Các bản đồđược trình bày tại Phần 4.0 về các hệ số mô tả cảnh quan sinh lý và các hệ số điều chỉnh khoanh vùng cung cấp thông tin hiển thị về giá trị bảo tồn cấp cảnh quan, theo phân tích được hoàn thiện. Giá trị bảo tồn cần phải được
đánh giá kết hợp với thông tin trong bối cảnh, điều quan trọng nhất là số liệu điều tra đa dạng sinh học được thu thập trong quá trình điều tra thực địa được thực hiện trong dự án HLX; một bản đồ số liệu điều tra đa dạng sinh học 2005 được nêu trong Phụ Lục A2. Ngoài ra, giá trị bảo tồn cần phải được so sánh với các bản đồ về sự nguy cấp (Hình 10 đến Hình 12).
Bản đồ giá trị bảo tồn cuối cùng (Hình 15) là một minh hoạ rõ nét mà hệ số quan trọng nhất quyết định giá trị bảo tồn chính là phân phối rừng tự nhiên của Tỉnh Thừa Thiên-Huế. Đó là do việc sử dụng số liệu về diện tích có rừng về các hệ số đa dạng sinh học, độ cao của rừng, tính thống nhất của các tài nguyên nước mặt. Một tác động có ý nghĩa khác đối với giá trị bảo tồn chính là bảo vệ lưu vực
đầu nguồn, dựa trên loại hình đất. Ảnh hưởng của bảo vệ lưu vực đầu nguồn lên các kết quả của mô hình là rất thú vị; mặc dù một số khu vực chỉđạt giá trị bảo tồn thấp đối với phần lớn các hệ số, điểm số của hệ số Bảo vệ lưu vực đầu nguồn thì đủ cao để làm tăng giá trị bảo tồn tổng quát đối với các đơn vị quản lý rừng - một diện tích cụ thểđược xác định trong Hình 17.
Các đơn vị quản lý rừng có điểm số cao thường có vị trí trong ranh giới các khu bảo tồn hiện hữu (Hình 16); tuy nhiên, một số nằm bên ngoài các khu này.
Hình 17 Diện tích Thừa Thiên-Huếđược xác định là có giá trị bảo tồn tương
đối cao, bất kể phần lớn đất không có rừng.
5.2 HOẠT ĐỘNG BẢO TỒN TIỀM NĂNG
Đánh giá các giá trị bảo tồn, số liệu điều tra đa dạng sinh học và các nguy cơ cung cấp thông tin cho các nhà ra quyết định để dựa vào đó họđưa ra các quyết định khoanh vùng bảo tồn. Ví dụ về các hoạt động dựa trên các kết quả là:
1. Các đơn vị quản lý rừng nằm trên ranh giới đông nam của Khu bảo tồn Phong Điền được xếp loại là HCVF; thông tin này tiềm năng có thểđược sử dụng đểđiều chỉnh việc mở rộng ranh giới bao gồm cả diện tích này; 2. Duy trì và cải thiện hành lang phía tây và đông khu bảo tồn; cần quan
tâm chú ý đến sự kết nối của cảnh quan HLX; hai diện tích được xác định trong Hình 18 khả năng tiếp cận của Hành lang giữa khu vực HCVF và các khu bảo tồn hiện hữu; những khu vực này có thể là trọng tâm của các hoạt động quản lý rừng cộng đồng và cần ưu tiên khôi phục rừng bằng những loài bản địa.
Hình 18 Diện tích Thừa Thiên-Huếđược xác định là có tầm quan trọng tiềm năng từ góc độ hành lang sinh thái.
5.3 NHỮNG HẠN CHẾ
Một số hạn chế liên quan đến bản đánh giá cảnh quan do việc kết hợp và phân tích nhiều tập hợp số liệu không gian đồng thời.
Phương pháp được xây dựng và triển khai trong đánh giá HLX nhằm mục đích giảm thiểu các lỗi có thể xẩy ra và những sự không chắc chắn bằng cách tiến hành phân tích GIS đơn giản và đánh giá cẩn trọng sự phù hợp của số liệu; tuy nhiên, bản đánh giá này vẫn bị hạn chế từ những số liệu có sẵn.
