Phương hướng hoạt động kinh doanh trong những năm

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp "Các giải pháp nhằm duy trì và mở rộng thị trường khách du lịch Pháp của công ty du lịch Việt Nam" pdf (Trang 62 - 83)

Trong những năm đầu của thiên niên kỷ mới, đất nước ta có rất nhiều sự kiện và cũng là yếu tố thuận lợi để phát triển nguồn khách du lịch Quốc tế vào Việt Nam. Tuy nhiên, trong môi trường kinh doanh cạnh tranh gay gắt - quyết liệt ... muốn tồn tại và phát triển đồng thời khắc phục những mặt hạn chế và yếu kém trong những năm vừa qua, Công ty phải chú trọng thực hiện phương châm

"chất lượng phục vụ, hiệu quả kinh doanh". Đồng thời đưa ra phương hướng nhiệm vụ kinh doanh trong những năm tới như sau:

- Phấn đấu thực hiện tăng lượng khách quốc tế đi tour, tổng mức doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách. Trong đó:

+ Tăng cường khai thác khách ở khối thị trường II, nâng cao phần khách ở thị trường này từ 35% (năm 2002) lên 65% (năm 2005).

+ Thực hiện nghiêm về thanh toán công nợ quốc tế, bảo đảm nguyên tắc "phục vụ đến đâu thanh toán tiền dứt điểm đến đó" tránh tình trạng tồn đọng như những năm trước.

- Tập trung thêm lực lượng cho khâu tổ chức đưa người Việt Nam đi du lịch nước ngoài.

- Tăng cường tiếp thị và khuyến mại, mở rộng dịch vụ đại lý bán vé máy bay, phấn đấu đạt mức doanh thu về hoa hồng bằng 150% trở lên so với năm 2002.

2.2. Thị trường khách Pháp tại Công ty Du lịch Việt Nam tại Hà Nội. 2.2.1 Đặc điểm thị trường khách Pháp tại Công ty:

Theo độ tuổi

- Khách Pháp dưới 25 tuổi mua tour của Công ty có tỷ lệ rất thấp. Khi sang Việt Nam họ thường đi theo bố mẹ là chính. Tỉ lệ này chiếm khoảng 7%.

- Từ 25 đến 34 tuổi chiếm 18%.

- Từ 35 tuổi trở lên chiếm 75%. Đây là đoạn thị trường lớn nhất của Công ty tập chung vào khách thương gia, công vụ, khách thăm thân và khách có tuổi đã nghỉ hưu.

Theo giới tính

Nhìn chung khách tiêu dùng sản phẩm của Công ty có tỷ lệ nam nhiều hơn nữ. Một phần lí do có thể do tỷ lệ kết hôn của Pháp quá thấp trong khi nữ giới ít có điều kiện tự tổ chức chuyến đi với lí do an toàn là chủ yếu. Trong đó, nữ chiếm 43% tổng số khách còn nam chiếm 57% .

Theo mục đích chuyến đi:

Khách Pháp đến Việt Nam chủ yếu đi du lịch thuần tuý. Cơ cấu khách đi tour của Công ty như sau:

- Mục đích du lịch thuần tuý chiếm khoảng 67%. - Mục đích du lịch thăm thân 9%.

- Du lịch với mục đích thương mại 5%.

- Du lịch với các mục đích khác chiếm khoảng 19%

Thời gian đi du lịch:

Thời gian đi du lịch theo tour của Công ty nhiều nhất từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Trong đó cao điểm là tháng 1 và 2, vì đây là mùa các lễ hội dân gian ở Việt Nam, đặc biệt có sức hấp dẫn rất nhiều đối với du khách Pháp .

Thời gian đi du lịch tại Việt Nam trung bình của người Pháp vào khoảng từ 10 đến12 ngày, nhằm thực hiện các tour xuyên Việt từ bắc vào Nam hoặc kết hợp đi thăm cả Lào và Campuchia.

Sở thích tiêu dùng du lịch.

Phương tiện giao thông: Khi đến Việt Nam chủ yếu khách Pháp đi bằng máy bay của hãng hàng không Pháp đến thành phố Hồ Chí Minh. Gần đây có rất nhiều khách vào Việt Nam bằng đường biển, họ thích đi bằng phương tiện này với quĩ thời gian cho phép.

Trong quá trình vận chuyển giữa các điểm tham quan, khách du lịch thích đi bằng ô tô.

Khi đi tham quan thành phố, họ thích đi bộ, xe đạp, các phương tiện giao thông công cộng như xe buýt... và đặc biệt rất thích ngồi xích lô ngắm cảnh phố phường, quay phim, chụp ảnh...

