Những luận điểm cơ bản về hình thái kinh tế xã hội trong tác phẩm “ Ngày 18 tháng sương mù của Lui Bônapac”:

Một phần của tài liệu những luận điểm cơ bản của c.mác và ph.ăngghen về hình thái kinh tế xã hội chủ nghĩa và thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản (Trang 28 - 38)

phẩm “ Ngày 18 tháng sương mù của Lui Bônapac”:

Tới tác phẩm này thì những nội dung lý luận hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản Chủ nghĩa đã có bước phát triển hơn so với tác phẩm “Tình cảnh giai cấp

công nhân Anh” .

Tư tưởng chung của Mác trong tác phẩm là toàn bộ diễn biến của cuộc đấu tranh giai cấp ở Pháp đã tạo ra những điều kiện và hoàn cảnh để Lui Bônapac – một tên bịp bợm lại đóng vai anh hùng. Những cuộc đấu tranh ấy phản ánh những đối kháng giai cấp đã đạt tới giai đoạn mà mọi sự phát triển hơn nữa của cách mạng sẽ kéo theo sau nó việc thực hiện những nội dung và biện pháp Xã hội Chủ nghĩa.

“Ngày 18 tháng sương mù của Lui Bônapac” luận giải rõ hơn các hình thức,

thể chế chính trị xã hội trước khi hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản Chủ nghĩa ra đời. Đó là sự lựa chọn nhà nước cộng hòa hay dân chủ của bọn tư sản, mục đích của chúng cũng chỉ là để bảo vệ lợi ích và địa vị thống trị của giai cấp mình. Nhưng cuối cùng thì những hình thức nhà nước đó sớm muộn cũng sẽ bị tiêu tan và mất đi. Giai cấp tư sản hình thành các khối liên minh, tuy nhiên đồng thời giai cấp công nhân cũng có những khối liên minh của giai cấp mình “ Đối lập với khối

liên minh tư sản đã hình thành khối liên minh giữa những người tiểu tư sản và công nhân, tức cái gọi là đảng dân chủ - xã hội”.

Trong hoàn cảnh nước Pháp lúc đó, với tình hình chính trị phức tạp. Các đảng phái, các tư tưởng khi bàn về các vấn đề kinh tế xã hội đều có kết luận cuối cùng là Chủ nghĩa Xã hội nhưng bản thân họ lại không biết được bản chất thực sự của Chủ nghĩa Xã hội là như thế nào. Họ cho rằng “ Làm một con đường sắt ở chỗ

đã có sông đào rồi đó là Chủ nghĩa Xã hội. Dùng một cái gậy để tự bảo vệ khi người ta cầm gươm đâm chém mình, đó cũng là Chủ nghĩa Xã hội”. Tuy vậy,

thông qua thực tiễn lịch sử lúc đó thì giai cấp tư sản đã dần hiểu ra những cái gọi là tự do công dân và thiết chế tiến bộ đều đe dọa tới sự thống trị của giai cấp tư sản.

Vì vậy lẽ tự nhiên là sẽ có một hình thái mới thay thế cho hình thái xã hội đương thời, đó chính là hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản Chủ nghĩa “ Giai cấp tư sản đã nhìn thấy rất đúng rằng các bí quyết của Chủ nghĩa Xã hội là ở trong sự đe dọa và tấn công ấy, nó đánh giá ý nghĩa và xu hướng của Chủ nghĩa Xã hội đúng hơn cả chính ngay cái gọi là Chủ nghĩa Xã hội tự đánh giá mình” . Vậy ở đây Mác đã nhận định rằng sự thay thế của Chủ nghĩa Cộng sản đối với tư bản là đúng quy luật lịch sử, là điều sớm muộn sẽ xảy ra. Tuy nhiên nó còn phụ thuộc vào trình độ nhận thức lý luận và những hoạt động thực tiễn của giai cấp sẽ đảm nhận vai trò quyết định trong tiến trình xây dựng hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản Chủ nghĩa.

Sự khủng hoảng của nền kinh tế Tư bản Chủ nghĩa sẽ có tác động sâu sắc và to lớn tới sự tồn tại hay tàn lụi của chế độ chủ nghĩa tư bản. Trong tác phẩm này có đề cập tới cuộc tổng khủng hoảng thương nghiệp . Nó đã khiến cho giai cấp tư sản Pháp hoảng loạn, lung lay. Bên cạnh đó là những tin đồn về chính biến, các cuộc đấu tranh chính trị, họ đã sợ tới mức phát điên và phải thét vào mặt của chế độ mình “ Một sự kết thúc khủng khiếp còn hơn là một sự khủng khiếp không bao giờ

kết thúc”. Kết thúc của phương thức sản xuất Tư bản Chủ nghĩa sẽ là mở đầu cho

cho sự xác lập phương thức sản xuất Cộng sản Chủ nghĩa, là cơ sở cho hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản Chủ nghĩa hình thành và phát triển.

