0
Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

Quan niệm về Chủ nghĩa Xã hội ở Việt Nam:

Một phần của tài liệu NHỮNG LUẬN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA C.MÁC VÀ PH.ĂNGGHEN VỀ HÌNH THÁI KINH TẾ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ THỜI KỲ QUÁ ĐỘ TỪ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN LÊN CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN (Trang 40 -42 )

Chúng ta đều có thể nhận định rằng sự ra đời của Chủ nghĩa Xã hội hiện thực là hoàn toàn phù hợp với quy luật vận động, phát triển khách quan của lịch sử xã hội, phù hợp với tiến trình lịch sử tự nhiên của các hình thái kinh tế xã hội. Cho dù đến nay Chủ nghĩa Cã hội vẫn chưa xuất hiện ở những nơi mà Chủ nghĩa Tư bản đã phát triển đến trình độ cao.Theo học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của Mác thì lực lượng sản xuất xét đến cùng, bao giờ cũng đóng vai trò quyết định trong việc thay đổi phương thức sản xuất, dẫn đến thay đổi toàn bộ các quan hệ xã hội, thay đổi một chế độ xã hội mà mác gọi là hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản Chủ nghĩa. Trên cơ sở đó, Mác đi đến kết luận : Xã hội loài người phát triển trải qua nhiều giai đoạn kế tiếp nhau, ứng với mỗi giai đoạn của sự phát triển đó là một hình thái kinh tế - xã hội. Và sự tiến bộ xã hội chính là sự vận động theo hướng tiến lên của các hình thái kinh tế - xã hội, là sự thay thế hình thái kinh tế - xã hội này bằng một hình thái kinh tế - xã hội khác cao hơn, tiến bộ hơn. Mác khẳng định : Tôi coi sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên. Mặc dù khẳng định quá trình lịch sử tự nhiên của các hình thái kinh tế xã hội là tiến trình bị quy định bởi các quy luật khách quan, nhưng Mác cũng luôn chõ rằng con người “ Có thể rút ngắn và làm dịu bớt những cơn đau đẻ”. Cùng với lý luận về hình thái kinh tế - xã hội , Mác và Ăgghen cũng dự báo và khẳng định lịch sử xã hội vừa phát triển theo con đường tuần tự, vừa phát triển theo con đường nhảy vọt. Sau này Lênin đã phát triển và bổ sung cho phát hiện này của Mác và Ăgghen, Lênin nhận định lên Chủ nghĩa Xã hội không qua chế độ Tư bản là một kiểu chế độ gián tiếp, phải trải qua “một bước quá độ trung gian”, đòi hỏi giai cấp vô sản phải tìm kiếm và sử dụng hàng loạt biện pháp quá độ đặc biệt.

Trên cơ sở những luận điểm có tính chất nguyên tắc của chủ nghĩa Mác – Lênin về quá độ lên Chủ nghĩa Xã hội, xuất phát từ hoàn cảnh cụ thể của xã hội

Việt Nam vào thập kỷ 30 của thế kỷ XX cho đến nay,cho phép chúng ta khẳng định : quá trình lên Chủ nghĩa Xã hội ở Việt Nam là sự lựa chọn đúng đắn, phù hợp với thực tế lịch sử của thời đại, đó cũng là kết quả của việc nhận thức và vận dụng nội dung học thuyết hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản Chủ nghĩa của Mác và Ăgghen đã được trình bày trong bảy tác phẩm: “Hệ tư tưởng Đức; Tình cảnh

các giai cấp lao động ở Anh theo sự quan sát của bản thân và những nguồn đáng tin cậy – 1845; Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản – 1848; Đấu tranh giai cấp – 1848-1950; Ngày 18 tháng sương mù của Lui Bônapac – 1851”, “Phê phán cương lĩnh Gôta – 1875”.

Vận dụng sáng tạo những quan điểm có tính nguyên tắc của chủ nghĩa Mác - Lênin về hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản Chủ nghĩa, tổng kết thực tiến quá trình cách mạng Việt Nam, nhất là trong hơn 20 năm đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam đã hình thành một quan niệm tổng quát về xã hội Xã hội Chủ nghĩa “Xã hội Chủ nghĩa mà Đảng và Nhà nước và nhân dân xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, công bằng xã hội văn minh, do dân làm chủ, có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, con người được giải phóng khỏi áp bức bóc lột, sụ bất công. Có cuộc sống tự do ấm no, hạnh phúc, phát triển toàn diện, các dân tộc bình đẳng đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, có nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, có quan hệ hữu nghị hợp tác với các nước trên thế giới”. Có thể xem đây là mô hình Chủ nghĩa Xã hội của Việt Nam, đặc trưng mô hình đó phản ánh tính phổ biến theo tinh thần học thuyết Mác - Lênin về Chủ nghĩa Xã hội. Tuy nhiên cần được tiếp tục nghiên cứu sâu và cụ thể hóa. Trong công cuộc đổi mới nhờ sự vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin mà nhà nước ta đã thu nhận được nhiều thành tựu to lớn. Khẳng định những thành tựu, song chúng ta không phủ nhận là đã có những lúc phạm sai lầm, khuyết điểm và đó cũng là điều hết sức tự nhiên. Bởi lẽ, Chủ nghĩa Xã hội là một công trình thử nghiệm xã hội vĩ đại, nó giống như bất kỳ một công trình khoa học vĩ đại nào, không thể một lần là đã thành công. Hơn nữa công trình xã hội vĩ đại đó

lại diễn ra ở một quốc gia nông nghiệp mang nặng những dấu ấn đặc thù của “ phương thức sản xuất Châu Á” nơi tồn tại của mô hình công xã nông thôn với sự trì trệ, kém phát triển về lực lượng sản xuất, cùng những quan hệ sản xuất công xã khép kín. Với một cơ sở kinh tế như vậy, khi quá độ lên Chủ nghĩa Xã hội tất sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Song những điều đó không phải là trở ngại không thể vượt qua để xây dựng chế độ Xã hội Chủ nghĩa trên đất nước ta.

Một phần của tài liệu NHỮNG LUẬN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA C.MÁC VÀ PH.ĂNGGHEN VỀ HÌNH THÁI KINH TẾ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ THỜI KỲ QUÁ ĐỘ TỪ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN LÊN CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN (Trang 40 -42 )

×