CỦA CÔNG TY ĐIỆN LỰC HÀ NỘI.
3.1. QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CĂN CỨ HOÀN THIỆN BỘ MÁY QUẢN LÝ.
3.1.1. Các quan điểm hoàn thiện.
Vấn đề tổ chức bộ máy quản lý là một vấn đề phức tạp và có liên quan chặt chẽ đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đặt vấn đề hoàn thiện bộ máy quản lý có nghĩa là đề cập đến vấn đề hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn cũng như cơ cấu tổ chức của bộ máy đó. Do vậy, nó có liên quan chặt chẽ tới con người, cụ thể ở đây là những cán bộ hoặc gọi là các nhà quản trị – chủ thể điều hành và quản lý hoạt động của các doanh nghiệp. Đây cũng là vấn đề vừa nóng bỏng, vừa cấp bách trong thực tiễn quản lý và điều hành đất nước theo tinh thần Nghị quyết của Đảng. Trên tinh thần đó, việc hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý các doanh nghiệp nhất thiết phải quán triệt được các quan điểm sau:
3.1.1.1. Quan điểm gọn nhẹ và hiệu quả cao.
Quá trình chuyển hẳn sang nền kinh tế thị trường của nền kinh tế quốc dân nói chung và của ngành công nghiệp nói riêng đã và đang đặt ra nhiều vấn đề phải tiếp tục đổi mới, hoàn thiện. Do vậy, hoàn thiện bộ máy quản lý các doanh nghiệp phải được thực hiện theo hướng xây dựng được bộ máy gọn nhẹ, tập trung đầu mối những có hiệu lực quản lý và hiệu quả cao.
Quan điểm gọn nhẹ, có nghĩa là bộ máy quản lý doanh nghiệp phải giảm bớt đầu mối, tập trung sự chỉ đạo và điều hành, không chồng chéo, và cũng không bỏ sót chức năng, nhiệm vụ nào.
Quan điểm hiệu quả cao đồng thời khẳng định việc hoàn thiện bộ máy quản lý của doanh nghiệp, sẽ bảo đảm sự vận hành của bộ máy dần đạt tới mức
ngày càng đòi hỏi doanh nghiệp phải có tính độc lập và tự chủ cao, không thể có một sự can thiệp nào bên ngoài vào hoạt động bình thường của doanh nghiệp, ngoại trừ việc tạo lập môi trường kinh tế vĩ mô và một hành lang pháp lý lành mạnh, công bằng. Sự phát triển bền vững của nền kinh tế trước kết phải được đảm bảo trên cơ sở hiệu quả thực sự của doanh nghiệp, chính vì vậy nâng cao hiệu quả của việc tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp là vấn đề cần được quan tâm hơn.
3.1.1.2. Quan điểm phi chủ quản hoá.
Trong lịch sử hình thành và phát triển của các doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam luôn gắn liền với cơ chế “chủ quản”. Cơ chế đó đã gắn sâu trong thể chế hành chính và đời sống kinh tế – xã hội ở nước ta. Biểu hiện tập trung được biểu hiện ở khái niệm “Bộ chủ quản” hay “Sở chủ quản” … Tuy nhiên cơ chế này đã phát huy tác dụng trong thời kỳ chiến tranh và trong những điều kiện nhất định của nền kinh tế tập trung bao cấp. Nhưng nền kinh tế thị trường với sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước, cơ chế “chủ quản” trở thành một trong những trở lực kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế nói chung và công nghiệp nói riêng. Có thể nêu ra đây một số điểm chính thể hiện sự cản trở của cơ chế “chủ quản”
như sau:
- Đó là cơ chế tạo ra sự can thiệp hành chính vào hoạt động kinh tế của doanh nghiệp. Chúng ta biết rằng cơ chế thị trường đòi hỏi nền kinh tế phải tạo ra các điều kiện bình đẳng trong cạnh tranh. Trước hết, đó là hệ thống luật pháp hoàn chỉnh và sự vận dụng nghiêm túc hệ thống đó, cơ chế tài chính tiền tệ lành mạnh và có hiệu lực, sự thống nhất của thông tin thị trường, cơ chế hành chính đơn giản những đầy hiệu lực với tính minh bạch và trật tự trong mọi hoạt động kinh tế – xã hội... Tất cả những điều đó, cơ chế “chủ quản” không thể đáp ứng được, nó chủ tạo ra sự can thiệp hành chính vào hoạt động kinh tế của doanh nghiệp mà thôi.