Lưu trú và ăn uống :

Về lưu trú khách Pháp thường sử dụng các khách sạn có tiêu chuẩn quốc tế như:

- Sofitel Metropole, Daewoo, Horison, Hilton ở Hà Nội. - Hương Giang, Mourin ở Huế.

Khách Pháp yêu cầu rất cao về chất lượng phục vụ, đặc biệt là vệ sinh ga gối

cũng như các trang bị khác trong phòng. Họ đặc biệt hài lòng khi nhân viên phục vụ bằng tiếng Pháp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về ăn uống: khách Pháp thích được nếm thử các món ăn Việt Nam, uống chè Thái Nguyên, cà phê Buôn Mê Thuột, rượu cần...Tuy nhiên, họ vẫn duy trì thói quen uống rượu vang và ăn những món ăn Pháp.

Thăm quan du lịch :

Thích tìm hiểu những di sản văn hoá, ưa chuộng các hình thức du lịch sinh thái, du lịch kết hợp với lễ hội...Họ thích tham quan những danh lam thắng cảnh lâu đời, các đô thị , phố cổ... thích phong cảnh thiên nhiên và màu xanh nông thôn Việt Nam. Tóm lại, người Pháp thường có cái nhìn trân trọng với văn hoá và văn nghệ bằng một tinh thần cảm thụ tri thức, học hỏi và khám phá.

Các tour du lịch mà Công ty hay cung cấp cho khách Pháp : - Du lịch thăm Vịnh Hạ Long, Tam Cốc, Bích Động... - Du lịch thăm phố cổ Hà Nội

- Du lịch thăm bản làng dân tộc ít người ở Sapa, Bắc Hà, Hà Giang... - Du lịch thăm cố đô Huế và phố cổ Hội An .

- Du lịch thăm miệt vườn: thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long

Cơ cấu chi tiêu của khách pháp::

Theo thống kê của Công ty cơ cấu tiêu dùng của Pháp như sau: - Ngủ: 45% tổng chi tiêu . - Ăn uống: 18% - Đi lại: 12% - Mua sắm: 8% - Giải trí: 7% - Các mục đích khác: 10%

Trên thực tế du khách Pháp rất ưa chuộng và đánh giá cao các loại hình nghệ thuật truyền thống của dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên dịch vụ giải trí chưa được Công ty quan tâm, khai thác có hiệu quả. Vì vậy chưa kích cầu của du khách, phần giải trí chỉ chiếm 7% trong tổng qũi chi tiêu của tour du lịch. Trong khi đó mức tiêu dùng của người Pháp chủ yếu dành cho dịch vụ lưu trú (45% tổng quĩ chi tiêu), mặc dù đây là loại dịch vụ cơ bản rất khó khai thác nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

2.2.2. Thực trạng khách du lịch Pháp của công ty 2.2.2.1. Số lượng khách trung bình

Công ty Du lịch Việt Nam tại Hà Nội là một đơn vị lữ hành kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực quốc tế, đặc biệt là khai thác thị trường khách Pháp. Trong những năm vừa qua số lượng khách Pháp mua tour của Công ty như sau:

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 - Tổng số khách quốc tế đi tour. +Thị trường khách Pháp +Thị trường khách khác - Tỉ trọng thị trường khách Pháp trong tổng số khách quốc tếđi tour Khác h Khác h Khác h % 6520 3627 2893 55,63 7058 3744 3314 53,04 6917 4083 2362 59,03 7560 4896 2670 64,68

Ngun: Công ty Du lch Vit Nam ti Hà Ni.

Lượng khách Pháp đến Công ty không ngừng tăng lên qua các năm. Từ 117 khách tăng lên năm 2000 so với năm 1999, đến 339 khách năm 2001 so với năm 2000, đến năm 2002 so với năm 2001 con số này tăng lên tới 807 khách. Có thể thấy thị trường khách Pháp chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng số khách quốc tế đi tour tại Công ty. Chỉ riêng năm 2000 tỷ trọng khách Pháp có giảm xuống còn 53,04% tổng số khách quốc tế mua tour của Công ty. Nguyên nhân chính là do doanh thu từ ASIA- hãng có thị phần cao nhất ở thị trường khách Pháp (44%) năm 2000 đã giảm xuống 8%.

Bảng số 7: Cơ cấu thị trường khách quốc tế ở công ty.