Chính sự khủng hoảng trong việc lựa chọn hình thức chính trị, chế độ chính trị khi mà giai cấp tư sản muốn xác lập sự thống trị của giai cấp mình. Nó chứng minh rằng sự thống trị của giai cấp tử sản sẽ là không bền vững, luôn biến động, bởi nó chỉ bảo vệ lợi ích của bọn tử bản – chiếm số ít trong xã hội. Đòi hỏi loài người phải xây dựng một hình thức, một chế độ mà nó có thể tồn tại vĩnh viễn, đem lại lợi ích cho toàn xã hội, đó chính là chế độ Cộng sản Chủ nghĩa.

Tư tưởng về xây dựng hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản Chủ nghĩa trong tác phẩm này là bắt nguồn từ việc khi Lui Bônapac nắm quyền lãnh đạo nhà nước, mà Lui Bônapac lại là đại biểu của tầng lớp tiểu nông – là tầng lớp đông đảo nhất trong xã hội Pháp lúc đó. Nhưng sau đó tầng lớp tiểu nông dần nhận ra lợi ích của

giai cấp mình không thể hòa hợp với lợi ích của giai cấp tư sản như dưới thời Na- pô-lê-ông nữa mà nó đã mâu thuẫn với lợi ích của của giai cấp tư sản, của nhà tư bản, “ Người nông dân thấy rằng giai cấp vô sản thành thị, giai cấp có sứ mệnh

lật đổ chế độ tư sản là bạn đồng minh, là người lãnh đạo tự nhiên của mình”. Đây là một luận điểm tạo thành yếu tố rất quan trong trong quá trình xây dựng hình thái kinh tế xã hội Cộng sản Chủ nghĩa. Bởi nó chỉ thành công nếu được sự ủng hộ của nhân dân lao động. Do vậy hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản Chủ nghĩa thay thế cho xã hội tư sản đương thời chỉ còn là vấn đề thời gian.

Vậy ở tác phẩm này những lý luận về hình thái kinh tế - xã hội đã được thể hiện sâu sắc và đầy đủ hơn so với tác phẩm “ Tình cảnh giai cấp công nhân Anh”, nếu như ở tác phẩm “ Tình cảnh giai cấp công nhân Anh” có đề cập đến một xã hội khác với xã hội tư bản đương thời nhưng lại chưa luận giải được sâu sắc, đầy đủ cách thức để xây dựng thành công xã hội đó. Đến tác phẩm “Ngày 18 tháng sương

mù của Lui Bônapac” đã làm rõ hơn lý luận về cộng sản chủ nghĩa. Từ thực tiễn

của cuộc đấu tranh giai cấp từ 1848 đến 1851, Mác đã tổng kết các sự kiện lịch sử chính trị lớn . Đồng thời bổ sung và phát triển những nguyên lý lý luận cho học thuyết Cộng sản Chủ nghĩa. Những vần đề lý luận đó cho đến ngày nay vẫn còn giá trị to lớn và đòi hỏi giai cấp vô sản và Đảng của nó phải vận dụng một cách sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể của nước mình như vấn đề sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, vấn đề nhà nước, vấn đề cách mạng Xã hội Chủ nghĩa, vấn đề xây dựng khối liên minh giai cấp công nhân với đa số nhân dân lao động khác như : nông dân, tri thức, thợ thủ công.

Đối với Việt Nam, tác phẩm có ý nghĩa đặc biệt đối với việc thực hiện nhiệm vụ trong công cuộc cách mạng nước nhà về mọi mặt. hoàn thành mục tiêu quá độ lên xây dựng thành công Chủ nghĩa xã hội, tiến tới xây dựng Chủ nghĩa Cộng sản. Muốn làm được điều đó phải thực hiện các biện pháp phát triển đất nước về mọi mặt kinh tế, chính trị, xã hội. chống tệ nan quan liêu, tham nhũng, mua chức mua quyền. Dù là trong thời bình vẫn luôn luôn nêu cao tinh thần cách mạng chống lại

mọi âm mưu diễn biến hòa bình của bọn phản động. lợi ích của giai cấp thống trị lãnh đạo phải đồng nhất với lợi ích của toàn dân. Đảng lãnh đạo phải tạo được niềm tin và nhận được sự ủng hộ của nhân dân. Tác phẩm là một bài học tiêu biểu về sự lựa chọn thể chế chính trị của một nhà nước, là bài học về nhận thức được vai trò to lớn của nhân dân trong sự nghiệp cách mạng.