Bản đánh giá giá trị bảo tồn có thểđược cải thiện khi cải thiện số liệu, bao gồm:
Điều tra đa dạng sinh học – số liệu được cung cấp bởi WWF mô tả đa dạng sinh sinh học của những khu vực nhất định của tỉnh Thừa Thiên- Huế, nhưng do thiếu thông tin định vị chi tiết cho từng quan sát điều tra riêng lẻ nên số liệu không được sử dụng trực tiếp trong phân tích GIS;
Độ cao – Số liệu được cung cấp cho nhóm dự án dưới dạng số liệu
đường đồng mức, chứa đựng một số diện tích đường đồng mức không liên tiếp và khu vực mở không có giá trị. Những hệ sốđóng góp vào việc
tạo lập DEM có chứa đựng một số lỗi và giá trị không chính xác. Số liệu vềđộ cao được cập nhật sẽ cải thiện phân tích hệ số bảo vệ lưu vực đầu nguồn;
Hệ thống đường Tỉnh lộ – trong khi đã có sẵn một hệ thống đường tỉnh lộ
thì các thông tin lại không bao gồm việc phân loại đường; vì vậy các con
đường được phân thành đường chính và đường phụ theo đánh giá của nhóm dự án EO-STEM và HLX;
Quy hoạch xây dựng đường – Các đề án cải thiện hoặc mở rộng hệ
thống đường tỉnh lộ không ảnh hưởng đến đánh giá giá trị bảo tồn; tuy nhiên, các kế hoạch này rất quan trọng đối với quá trình ra quyết đinh khoanh vùng bảo tồn; và
Sự phụ thuộc vào rừng của cộng đồng – Các số liệu bổ sung về việc sử
dụng rừng của cộng đồng đóng vai trò quan trọng trong việc xác định HCVF, bao gồm các giá trị văn hoá truyền thống của rừng.
Sự có sẵn của các tập hợp số liệu cập nhật hoặc toàn diện trong những phần nhất định của bản đánh giá cũng sẽ tăng cường độ tin cậy của kết quả đầu ra của mô hình. Và nhờđó sẽ có tác động tích cực đến quá trình ra quyết định, dựa trên đánh giá giá trị bảo tồn tích cực; tuy nhiên, các giả định trong phân tích này
được xem là hợp lý, và không có tập hợp số liệu nào là không phù hợp trong phân tích này.
6.0 CÁC CÔNG VIỆC TRONG TƯƠNG LAI
Tài liệu này trình bày các bước đầu tiên hướng đến xác định HCVF trong cảnh quan HLX. Bước tiếp theo là tiến hành các tham vấn với các bên có liên quan (thông qua hội thảo) để thảo luận về cảnh quan và các giá trị bảo tồn, các tiêu chí và trọng số có thể được dùng để cải thiện bản đánh giá giá trị bảo tồn. Việc sử dụng phương pháp này là nó cho phép các nhà ra quyết định xây dựng và so sánh các kịch bản khoanh vùng với nhau.
Dự án HLX sẽ tiến hành các hội thảo cấp tỉnh và cấp huyện nhằm thảo luận và chỉnh sửa mô hình đánh giá. Dự án HLX cũng sẽ trình bày các kết quả các điều tra đa dạng sinh học HLX, đánh giá khu vực và tầm quan trọng đa dạng sinh học của nó trên quy mô cấp khu vực và quốc gia. Hy vọng rằng quá trình này cũng sẽ bổ sung cho việc hoàn tất các quy trình cải cách các doanh nghiệp nhà nước tại cấp tỉnh, phân loại rừng và việc mở rộng tới Vườn Quốc Gia Bạch Mã. Các cuộc hội thảo cũng sẽ cho phép việc thảo luận công tác khoanh vùng bảo tồn phù hợp với các quá trình lập kế hoạch, cụ thể là kế hoạch phân loại rừng phòng hộ, sản xuất và đặc dụng trong tỉnh, và Vườn Quốc gia Bạch Mã mở rộng.
Tỉnh có thể sử dụng bản đánh giá giá trị bảo tồn để:
Quyết định việc phân định lại rừng đặc dụng; cụ thể là đánh giá Vườn Quốc gia Bạch Mã mở rộng và Khu Bảo tồn Sao La, và có tính đến các vấn đề về cộng đồng;
Sử dụng số liệu để hỗ trợ Ban Quản lý Rừng Phòng Hộ trong công tác lập kế hoạch quản lý dịch vụ môi trường;
Xác định những khu phân tán quan trọng và các hành lang tiềm năng cần tập trung lập quy hoạch bảo tồn chiến lược và kế hoạch khôi phục cảnh quan rừng; và
Sử dụng số liệu làm cơ sở cho công tác giám sát và đo lường trạng thái môi trường của tỉnh.
7.0 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Hatfield. 2006. Phân loại rừng bằng phương pháp viễn thám tại tỉnh Thừa Thiên- Huế, Việt Nam. Báo cáo số 7, Dự án Quan Sát trái đất Hỗ trợ Lập bản đồ
Sinh thái truyền thống và Bảo tồn Đa dạng sinh học ở Việt Nam (EO-STEM). Công ty Hatfield Consultants Ltd., Tây Vancouver, Canada.