Năm 2002 Loại khách Số lượng Năm 2000 Số lượng Năm 2001 Số lượng Tỷ trọng Pháp 3744 4083 4890 64,68

Tây Ban Nha 656 523 529 7,00 Italia 519 414 418 5,54 Nhật 355 282 285 3,78 Israel 307 244 247 3,27 Bỉ 285 228 230 3,05 Đan mạch 259 206 208 2,76 Thị trường khác 928 736 747 12,68 Tổng 7053 6716 7554 100.00% Ngun:Tng cc du lch Vit Nam

Chỉ xét riêng năm 2002 cơ cấu khách quốc tế của Công ty có dạng biểu đồ sau: - Pháp (1) : 64,68%

- Tây Ban Nha (2) : 7,00%. - Italia (3) : 5,54%. - Nhật (4) : 3,78%. - Israel (5) : 3,27%. - Bỉ (6) : 3,05% - Đan Mạch (7) : 2,76% - Thị trường khác (8) : 9.92

B

Bảảnnggsốsố 77::BBiểiểuu đđồồ tỷtỷ ttrọrọnnggkkhháácchhqquốuốcctếtế nănămm22000022

N

Nhhììnnvvààoocơcơ ccấấuukkhháácchhqquốuốcctếtế tạtạiiCCôônnggttyynnăămm22000022ccóótthhểểnnhhậậnn tthhấấyy rrằằnngg t

thịhị ttrưrườờnngg kkhháácchh PPhháápp llààtthịhịttrưrườờnngg ttrọrọnnggđđiểiểmmcủcủaa CCôônngg ttyy.. NếNếuu nnhhưưtthhịịttrrưườờnngg P Phháápp đđạạtt6644,,6688%% ttrrêênn tổtổnngg sốsố kkhháácchh qquuốốcc tếtế,, tthhìì tthịhị ttrưrườờnngg TTââyy BBaann NNhhaa ccóó sốsố k khháácchh đđứứnngg nnggaayy ssaauuPPhhááppmớmớii cchỉhỉ cchhiếiếmm 77%% vvàà tthịhị ttrưrườờnngg đđưượợcc CCôônngg ttyy tthốhốnngg k kêêccóósốsố kkhháácchhííttnnhấhấttllààTTrruunnggQQuốuốcc::00,,4466%% 2.2.2.2. Số ngày khách trung bình

Số ngày khách quốc tế là một trong những chỉ tiêu phản ánh mức độ thành công của tour du lịch mà Công ty cung cấp cho du khách.

Bảng số 8: Số ngày khách Pháp Chỉ tiêu Đơn vị 1999 2000 2001 2002 Tổng số ngày khách quốc tế Ngày 64170 64002 64063 75444 Thị trường Pháp Thị trường khác - - 40017 24153 40226 23736 41654 22409 49980 25464 Tỷ trọng tổng số ngày khách Pháp trong tổng số ngày khách quốc tế % 62,36 62,91 65,0 66,25 6 7 8 5 4 3 2 1

Ngun : Công ty du lch Vit Nam ti Hà Ni

Tổng số ngày khách quốc tế tăng từ 64.170 (ngày khách) năm 1999 đến 75.444 (ngày khách) năm 2002. Trong đó số lượng ngày khách của thị trường khách Pháp liên tục tăng từ 40.017 ngày khách (năm 1999) đến 49.980 ngày khách ( năm 2002), số ngày khách các thị trường còn lại tương đối ổn định. Điều này chứng tỏ rằng số lượng ngày khách quốc tế tăng chủ yếu do tổng số lượng ngày khách của thị trường Pháp. Trong những năm vừa qua tổng số ngày khách Pháp tăng chủ yếu do số khách Pháp đến với Công ty ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, số ngày tour bình quân 1 khách có xu hướng giảm nhưng % giảm không đáng kể , do đó Công ty cần có biện pháp cụ thể để tăng số ngày tour bình quân một khách trong giai đoạn mới.

Bảng số 9: Số ngày tour bình quân 1 khách Pháp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chỉ tiêu Đơn vị 1999 2000 2001 2002

Tổng số khách quốc tế Khách 6520 7058 6917 7560

Tổng số ngày khách quốc tế Ngày 64170 64002 64063 75444

Số ngày tour bình quân khách QT (1)

Ngày 9,84 9,07 9,26 9,98

Tổng số khách Pháp Khách 3627 3744 4083 4890

Tổng số ngày khách Pháp Ngày 40017 40226 41654 49980

Số ngày tour bình quân khách Pháp (2)

