CHƯƠNG 2: BỘ MÁY CỦA CÔNG TY ĐIỆN LỰC HÀ NỘI

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện bộ máy quản lý ở Công ty Điện lực Hà Nội” docx (Trang 36 - 82)

BỘ MÁY CỦA CÔNG TY ĐIỆN LỰC HÀ NỘI.

2.1. Tổng quan về công ty Điện lực Hà nội.

2.1.1. Quá trình hình thành, phát triển và kết quả hoạt động của công ty Điện lực Hà nội.

Tiền thân của Công ty điện lực thành phố Hà nội là nhà máy đèn Bờ Hồ do thực dân Pháp xây dựng vào năm 1892 để cấp điện cho ánh sáng sinh hoạt trong khu vực nội thành Hà nội lúc bấy giờ. Nhà máy có công suất ban đầu là 800KW và được khánh thành vào năm 1903.

Theo năm tháng, hệ thống điện ngày càng được mở rộng và tới năm 1933, công suất đặt của nhà máy đã đạt tới 22.500KW, lưới điện đã vươn tới nhiều tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ với chiều dài đường dây cao thế tới 653 km, chiều dài đường cáp ngầm trong nội thành Hà nội là 42 km.

Sau ngày miền Bắc được giải phóng, Đảng và Nhà nước ta đã rất quan tâm phát triển ngành điện. Ngày 15/8/1954, Hội đồng Chính phủ đã quyết định chính thức thành lập ngành điện Việt nam với tên gọi ban đầu là Cục Điện lực Việt nam (nằm trong Bộ Công nghiệp). Nhà máy Đèn Bờ Hồ chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Cục Điện lực và chịu trách nhiệm vận hành an toàn lưới điện để cấp điện cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân Thủ đô. Năm 1954, điện thương phẩm cấp cho Thủ đô là 17,2 triệu Kwh.

Giai đoạn 1955-1981: nhiều nhà máy điện mới được xây dựng trên miền Bắc xã hội chủ nghĩa, nhà máy Đèn Bờ Hồ được đổi tên thành Sở quản lý phân phối điện khu vực 1 và hệ thống điện của Sở được mở rộng để cấp điện thêm cho nhiều khu vực thuộc đồng bằng Bắc Bộ như: Hải Hưng, Thái Bình, Hà Bắc, Nam Định, Việt Trì, Bắc Thái, …

Giai đoạn 1981-1994: với việc thay đổi mô hình tổ chức trong ngành năng lượng, Sở quản lý phân phối điện khu vực 1 được tách ra thành Sở truyền tải

Điện lực Hà Nội là một doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc trực thuộc Công ty điện lực 1 và nhiệm vụ chính của Sở điện lực Hà Nội là: quản lý vận hành lưới điện có cấp điện áp từ 35KV trở xuống, kinh doanh phân phối điện năng cho khách hàng và làm chủ đầu tư các công trình cải tạo và phát triển lưới điện thuộc khu vực Thủ đô Hà Nội.

Giai đoạn 1995 – nay: theo chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc thay đổi mô hình quản lý kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước; Bộ Năng lượng được sáp nhập vào Bộ Công nghiệp, và ngày 1/1/1995 Tổng Công ty Điện lực Việt Nam chính thức được thành lập. Để đáp ứng được chức năng, nhiệm vụ phù hợp với mô hình quản lý mới của ngành, các công ty, xí nghiệp trong toàn Tổng Công ty Điện lực Việt Nam cũng được sắp xếp và tổ chức lại. Ngày 1/4/1995, Sở Điện lực Hà nội được nâng cấp thành Công ty Điện lực thành phố Hà nội – một thành viên của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam và hoạt động theo nguyên tắc hạch toán độc lập. Công ty Điện lực thành phố Hà nội là một trong năm công ty làm nhiệm vụ phân phối và kinh doanh điện năng trong toàn quốc: công ty Điện lực 1, công ty Điện lực 2, công ty Điện lực 3, công ty Điện lực thành phố Hà nội và công ty Điện lực thành phố Hồ Chí Minh.