- Cơ chế “chủ quản” làm chia cắt nền sản xuất công nghiệp nước ta. Nền kinh tế vốn đã là một thể thống nhất, nhưng cơ chế “chủ quản” lại chia cắt nền
kinh tế theo chiều dọc (ngành) và chiều ngang (lãnh thổ). Thực trạng đó thường gây ra những mất cân đội thực hoặc giả tạo và làm khoét sâu những khó khăn của thị trường vốn đã kém phát triển ở nước ta. Do vậy, có thể nói, cơ chế “chủ quản” kìm hãm việc mở rộng thị trường trong nước thành một thị trường rộng lớn và xuyên suốt, làm cản trở nghiêm trọng quá trình chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế của đất nước trên con đường công nghiệp hoá - hiện đại hoá.
- Cơ chế “chủ quản” tạo ra các khoảng trống trong quản lý. Bất kỳ một đơn vị quản lý nào trong xã hội, bên cạnh việc tuân thủ thể chế chung còn phải chịu sự quản lý theo ngành hoặc theo lãnh thổ theo cơ chế “chủ quản”. Chính sự thiết kế cơ chế quản lý này theo nội dung “chủ quản” đã tạo ra những khoảng trống (kẽ hở) mà pháp luật không với tới được. Đó là những kẽ hở nằm giữa những phạm vi hoạt động và quyền lực của các cơ quan chủ quản khác nhau. Đó chính là những “khoảng trống vô chính phủ” là môi trường thuận lợi cho các hoạt động phi pháp như tham nhũng, lãng phí, … Do đó hạn chế quyền lực và hiệu quả của bộ máy quản lý Nhà nước.
- Cơ chế “chủ quản” làm thoái hoá bộ máy quản lý Nhà nước và hạn chế sự năng động của các doanh nghiệp.
Chính vì vậy, đã làm cho các cán bộ – với tư cách là cơ quan chủ quản, vừa không thực hiện tốt được nhiệm vụ chính trị cơ bản của nó, vừa không hoàn thành được nhiệm vụ quản lý kinh doanh theo chức năng.
3.1.1.3. Quan điểm xây dựng đội ngũ các nhà quản trị có đủ trình độ, năng lực và phẩm chất để thực thi nhiệm vụ quản lý điều hành các doanh nghiệp Nhà nước.
Việc hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý suy cho cùng chỉ có thể mang lại hiệu quả thực sự khi có một đội ngũ quản lý có đủ trình độ, năng lực, phẩm chất để thực thi các nhiệm vụ đặt ra trong quá trình điều hành doanh nghiệp. Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, đây là một trong những vấn đề còn nhiều bất cập. Do vậy phải từng bước làm trong sạch và nâng cao chất lượng cán bộ
quản lý doanh nghiệp, gắn liền với công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, nâng cao phẩm chất chính trị cho các nhà quản trị doanh nghiệp.
3.1.2. Căn cứ hoàn thiện.
Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý các doanh nghiệp nhà nước hiện nay là một vấn đề lớn và cấp bách, đồng thời cũng nằm trong quá trình cải cách một bước nền hành chính của Nhà nước. Chính vì vậy, để cho quá trình hoàn thiện này đạt hiệu quả cần dựa vào một số căn cứ sau:
Một là, đổi mới bộ máy tổ chức quản lý các doanh nghiệp phải căn cứ vào tình hình thực tiễn, xu hướng phát triển kinh tế của ngành nói riêng và toàn bộ nền kinh tế quốc dân nói chung trong quá trình đổi mới của đất nước.
Hai là, hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý phải căn cứ vào trình độ phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ.
Ba là, căn cứ vào đặc điểm kinh tế – kỹ thuật của từng doanh nghiệp.
Bốn là, căn cứ vào đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước trong từng thời kỳ để tiến hành đổi mới tổ chức bộ máy quản lý thích hợp.
Việc tuân thủ chủ trương đường lối của Đảng và vận dụng rieng cho từng doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng nhằm hướng tới sự thay đổi bộ máy quản lý doanh nghiệp theo hướng gọn nhẹ, tập trung thống nhất, đảm bảo tính hiệu quả của quá trình quản lý. Đó cũng chính là yêu cầu cao nhất trong quá trình hoàn thiện.
3.1.3. Phương hướng hoàn thiện bộ máy quản lý của Tổng Công ty điện lực Việt Nam nói chung và Công ty Điện lực Hà Nội nói riêng.