Ngày 10,69 10,75 9,8 10,22

So sánh (1)-(2) Ngày -0,85 -1,68 -0,54 -0,24

Ngun: Công ty Du lch Vit Nam ti Hà Ni

Như vậy có thể thấy trung bình số ngày tour một khách Pháp cao hơn số ngày tour bình quân 1 khách quốc tế của Công ty. So với thời gian đi du lịch ở Việt Nam bình quân khách Pháp từ 7-10 ngày thì thời gian đi du lịch bình quân 1 du khách Pháp tại Công ty quả là một cố gắng lớn của tập thể cán bộ công nhân

viên. Tuy nhiên, trong khi xu hướng số ngày tour bình quân khách quốc tế tăng thì số ngày tour bình quân khách Pháp lại giảm. Điều này phần nào phản ánh chất lượng dịch vụ của Công ty chưa hấp dẫn được du khách Pháp. Trên thực tế việc kéo dài thời gian lưu trú của khách đã và đang là vấn đề bức bách đặt ra đối với các cấp, các ngành nói chung và đặc biệt là các hãng lữ hành.

Doanh thu :

Doanh thu là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh đích thực nhất của Công ty. Trong những năm vừa qua doanh thu của Công ty từ thị trường khách Pháp như sau:

Bảng số 10: Doanh thu từ thị trường khách Pháp

Chỉ tiêu Đơn vị 1999 1997 1998 1999

Doanh thu khách đi tour USD 5442850 5055000 4871709 5331240

+Thị trường khách Pháp USD 3359360 3134832 3080400 3409920 +Thị trường khách khác USD 2083490 1920168 1791309 1921320 Tỷ trọng DT khách Pháp trên tổng DT khách quốc tếđi tour % 61,72% 62,01% 63,23% 63,69%

Ngun: Công ty Du lch Vit Nam ti Hà Ni.

Mặc dù, doanh thu từ thị trường Pháp ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu khách quốc tế đi tour; tuy nhiên doanh thu thực tế từ năm 1999 đến năm 2001 liên tục giảm, riêng năm 2002 doanh thu có tăng nhưng không đáng kể. Điều đó phản ánh hoạt động kinh doanh hiện tại của công ty chưa đạt hiệu quả cao.

C Chhỉỉttiiêêuu Đơn vị 1999 2000 2001 2002 Doanh thu khách Pháp đi tour USD 3359360 3134832 3080400 3409920 Số ngày khách Ngày 40017 40226 41654 49980

Doanh thu bình quân USD/Ngà y

83,95 77,85 73,95 68,23

Ngun: Công ty Du lch Vit Nam ti Hà Ni.

Doanh thu bình quân 1 ngày khách trong những năm qua ngày càng giảm, phản ánh mức chi tiêu khách Pháp khi đi du lịch ngày càng kém. Muốn duy trì và mở rộng thị trường khách Pháp, Công ty nên đưa ra các biện pháp cụ thể nhằm tăng mức chi tiêu của khách trong chuyến du lịch, đặc biệt là vấn đề khai thác các dịch vụ bổ sung.

Tóm lại, mặc dù số lượng khách Pháp mua tour của công ty trong những năm vừa qua tăng, nhưng số ngày lưu trú bình quân một khách giảm, đồng thời chi tiêu bình quân một ngày khách giảm, dẫn tới tổng doanh thu chưa đạt hiệu quả cao.

2.2.3. Dự báo xu hướng của thị trường khách Pháp tại công ty

Trong những năm qua, đặc biệt từ sau khi Mỹ tuyên bố bỏ cấm vận với Việt Nam (năm 1994), cùng với nhịp độ phát triển khách du lịch Pháp của cả nước, lượng khách Pháp đến với Công ty ngày càng gia tăng:

Bảng số12: Số lượng khách Pháp đến công ty Năm Tổng khách (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Pháp (khách)

Lượng tăng giảm tuyệt đối liên hoàn

Tốc độ tăng giảm tuyệt đối liên hoàn

1996 3087 - -

1997 4902 1815 158,8%

1999 3627 1569 176,27%

2000 3744 117 103,21%

2001 4080 336 109,26%

2002 4890 810 119,85%

Tổng 26389 1803

Ngun: Công ty Du lch Vit Nam

Như vậy, có thể thấy nếu như năm 1996 Công ty mới đón được 3087 lượt khách thì tới năm 2002 con số này tăng lên tới 4890 khách. Tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm 107,96%. Lượng khách trung bình trong giai đoạn 3142 khách/một năm, mỗi năm trung bình tăng lên 260 khách. Xu hướng trong tương lai lượng khách Pháp mua tour của Công ty tiếp tục tăng. Bởi, như đã phân tích ở trên, du lịch trở thành nhu cầu xã hội hoá, luồng khách Pháp có thiên hướng di

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp "Các giải pháp nhằm duy trì và mở rộng thị trường khách du lịch Pháp của công ty du lịch Việt Nam" pdf (Trang 62 - 83)