Tình hình tăng trưởng về tiêu thụ điện năng ở khu vực Hà nội trong các năm qua như sau:

1954: Sản lượng điện thương phẩm là 17,2 triệu Kwh 1964: Sản lượng điện thương phẩm là 251,5 triệu Kwh 1974: Sản lượng điện thương phẩm là 286,9 triệu Kwh 1984: Sản lượng điện thương phẩm là 604,8 triệu Kwh 1994: Sản lượng điện thương phẩm là 1095 triệu Kwh 1995: Sản lượng điện thương phẩm là 1269 triệu Kwh 2000: Sản lượng điện thương phẩm là 2271 triệu Kwh 2001: Sản lượng điện thương phẩm là 2531 triệu Kwh 2002: Sản lượng điện thương phẩm là 2938 triệu Kwh

Như vậy, từ 1/4/1995, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Điện lực thành phố Hà Nội có một sự thay đổi rất lớn về mô hình quản lý kinh doanh, từ

một doanh nghiệp hoạt động theo nguyên tắc hạch toán phụ thuộc chuyển sang một doanh nghiệp hoạt động theo nguyên tắc hạch toán độc lập.

Biểu 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua các năm.

Chỉ tiêu ĐV 1994 1995 1999 2000 2001 2002 2003

Doanh thu Trđ 544.292 747.987 1.497.297 1.725.955 1.937.902 2.347.471 Lợi nhuận trước thuế Trđ 1.399 56.992 78.485 59.347 50.140 70.788 Nộp ngân sách Trđ 43.014 91.254 178.861 199.048 125.284 137.199 Điện thương phẩm Trkwh 1.095 1.269 2.044 2.271 2.531 2.938 Số lượng k/hàng k/h 255.025 270.756 341.872 366.065 396.282 437.484 450.285 Tổng số lao động Người 2.823 2.875 3.096 3.206 3.510 3.663 3.967 Tỷ lệ tổn thất % 24 20,4 11,2 10,9 11,26 10,75

(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty điện lực thành phố Hà Nội).

Công ty được chủ động trong các hoạt động sản xuất kinh doanh và phải chịu trách nhiệm về hiệu quả kinh tế đạt được trong các hoạt động sản xuất kinh doanh đó. Nhận thức được vấn đề nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh là vấn đề sống còn của công ty, lãnh đạo công ty đã tập trung nguồn lực về vật chất cũng như trí tuệ dể phát triển sản xuất, cũng như tìm mọi biện pháp để nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh điện năng.

Những chỉ tiêu về kết quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong biểu 1 đã thể hiện rất rõ xu hướng phát triển kinh doanh cũng như xu hướng hiệu quả kinh doanh ngày càng tăng của doanh nghiệp. Tất cả các chỉ tiêu về kết quả hoạt động kinh doanh đạt được năm sau đều cao hơn năm trước. Đặc biệt có sự khác biệt lớn giữa hai năm 1994 và 1995, là năm ngay sau khi có sự chuyển đổi về mô hình quản lý đã có sự thay đổi rõ rệt, nhất là các chỉ tiêu như: sản lượng điện bán cho khách hàng, doanh thu bán điện, lợi nhuận trước thuế …. đều có mức tăng đáng kể. Ví dụ như: nếu lợi nhuận trước thuế năm 1994 là 1.3999 triệu đồng thì năm 1995, lợi nhuận trước thuế là 56.992 triệu đồng, tăng hơn 40 lần chỉ trong 1 năm. Điều này cho chúng ta thấy rõ tầm quan

trọng của mô hình tổ chức quản lý của công ty co ảnh hưởng lớn như thế nào đến kết quả hoạt động kinh doanh.

Đạt được những thành tích trên là do một số nguyên nhân chủ yếu sau:

- Công ty đã được chủ động trong toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình nên công ty đã tổ chức lại mô hình sản xuất: thành lập các tổ quản lý điện tổng hợp tại tất cả các phường trong toàn thành phố; tổ tổng hợp chịu trách nhiệm toàn bộ các khâu trong dây chuyền sản xuất kinh doanh điện năng trong phạm vi địa bàn phường mà họ quản lý gồm: vận hành lưới điện, sửa chữa lưới điện, kinh doanh điện năng (như phát triển khách hàng, quản lý khách hàng, thu tiền điện từ khách hàng, …); đề ra các quy định phân phối lợi nhuận gắn lợi ích của người lao động với hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị mà họ làm việc. Nhờ tổ chức lại mô hình sản xuất như trên nên việc cấp điện cho khách hàng được cải thiện nhiều, thời gian sửa chữa sự cố điện đuợc rút ngắn lại, phát triển thêm được khách hàng, quản lý khách hàng chặt chẽ hơn, tỷ lệ tổn thất điện năng ngày càng giảm, năng suất lao động ngày càng tăng (số lao động không tăng nhiều mà sản lượng điện bán cho khách hàng lại tăng nhiều), thu nhập của người lao động ngày càng cao, …..

