Phương án II

Một phần của tài liệu thiết kế phần điện của nhà máy thủy điện (Trang 78 - 80)

3) Tính dòng ngắn mạch theo đường cong tính toán

4.4.2 phương án II

*Vốn đầu tư của phương án này gồm vốn đầu tư cho máy phát, máy biến áp và thiết bị phân phối là máy cắt.

+Vốn đầu tư máy biến áp: phương án này gồm có:

- Sáu máy biến áp tự ngẫu một pha có: Sđm=120 MVA; có cấp điện áp cao là 220 kV, có giá thành là vB = 1200.103 USD; hệ số kB = 1,3.

- Hai máy biến áp 2 cuộn dây có: Sđm=200 MVA; có cấp điện áp cao là 110 kV, có giá thành là vB=1000.103 USD; hệ số kB=1,5.

Vậy nên vốn đầu tư cho máy biến áp ở phương án này là: VBII= (6×1200×1,3+2×1000×1,5).103=12360.103 USD

= 210,12.109 đồng

+Vốn đầu tư cho thiết bị phân phối (máy cắt): phương án này có:

- Phía thanh góp 220 kV có 14 máy cắt loại 3AQ1 có giá là 90.103USD - Phía thanh góp 110 kV có 12 máy cắt loại 3AQ1-FG có giá là 60.103

USD.

- Phía điện áp máy phát có 2 máy cắt hợp bộ loại 8BK41 có giá là 150.103 USD, bố trí tại đầu ra của 2 máy biến áp tự ngẫu.

Vậy vốn đầu tư cho máy cắt của phương án II là:

VTBPPII = (14×90+12×60+2×150).103=2280.103 USD = 38,76.109 đồng

Vốn đầu tư ban đầu của phương án II:

PkhII = 100 a VII× = 10 14640 100 × = 1464.103 USD = 24,888.109 đồng

Phí tổn do tổn thất điện năng hàng năm gây ra:

PttII =β ×∆ΑII = 600×29747,24.103=17,848.109 đồng Như vậy phí tổn vận hành hàng năm của phương án II là

PII = PkhII + PttII = (24,888+17,848).109=42,736.109 đồng Hàm chi phí tính toán hàng năm của phương án:

CII=PII+ađmVII=(42,736+0,1×248,888).109 = 67,625.109 đồng Sau khi tính toán kinh tế cho cả hai phương án ta có bảng thống kê như sau:

Bảng 4.3:

Phương án Vốn đầu tư .109 đồng Phí tổn vận hành .109 đồng Chi phí tính toán .109 đồng I 259,59 42,559 68,518 II 248,88 42,736 67,625 Nhận xét: - Về mặt kinh tế:

Qua số liệu của bảng thống kê ta thấy chỉ tiêu kinh tế của phương án II nhỏ hơn phương án I nên kinh tế phương án II ưu việt hơn so với phương án I.

- Về mặt kỹ thuật:

+ Hai phương án đều đảm bảo cung cấp điện cho các phụ tải.

+ Phương án II có các bộ máy phát - máy biến áp hai cuộn dây giống nhau và được nối trực tiếp và trung áp 110 kV nên vận hành dễ dàng hơn, do ở cấp điện áp thấp nên mức độ an toàn điện cũng cao hơn cho người và thiết bị.

Vì thế trên cơ sở phát triển tương lai của nhà máy ta chọn phương án II , vì số máy cắt phía cao áp ít hơn phương án I và phương án I phía cao áp vận hành phức tạp hơn phương án II.

CHƯƠNG 5

LỰA CHỌN KHÍ CỤ ĐIỆN, DÂY DẪN VÀ THANH GÓP

Những thiết bị chính trong nhà máy điện và trạm điện như: máy phát, máy biến áp, máy bù cùng các khí cụ điện như: máy cắt điện, dao cách ly, kháng điện được nối với nhau bằng thanh dẫn, thanh góp và cáp điện lực.

Để nối từ đầu cực máy phát đến máy biến áp vì có sự hạn chế về kích thước của thiết bị nên ta dùng thanh nối cứng. Khi dòng điện nhỏ thường dùng thanh hình chữ nhật còn khi có dòng điện lớn thì dùng thanh dẫn ghép từ 2 hay 3 thanh hình chữ nhật đơn. Còn khi có dòng lớn hơn 3000A thì dùng thanh dẫn hình máng (để giảm hiệu ứng mặt ngoài và hiệu ứng gần, đồng thời tăng khả năng làm mát chúng).

Trong điều kiện vận hành các khí cụ điện, sứ cách điện và các bộ phận dẫn điện khác có thể ở một trong ba trạng thái cơ bản sau:

- Chế độ làm việc lâu dài. - Chế độ quá tải.

- Chế độ ngắn mạch.

Ta phải chọn các khí cụ điện, sứ cách điện và các bộ phận dẫn điện khác sao cho thõa mãn tất cả các yêu cầu kỹ thuật đồng thời đạt hiệu quả kinh tế hợp lý nhất.

Một phần của tài liệu thiết kế phần điện của nhà máy thủy điện (Trang 78 - 80)

w