngành hàng đối với xã hội 14
3. Đặc điểm kỹ thuật, công nghệ, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 14
4. Đặc điểm về lao động của công ty 17
5. Một số đặc điểm khác. 17
II. Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý công ty vật liệu xây dựng Cẩm Trướng 18
A. Thực trạng bộ máy quản lý. 18
1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý. 18
2. Kết cấu lao động quản lý trong Công ty vật liệu xây dựng Cẩm Trướng. 22 3. Kết cấu, chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của các phòng ban. 25
a. Phòng tổ chức hành chính. 25
b. Phòng kế toán tài vụ. 26
c. Phòng kinh doanh tiêu thụ. 27
d. Phòng kỹ thuật vật tư. 28
4. Điều kiện làm việc của lao động quản lý. 29
B. Hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý của Công ty. 30
PHẦN THỨ BA.
HOÀN THIỆN TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY VẬT LIỆU XÂY DỰNG
CẨM TRƯỚNG. 36
I. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý. 36
1. Những yêu cầu đạt được trong cải tiến cơ cấu tổ chức. 36
2. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý. 37
1.1Ban kiểm soát: 38
1.3. Giám đốc điều hành. 40
1.4. Phòng tổ chức hành chính 41
1.5. Phòng kinh doanh tiêu thụ. 41
1.6. Phòng kế toán. 41
1.7. Phòng kỹ thuật vật tư. 42
II. Hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ của bộ máy quản lý. 42
1. Ban Giám đốc. 42
2. Phòng tổ chức hành chính. 43
3. Phòng kế toán tài vụ. 43
4. Phòng kỹ thuật vật tư. 44
5. Phòng kinh doanh tiêu thụ. 44
III. Xây dựng một số văn bản cụ thể quy định tiêu chuẩn của
cán bộ quản lý các cấp. 44
1. Ban lãnh đạo Công ty. 44
2. Đối với cán bộ phòng ban. 45
IV. Sắp xếp bố trí lại lao động quản lý ở các phòng ban chức năng,
bảo đảm nâng cao hiệu lực của bộ máy quản lý. 45 V. Tổ chức các lớp đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ quản lý. 47
VI. Công tác tuyển dụng. 47
VII. Một số ý kiến khác. 47
VIII. Ưu nhược điểm của hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty. 48
1. Ưu điểm 48
2. Nhược điểm. 48
Kết luận 49