Các doanh nghiệp Nhà nước đang đứng trước một làn sóng về cải cách. So với những lần trước, lần này cách thức làm triệt để hơn nhiều, và tính chất cũng như quy mô áp dụng đều có những bước tiến dài mạnh bạo. Các tổng công ty lớn, đảm trách ở những lĩnh vực độc quyền hoặc có tỷ lệ khống chế thị trường cao, trong đó có Tổng công ty Điện lực Việt nam (EVN), lần này đều trở thành đối tượng chính yếu của đợt cải cách có tính chất quyết định trước khi Việt Nam mở cửa hội nhập hẳn với khu vực và thế giới.
Theo “Đề án tổng thể sắp xếp, đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước của Tổng công ty điện lực Việt Nam giai đoạn 2003-2005”, mục tiêu của việc sắp xếp doanh nghiệp của EVN hiện nay là bám sát chủ trương của Đảng và Nhà nước, hướng tới xây dựng EVN trở thành Tập đoàn điện lực Việt Nam.
EVN sẽ từng bước đổi mới cơ cấu tổ chức và quản lý, chuyển đổi tính chất sở hữu, cải cách cơ chế hạch toán để tạo tư cách pháp nhân đầy đủ và tính chủ động cho các đơn vị thành viên.
Trong giai đoạn 2003-2005, EVN đề nghị với Chính phủ cho phép hạch toán riêng phần công ích và đề nghị Nhà nước có cơ chế xử lý tài chính cho phần phục vụ công ích. Việc này được coi la bước đột phá để tạo điều kiện cho EVN chủ động kinh doanh và tự cân đối tài chính. Sản phẩm công ích của EVN gồm: điện năng bán buôn cho sinh hoạt nông thôn, điện năng sinh hoạt cho 100kwh đầu tiên trong bậc thang giá điện sinh hoạt, điện năng cung cấp cho bơm tưới tiêu, điện năng cung cấp bằng các cụm diesel cho các huyện đảo.
Về tiến trình sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước, EVN dự định: - Đối với khối các nhà máy điện:
EVN dự kiến sẽ tiến hành cổ phần hoá Nhà máy điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh, Nhà máy điện Bà Rịa; chuyển các Nhà máy điện Ninh Bình, Nhà máy điện Uông Bí, Nhà máy điện Thủ Đức và Nhà máy điện Cần Thơ thành các công ty TNHH 1 thành viên theo mô hình Chủ tịch kiêm Giám đốc công ty. Sau khi thực hiện bước này, EVN sẽ xem xét và trình Chính phủ tiếp tục cho phép chuyển đổi sang hình thức công ty TNHH 1 thành viên và cổ phần hoá một số Nhà máy điện khác. Trước khi hình thành thị trường điện cạnh tranh, các CTCP, công ty TNHH 1 thành viên phát điện bán điện cho EVN theo giá thoả thuận giữa 2 bên, trên cơ sở bảo đảm bù đắp được các chi phí và có lãi.
- Đối với các công ty truyền tải điện:
- Đối với các công ty điện lực (CTĐL): EVN dự kiến sẽ chuyển CTĐL Hải Phòng, CTĐL Đồng Nai thành công ty TNHH 1 thành viên; tách một số điện lực thuộc các CTĐL 1, 2 thành các công ty TNHH 1 thành viên do EVN là chủ sở hữu. Các điện lực này phải bảo đảm 2 tiêu chí: có quy mô và phạm vi quản lý lớn; và có năng lực quản lý kinh doanh, quản lý kỹ thuật và quản lý tài chính.
EVN cũng dự kiến cổ phần hoá Điện lực Hà Tây (trực thuộc CTĐL 1), Điện lực Sóc Trăng (CTĐL 2) và Điện lực Khánh Hoà (CTĐL3) do EVN nắm giữ cổ phần chi phối.
- Đối với các công ty cơ khí điện: EVN cũng sẽ tiến hành cổ phần hoá Công ty cơ khí điện Thủ Đức; tách riêng 2 mảng cơ khí và sản xuất thiết bị điện của Công ty sản xuất thiết bị điện, tiến hành cổ phần hoá thành 2 công ty cổ phần: CTCP cơ khí (nòng cốt là Nhà máy cơ khí Yên Viên), CTCP sản xuất thiết bị điện (Nhà máy sản xuất thiết bị điện Đông Anh làm nòng cốt).. Các CTCP này đều do EVN nắm giữ cổ phần chi phối.