- Xác định đúng yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất đến hiệu quả kinh doanh điện năng là tỷ lệ thất thoát điện năng trong quá trình kinh doanh (tỷ lệ tổn thất điện năng), công ty đã xây dựng chương trình giảm tỷ lệ tổn thất điện năng của toàn công ty cũng như của từng tổ tổng hợp và kiên quyết tập trung chủ đạo thực hiện tốt chương trình này, nhờ vậy mà tỷ lệ tổn thất điện năng của lưới điện Hà nội liên tục giảm.

Sản lượng điện bán cho khách hàng ngày càng tăng cao, ngoài yếu tố số lượng khách hàng tăng mà còn có sự đóng góp đáng kể của yếu tố tỷ lệ tổn thất điện năng giảm.

- Với nguồn vốn có hạn, chủ đầu tư xây dựng mới lưới điện, củng cố cải tạo luới điện một cách có trọng điểm nhằm mục tiêu tăng sản lượng điện năng bán cho khách hàng và giảm tỷ lệ tổn thất điện năng.

2.1.2. Những đặc điểm cơ bản của Công ty có ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị của Công ty Điện lực thành phố Hà Nội.

2.1.2.1. Môi trường kinh doanh, thị trường.

Điện năng có một vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội của đất nước, nó có ảnh hưởng đến toàn bộ sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, nhất là đối với các nước đang tiến hành công nghiệp hoá - hiện đại hoá như Việt Nam; bởi vì hiện đại hoá chỉ có thể tiến hành được trên cơ sở công nghiệp hoá mà điện năng là một loại “nhiên liệu” đặc biệt không thể thiếu được cho sự phát triển của mọi ngành công nghiệp trong quá trình công nghiệp hoá. Bên cạnh đó, điện năng còn có vai trò to lớn trong lĩnh vực phục vụ kinh tế - xã hội của con người trong một xã hội hiện đại. Nói cách khác, điện năng rất cần thiết và có ảnh hưởng rất lớn tới nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước và đó chính là lý do mà Nhà nước cần phải độc quyền trong quản lý và kinh doanh điện năng. Thị trường tiêu thụ điện là thị trường độc quyền.

Điện năng là một loại hàng hoá công cộng, hoạt động sản xuất kinh doanh điện lực vừa mang tính phục vụ, vừa mang tính kinh doanh. Thật vậy, điện năng là một loại hàng hoá đặc biệt, không nhìn thấy được, không sờ mó được, không thể để tồn kho ... Quá trình sản xuất - truyền tải - phân phối - bán điện - sử dụng điện xảy ra đồng thời, từ sản xuất đến tiêu thụ, sử dụng không qua tay một khâu thương mại trung gian bên ngoài. Khi tiêu dùng, điện năng được chuyển hoá thành các dạng năng lượng khác như cơ năng, quang năng... để thoả mãn cho nhu cầu sản xuất và đời sống của con người trong xã hội. Điện năng là sản phẩm thông dụng, tác động đến mọi người, mọi gia đình, mọi hoạt động xã hội...

Nghị quyết hội nghị lần thứ 3, Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX đã chỉ rõ: “Nhà nước giữ 100% vốn đối với các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực độc quyền Nhà nước, bao gồm: vật liệu nổ, hoá chất độc, chất phóng xạ, hệ thống truyền tải điện quốc gia, mạng trục thông tin quốc gia và quốc tế, sản xuất thuốc lá điếu” (trang 10). NQTW 3 khoá IX cũng chỉ rõ:

quyền Nhà nước thành độc quyền doanh nghiệp” (trang 8), và “Đối với DNNN hoạt động trong lĩnh vực độc quyền cần có quy định kiểm soát giá và điều tiết lợi nhuận, và cần tổ chức một số DNNN cùng cạnh tranh bình đẳng” (trang 14). Lưu ý rằng NQTW3 cũng chỉ rõ: “Nhà nước giữ cổ phẩn chi phối hoặc giữ 100% vốn đối với DNNN hoạt động kinh doanh trong các ngành và lĩnh vực như sản xuất điện” (trang 11).

Trên địa bàn thành phố Hà Nội, chỉ có duy nhất Công ty Điện lực thành phố Hà Nội là doanh nghiệp cung ứng và kinh doanh điện năng cho tất cả các khách hàng của Thủ đô. Mặc dù kinh doanh mặt hàng độc quyền, song Công ty Điện lực thành phố Hà Nội vẫn phải nắm bắt nhu cầu thị trường, của khách hàng và tìm cách thoả mãn tối đa các nhu cầu đó.