3.6. Những luận điểm cơ bản cơ bản của C.Mác và Ph.Ăngghen về hình tháikinh tế xã hội chủ nghĩa và thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa kinh tế xã hội chủ nghĩa và thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản trong tác phẩm “Phê phán cương lĩnh Gôta – 1875”:

3.6.1. Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm:

“Phê phán cương lĩnh Gôta” là một trong những tác phẩm quan trọng của

C.Mác, trong đó chứa đựng những nội dung có tính chất nguyên tắc được tổng kết, đúc rút liên quan đến sự phát triển lý luận của Mác về Chủ nghĩa xã hội khoa học và về học thuyết kinh tế của người trong suốt chặng đường khoảng 30 năm kể từ khi ông viết Tuyên ngôn của Đảng cộng sản.

Mác viết tác phẩm vào ngày 5/5/1875, thời kỳ sau công xã Pari này phong trào công nhân phát triển mạnh ở đức. Điều này có vai trò của Đảng dân chủ xã hội Đức. Đó là đội ngũ mạnh nhất và có tổ chức nhất của phong trào xã hội Chủ nghĩa quốc tế. Đảng này giành được sự kính trọng của công nhân các nước và được thừa nhận như là sự tiên phong của giai cấp vô sản quốc tế. Thành tích của Đảng dân chủ xã hội Đức rất lớn. Trong những năm chiến tranh Pháp Phổ, họ đã thể hiện rõ lập trường quốc tế của mình. Trong thời kỳ công xã Pari, Đảng đã đấu tranh anh dũng để bảo vệ công xã. Ở trong nước dù thường xuyên bị khủng bố nhưng Đảng đã hoạt động rất linh hoạt và có kết quả trong lãnh đạo công đoàn: tổ chức xuất bản báo chí của Đảng, tham gia vào bầu cử quốc hội, sử dung khéo léo diễn đàn trong quốc hội để vạch trần chế độ độc tài Bixmac tuyên truyền cho tưởng Chủ nghĩa xã hội cách mạng. Cũng thời gian này phong trào công nhân ở đức có sự phân biệt bởi cùng tồn tại bên cạnh Đảng công nhân dân chủ xã hội Đức là tổ chức hội công

nhân toàn Đức. Không phải chỉ có hội công nhân mới ảnh hưởng tưởng Latxan mà cả Đảng công nhân dân chủ xã hội Đức cũng bị ảnh hưởng, kể cả một số lãnh đạo của Đảng.

Trước tình hình phân biệt của phong trào công nhân Đức ấy đã có nhiều ý kiến yêu cầu thống nhất hai tổ chức trên. Thế là hai tổ chức này đã quyết định thống nhất lại. Để chuẩn bị cho đại hội thống nhất sẽ diễn ra ở Goota các nhà lãnh đạo hai tổ chức soạn thảo một cương lĩnh, bản soạn thảo này có gửi cho Mác góp ý kiến. Mác và Ăngghen lúc đó đang ở Anh các ông rất quan tâm và chăm lo tới phong trào công nhân Đức. Nó được thể hiện bằng nhiều hình thức: động viên thắng lợi của phong trào tuyên truyền lý luận Chủ nghĩa xã hội khoa học vào Đức, đưa ra đòi hỏi cao và nghiêm khắc đối với các lãnh tụ Đảng, không bỏ qua và góp ý thẳng thắn đối với những sai lầm trong sách lược đường lối của Đảng.

Nhận được bản dự thảo cương lĩnh Mác đã nhận thấy cương lĩnh đầy rẫy những sai lầm, bởi nó ảnh hưởng và thỏa hiệp nhiều tư tưởng của phái Latxan, xa rời quan điểm khoa học của phong trào vô sản. Mác nói:”một cương lĩnh mà tôi tin

chắc là hoàn toàn vô dụng, và đang làm cho đảng bị mất tinh thần”[6,468]. Do

vậy Mác đã khuyên công nhân Đức không vội vã thống nhất tổ chức. Lúc này hay nhất là chỉ nên ký một bản thỏa hiệp đồng chung chống kẻ thù của hai Đảng mà thôi. Từ sự khuyên nhủ này, Mác đẫ có một nhận định nổi tiếng: “một bước tiên

phong của phong trào thực sự còn quan trọng hơn một tá cương lĩnh”[6,396].