Tổng công ty đang nghiên cứu Đề án “Xây dựng tập đoàn điện lực Việt Nam” theo mô hình tổ chức công ty mẹ – công ty con. Việc tổ chức sắp xếp các doanh nghiệp thành viên của EVN trong giai đoạn 2003-2005 sẽ là bước đầu tiên trong lô trình xây dựng Tập đoàn điện lực Việt Nam.
Tập đoàn này sẽ được xây dựng theo định hướng: cơ quan Tổng công ty là nòng cốt của công ty mẹ. Công ty mẹ là công ty có tiềm lực kinh tế mạnh nhất và tập trung năng lực trí tuệ cao nhất của Tập đoàn. Công ty mẹ bao gồm các đơn vị: cơ quan của Tổng công ty hiện nay; công ty truyền tải điện quốc gia và Trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia; các Nhà máy điện lớn có vị trí quan trọng trong hệ thống điện và an ninh quốc gia; các cơ sở nghiên cứu, đào tạo tư vấn về khoa học công nghệ và khoa học quản lý như Viện năng lượng, các trường đào tạo; các Ban quản lý dự án các công trình nguồn và lưới điện do Tổng công ty làm chủ đầu tư.
Với cấu trúc công ty mẹ như trên, Tập đoàn điện lực sẽ vừa là tập đoàn đầu tư tài chính, vừa trực tiếp thực hiện chức năng kinh doanh.
Các công ty con sẽ được tổ chức theo các hình thức: công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên, công ty con hoạt động theo Luật DNNN, công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty cổ phần do EVN nắm giữ cổ phần chi phối, công ty liên doanh.
Trong khâu phát điện, các công ty con thuộc Tập đoàn bao gồm: công ty TNHH 1 thành viên được hình thành do chuyển đổi các Nhà máy điện hiện có của EVN; các công ty cổ phần do EVN chiếm cổ phần đa số - là các công ty được hình thành từ cổ phần hoá các Nhà máy điện hiện có của EVN, và các công ty do EVN tham gia làm cổ đông sáng lập (công ty cổ phần nhiệt điện Hải Phòng, Quảng Ninh, các công ty cổ phần thủy điện Sê-San 4, Serepok 3, Kanak – An Khê).
Các công ty Điện lực, điện lực tỉnh và các công ty tư vấn sẽ được lựa chọn và tổ chức theo 2 hình thức chính: công ty TNHH 1 thành viên và công ty cổ phần.
Ngoài ra, Tập đoàn điện lực Việt Nam còn có Công ty cổ phần xây lắp điện, Ngân hàng cổ phần điện lực, Công ty cổ phần bảo hiểm và một số công ty con hoạt động trong các lĩnh vực khác.
Cũng trong đề án này, công ty điện lực Hà nội dự kiến được tổ chức theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên.
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY ĐIỆN LỰC HÀ NỘI.
3.2.1. Về phía Nhà nước và Tổng công ty.
* Nhà nước cần nhanh chóng tạo khuôn khổ pháp lý, các điều kiện làm cơ sở trước khi Việt nam mở cửa hội nhập hẳn với khu vực và thế giới.
Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX đã nêu những định hướng về cơ chế chính sách và các giải pháp chủ yếu thực hiện nhiệm vụ kế hoạch 5 năm (2001-
bản việc sắp xếp, tổ chức lại và đổi mới quản lý doanh nghiệp nhà nước….trong đó cần “kiện toàn tổ chức, nâng cao hiệu quả của các tổng công ty theo mô hình công ty mẹ – công ty con, kinh doanh đa ngành tổng hợp trên cơ sở ngành chuyên môn hoá, gọi vốn thuộc nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia kinh doanh, làm nòng cốt để hình thành một số tập đoàn kinh tế mạnh ở một số lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế quốc dân….”.
Ngành điện lực cũng không nằm ngoài xu hướng cải tiến và đổi mới trên. Sau 7 năm xây dựng dự thảo Luật Điện lực vừa được Bộ công nghiệp hoàn tất, với mục tiêu tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh trong lĩnh vực sản xuất loại hàng hoá có tính chất đặc biệt này. Các quy phạm pháp luật về hoạt động đIện lực đã được sửa đổi , bổ sung nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới, nâng cao hiệu quả trong đầu tư phát triển, sản xuất kinh doanh và sử dụng điện, những vẫn còn nhiều hạn chế. Cụ thể là chưa có sự thống nhất, đồng bộ, chưa có tính pháp