2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty Điện lực thành phố Hà Nội.

- Phấn đấu cấp điện liên tục, ổn định, an toàn và bảo đảm chất lượng điện năng nhằm tăng sản lượng điện cung ứng cho khách hàng, thoả mãn tối đa các nhu cầu sử dụng điện của khách hàng để tăng doanh thu bán điện.

- Phấn đấu giảm lượng điện năng thất thoát trong quá trình vận hành cung ứng điện và trong khâu kinh doanh. Tổn thất điện năng là lượng điện năng mất đi trong quá trình truyền tải, phân phối từ nơi sản xuất tới nơi tiêu thụ, là lượng điện năng chênh lệch giữa sản lượng điện đầu vào (mua của Tổng công ty Điện lực Việt Nam) và sản lượng điện đầu ra (bán cho khách hàng).

- Phấn đấu tăng lợi nhuận của doanh nghiệp trên cơ sở tăng doanh thu bán điện và giảm các chi phí sản xuất kinh doanh, chi phí lao động, sử dụng các nguồn lực một cách tiết kiệm và hợp lý.

- Phấn đấu thực hiện tốt cả hai chức năng kinh doanh và phục vụ, khắc phục tâm lý độc quyền dẫn đến cửa quyền. Chức năng phục vụ thể hiện ở chỗ các công ty phải chịu trách nhiệm cung ứng điện an toàn, ổn định, liên tục, đảm bảo chất lượng điện năng cho mọi nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội. Chức năng kinh doanh thể hiện ở chỗ là các công ty phải kinh doanh điện năng có lãi. Rõ ràng rằng, nếu kinh doanh điện năng có lãi song việc cấp điện không đáp ứng được các nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước thì không thể nói

là các công ty đã hoàn thành nhiệm vụ, ngược lại nếu cung ứng điện cho các nhu cầu của khách hàng tốt song việc kinh doanh điện năng không có lãi thì cũng không thể nói các công ty điện hoạt động có hiệu quả. Đặc điểm này đòi hỏi các công ty Điện lực phải bảo đảm sự thống nhất giữa nhiệm vụ kinh tế và nhiệm vụ chính trị; vừa phải đáp ứng được các nhiệm vụ chính trị, vừa kinh doanh có hiệu qủa cao. Công ty Điện lực thành phố Hà Nội chịu trách nhiệm cấp điện cho các khách hàng của Thủ đô, thì vấn đề này càng cần được quan tâm đặc biệt.

Công ty Điện lực thành phố Hà Nội là một doanh nghiệp nhà nước được thành lập tháng 4 năm 1995 theo Quyết định số 129NL/TCCB-LĐ ngày 4/3/1995 của Bộ trưởng Bộ Năng lượng. Công ty là thành viên hạch toán độc lập của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam, chịu sự ràng buộc về quyền lợi và nghĩa vụ với Tổng Công ty, có quyền tự chủ trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh và hoạt động tài chính của mình. Công ty có các doanh nghiệp và các đơn vị trực thuộc, hoạt động trên địa bàn thành phố Hà Nội về chuyên ngành kinh doanh điện năng phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của Thủ đô.

Do những đặc thù về kinh tế – kỹ thuật, trình độ công nghệ của ngành điện và đặc điểm của sản phẩm điện năng đòi hỏi phải tập trung thống nhất về tổ chức và quản lý ở trình độ cao mới đưa lại hiệu quả kinh tế trong hoạt động sản xuất và kinh doanh điện năng, nên Công ty Điện lực thành phố Hà Nội được tổ chức và hoạt động theo “Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty Điện lực Hà Nội” ban hành kèm theo Quyết định số 181 ĐVN/HĐQL ngày 24/3/1995 của Hội đồng quản lý Tổng công ty Điện lực Việt Nam.

Chức năng, nhiệm vụ chính của Công ty Điện lực thành phố Hà Nội như sau: - Kinh doanh điện năng và cung ứng điện an toàn, liên tục, ổn định,

bảo đảm chất lượng điện năng. - Thiết kế lưới điện.

- Thí nghiệm và sửa chữa thiết bị điện. - Xây lắp các công trình điện đến 110KV.

- Xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị điện.

- Các dịch vụ khác về điện (sửa chữa thiết bị điện, sửa chữa lắp đặt điện nội thất gia đình).

Trụ sở công ty: 69 Đinh Tiên Hoàng – Hà Nội.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện bộ máy quản lý ở Công ty Điện lực Hà Nội” docx (Trang 36 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w