Một mặt khuyên nhủ như vậy, mặt khác ông đã viết lời nhận xét bản dự thảo cương lĩnh mà hai đảng đã gửi tới. Bất chấp sự khuyên nhủ của Mác hai đảng vẫn tổ chức đại hội thống nhất tại Gôta vào ngày 22 đến 27/5/ 1875 với bản cương lĩnh sự thảo và rất ít chú ý đến những nhận xét của Mác. Bản nhận xét của Mác đã trổ thành một tác phẩm nổi tiếng, bút chiến chống chủ nghĩa cơ hội với cái tên” cương lĩnh Gôta” là tài liệu kinh điển của chủ nghĩa Mác nói chung.(mãi đến năm 1891 tác phẩm mới có dịp được in).

3.6.2. Những luận điểm cơ bản về hình thái kinh tế - xã hội trong tác

phẩm “Phê phán cương lĩnh Gôta – 1987”:

Tác phẩm “Phê phán cương lĩnh Gôta” ra đời sau “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” nên nó có bước phát triển cao hơn về lý luận. Những quan điểm của C.Mác-Ph.Ăngghen về học thuyết hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản Chủ nghĩa được Mác củng cố và bổ sung trong tác phẩm này. Tác phẩm chia làm bốn giai đoạn, qua các quan điểm sai lầm của cương lĩnh Gôta, đem đến cho chúng ta những nội dung đáng lưu ý. Trong đó học thuyết hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản Chủ nghĩa được thể hiện rõ, lần đầu tiên Mác đề cập khá chi tiết đến thời kỳ quá độ lên Cộng sản Chủ nghĩa và cũng là lần đầu tiên Mác đưa ra và luận chứng đầy đủ lý luận về sự phân lý hai giai đoạn hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản Chủ nghĩa.

Thông qua việc quan điểm của cương lĩnh về vấn đề lao động, phân phối sản phẩm Mác đã chỉ ra sự bất bình đẳng trong xã hội Tư bản Chủ nghĩa và cũng chỉ ra điều kiện để hình thành hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản Chủ nghĩa. Cương lĩnh viết “ Lao động là nguồn gốc của mọi của cải và mọi văn hóa, và vì lao động có ích thì chỉ có thể có được trong xã hội và do xã hội, cho nên thu nhập do lao động để lại thuộc về tất cả mọi thành viên trong xã hội không bị cắt xén”. Đây là luận điểm không đầy đủ và sai lầm của Látxan. Theo Mác, tầm của cương lĩnh phải diễn đạt là “ giới tự nhiên cũng như lao động là nguồn gốc của những giá trị sử dụng”. Trong xã hội tư bản thì tư liệu sản xuất lại do một số người nắm , còn những người khác chỉ độc có sức lao động đã trở thành nô lệ. Mác chỉ ra tính chất sai lầm và phản động của phái Látxan khi quan niệm về cái gọi là “ quy luật sắt của tiền lương”, theo đó như là một ảo tưởng về cải thiện điều kiện lao động của người công nhân. Mác chỉ ra quan điểm đòi phân phối “ cho mọi thành viên không bị cắt xén theo những nguyên tắc ngang nhau” là không thể có được,đó là quan điểm mị dân của các tầng lớp bóc lột. tất cả những luận điểm của Mác đưa ra đã thấy được tính chất bất bình đẳng trong xã hội tư bản và tư tưởng phản động của phái Látxan.

“Muốn thay đổi một cách căn bản tình trạng của xã hội hiện tại không có con

đường nào khác là giai cấp vô sản phải xóa bỏ chế độ sở hữu tư sản và thay thế nó bằng chế độ công hữu xã hội chủ nghĩa về tư liệu sản xuất’.

Mác chỉ ra tính chất phản động trong quan niệm của phái Latxan và đồng bọn khi cho rằng “ việc giải phóng lao động phải là sự nghiệp của giai cấp công

nhân, đối diện với giai cấp này là tất cả các giai cấp khác chỉ hợp thành một khối phản động”. Mác cho rằng khái quát này của cương lĩnh thật phi lý, bởi mỗi giai

cấp có vị trí xã hội và tính chất lịch sử khác nhau. Lúc này giai cấp tư sản được coi là giai cấp cách mạng hơn so với giai cấp phong kiến, tuy nhiên “ giai cấp vô sản

lại cách mạng hơn so với giai cấp tư sản, vì bản thân nó là con đẻ của đại công

Một phần của tài liệu những luận điểm cơ bản của c.mác và ph.ăngghen về hình thái kinh tế xã hội chủ nghĩa và thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản (Trang 28 - 38)