Phục hồi Dữ liệu kế toán

Một phần của tài liệu Tài liệu BÁO CÁO GIỚI THIỆU PHẦN MÊM MISA BAMBOO doc (Trang 99 - 102)

Nội dung

Ngược với quá trình sao lưu DLKT, khi DLKT đang làm việc bị hỏng không thể khắc phục được hoặc dữ liệu bị mất… Chức năng phục hồi dữ

liệu cho phép NSD phục hồi lại dữ liệu kể từ ngày tiến hành sao lưu trở về

trước, những thay đổi về dữ liệu kể từ sau ngày sao lưu tới thời điểm phục hồi sẽ bị loại bỏ khỏi chương trình.

Cách thực hiện

- Vào menu Tệp\Phục hồi dữ liệu, xuất hiện hộp hội thoại Phục hồi dữ

liệu.

- Chương trình luôn mặc định sẵn tên tệp dữ liệu khi chọn chức năng Phục hồi dữ liệu. Tuy nhiên, NSD hoàn toàn có thể nhập lại tên dữ liệu ở ô “Tên tệp dữ liệu”.

- Chương trình luôn mặc định đường dẫn chứa tệp dữ liệu phục hồi khi chọn chức năng Phục hồi dữ liệu. Tuy nhiên, NSD có thể chọn lại đường dẫn chứa tệp dữ liệu bằng cách kích chọn biểu tượng bên phải ô “Nơi lưu” của phần “Dữ liệu kế toán đích”.

- Chọn tệp sao lưu cần phục hồi bằng cách nhấn chọn biểu tượng bên phải ô “Tên tệp sao lưu”.

- Chương trình sẽ tự động điền vào đường dẫn chứa tệp sao lưu sau khi NSD chọn Tên tệp sao lưu.

- Nhấn nút “Phục hồi” để thực hiện thao tác phục hồi dữ liệu

- Khi xuất hiện thông báo thành công, nhấn “OK” để kết thúc việc phục hồi DLKT.

Nếu NSD không thay đổi tên tệp dữ liệu mà chương trình mặc định, sau khi thực hiện chức năng Phục hồi, chương trình sẽ hỏi xem NSD có muốn ghi đè lên DLKT đã tồn tại không.

PH LC: MT S VƯỚNG MC THƯỜNG GP KHI S DNG MISA Bamboo.NET 2008

VẤN ĐỀ SỐ 1:

Nội dung

Do công việc giữa các bộ phận kế toán thường có liên quan chặt chẽ với nhau và đôi khi chồng chéo lẫn nhau mà đặc biệt là làm kế toán bằng máy vi tính thì điều này xảy ra thường xuyên đối với đơn vị có nhiều người cùng nhập số liệu hoặc một phát sinh có liên quan đến nhiều nghiệp vụ dễ gây phát sinh trùng lặp, làm cho số liệu trên sổ sách kế toán bị tăng lên gấp đôi. Ví dụ: Rút tiền gửi kho bạc về quỹ hoặc đem tiền mặt đi gửi kho bạc

Kế toán tiền mặt ghi Nợ TK111/Có TK 112 hoặc Nợ TK 112/Có TK 111.

Đồng thời kế toán tiền gửi cũng ghi Nợ TK TK111/Có TK 112 hoặc Nợ TK 112/Có TK 111

Cách giải quyết

Trường hợp xuất quỹ tiền mặt gửi vào kho bạc hoặc rút tiền gửi kho bạc về

quỹ sẽ liên quan tới cả nghiệp vụ kế toán tiền mặt và kế toán tiền gửi kho bạc nhưng chỉ cần một bút toán định khoản. Vì vậy để tránh sự trùng lặp, NSD chỉ nên ghi một bút toán duy nhất trong phần thu, chi tiền mặt.

VẤN ĐỀ SỐ 2:

Nội dung

Khi nhập liệu trên các màn hình trong menu Nghiệp vụ thường xuất hiện các thông báo như:

"Chưa chọn TSCĐ." "Chưa nhập Kho."

"Chứng từ chưa có bút toán định khoản."

"Lỗi khi ghi chứng từ vào sổ cái: thiếu Đối tượng, Quỹ. Ghi sổ không thành công."

Thông báo trên thường xuất hiện khi NSD chưa có thông tin trong các ô nhập liệu cần thiết. Chính vì thế NSD cần phải nhập thông tin cho các ô này. Nếu trường hợp chưa có thông tin cần nhập thì phải khai báo thêm.

- Đối với TK Nợ, TK Có khai báo trong Khai báo\Hệ thống tài khoản. - Đối tượng công nợ có thể thêm mới bằng cách nhấn chuột vào biểu tượng

ngay tại ô nhập liệu đối tượng; hoặc trên thanh công cụ chọn Tiện ích\Thêm Đối tượng; hoặc khai báo trong Danh mục\Danh sách đối tượng.

- Chương được khai báo thêm và đánh dấu là được sử dụng cho đơn vị

trong Danh mục\Mục lục ngân sách\Chương.

- Loại khoản được chọn đánh dấu là Được sử dụng cho đơn vị trong Danh mục\Mục lục ngân sách\Loại khoản.

- Mục/Tiểu mục thu được khai báo thêm trong Danh mục\Mục lục ngân sách\Mục/Tiểu mục thu.

- Mục/Tiểu mục chi được khai báo thêm trong Danh mục\Mục lục ngân sách\Mục/Tiểu mục chi.

Một phần của tài liệu Tài liệu BÁO CÁO GIỚI THIỆU PHẦN MÊM MISA BAMBOO doc (Trang 99 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)