Kiểm tra xupap

Một phần của tài liệu Sửa chữa động cơ đốt trong - Hệ thống phân phối khí pptx (Trang 27 - 29)

III- KIỂM TRA, SỬA CHỮA

a/ Kiểm tra xupap

Hình 3.1: Mài mặt nghiêng trên máy mài xupáp.

Thay thế các xupap bị ăn mòn, cháy rỗ, nếu mài lại bề mặt làm việc vẫn không hết vết, hoặc gờ của tán xupap bị mỏng (dưới 0.7mm). Nếu bệ đỡ xupap mòn, rỗ phải rà cùng với xupap. Nếu các xupap xả và hút chế tạo cùng vật liệu, cùng kích thước, các xupap thay mới, khe hở giữa thân và ống dẫn hướng của xupap hút phải nhỏ nhất.

b/ Mài xupap

Tháo xupap khỏi động cơ. Kẹp xupap trên mâm cặp máy mài và cố định ở 1 góc mài trùng với góc ở mặt nghiêng tán xupap (300 hoặc 450 cho phần lớn các xupap, một số là 470). Dịch chuyển xupap tiến, lùi cùng với đá mài (Hình 3.1). Xupap mài đạt yêu cầu khi mọi vết xước rỗ trên mặt tán nghiêng xupap đã khử hết, mặt nghiêng và bệ đỡ xupap phải trùng tâm với thân.

3.2. Bệ đỡ

Điều kiện làm việc của nó giống xupap, chịu nhiệt cao, cũng bị mòn, cào xước, cháy rỗ, ăn mòn. Xupap bị cong, khe hở dẫn hướng lớn làm bệ đỡ bị mòn méo. Do va đập khi xupap đóng, nên vết tiếp xúc bệ đỡ có với xupap rộng ra, dẫn đến giảm độ kín khít giữa xupap và bệ đỡ. Nếu vết tiếp xúc quá hẹp, cần xử lí đúng theo yêu cầu bằng cách rà với bột mài.

Yêu cầu chính là bệ đỡ phải kín khít với xupap, kiểm tra mặt ổ đỡ xupap, các vết xước rỗ do cháy, vết tiếp xúc giữa bệ đỡ và xupap bị rộng ra.

Hình 3.2: Mài bệ đỡ trên máy mài chuyên dụng

Một phần của tài liệu Sửa chữa động cơ đốt trong - Hệ thống phân phối khí pptx (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)