Lân, Đỗ Xuân. 2006. Trưởng Bộ phận Viễn Thám và GIS, Viện Điều tra và Quy hoạch Rừng, Thanh Trì - Văn Điển, Hà Nội, Việt Nam. Thông tin cá nhân, 2005 và 2006.
Malczewski, J. 1999. Phân tích Quyết định Đa tiêu chí và GIS. Wiley, London, Pollard E.H.B. (Ed.) 2004. Bộ Công cụ Xác định Rừng Có Giá trị Bảo tồn Cao ở
Việt Nam - Dự thảo số 1. Tổng hợp tư vấn của các chuyên gia, Hà Nội 15 – 18 tháng 11, 2004.
Tordoff, A., R. Smith, R.Timmins, & Mai K Vinh. 2003. Đánh giá Sinh học Cảnh
quan Trung Trường Sơn. Báo cáo Dự án Trung Trường Sơn Số 1, WWF Indochina, Hà Nội, Việt Nam.
IUCN. 2006. Sách đỏ các loài động thực vật nguy cấp IUCN. Nhận được ngày 11/5/2006.
8.0 KẾT LUẬN
Chúng tôi tin rằng những thông tin trên đáp ứng yêu cầu của độc giả. Nếu độc giả có bất kỳ thắc mắc hay nhận xét nào, đề nghị hãy liên hệ với người ký tên dưới đây.
Hatfield Consultants Ltd.:
Phê chuẩn bởi: 18/8/2006
Thomas G. Boivin, Giám đốc dự án Ngày
Phê chuẩn bởi:
18/8/2006
Phụ lục A1 Số liệu Điều tra đa dạng sinh học
Hình A1.1 Số liệu điều tra đa dạng sinh học 2005.
CHÚ THÍCH: Bản đồ này cho thấy các vị trí của các điều tra, chứ không phải vị trí các nhóm đa dạng sinh học thực tế. Những chấm đỏ chỉ ra vị trí của các cuộc điều tra về sự hiện diện của các loài chủ đạo được thực hiện tại các làng và xã.
Phụ lục A2 Các giá trị Bảo tồn Trung bình đối với các xã thuộc Tỉnh Thừa Thiên-Huế, Việt Nam
Bảng A2.1 Giá trị bảo tồn trung bình đối với các xã được chụp ảnh vệ tinh SPOT từ 75% trở lên, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam.
Xã Diện tích (Ha.) Giá trị bbình ảo tồn trung Độ lệch chuẩn Độtinh SPOT (%) bao phủ của vệ
Thoung Lo 10587 13.7 2.8 100 Huong Loc 6624 13.5 3.7 100 Phong My 39361 12.4 4.7 78 Hong Kim 4136 11.3 3.7 100 Huong Phu 7998 10.9 4.9 100 Huong Nguyen 28155 10.7 3.0 100 Thuong Quang 15839 10.7 3.5 100 Hong Thai 6944 9.7 3.5 100 Phong Xuan 15607 9.6 5.4 100 Thuong Nhat 11339 9.4 3.7 100 Hong Ha 18288 9.2 4.0 100 Huong Lam 5062 9.2 4.1 100 A Roang 5714 9.1 4.2 100 Hong Trung 6566 9.0 3.9 100 Loc Tri 6291 9.0 5.5 100 Hong Thuong 3992 8.9 4.2 100 Dong Son 2639 8.6 4.1 100 Thuong Long 5122 8.6 4.3 100 Phu Vinh 2861 8.4 3.6 100 Loc Dien 11416 8.3 5.9 100 Loc Thuy 6970 8.1 5.1 100 Hong Van 4129 7.8 4.5 79 Loc Tien 5410 7.7 5.0 100 Huong Son 4107 7.5 4.5 100 Duong Hoa 26224 7.5 4.6 100 Hong Bac 3132 7.2 4.1 100 A Dot 1747 7.0 4.5 100 Bac Son 1041 6.7 3.9 100 Loc Hoa 3215 6.5 4.1 100 Binh Dien 11793 6.4 4.3 100 Thi Tran A Luoi 1356 6.3 4.2 100 Son Thuy 1583 5.9 4.0 100 A Ngo 871 5.9 4.0 100 Binh Thanh 6483 5.8 4.4 100 Nham 3790 5.7 4.0 100 Phong Son 11638 5.7 4.9 100 Huong Van 6134 5.3 4.6 96 Xuan Loc 4629 5.2 3.5 100 Thi Tran Khe Tre 425 5.0 2.3 100 Hong Tien 2221 4.5 3.9 100 Huong Hoa 1101 4.3 3.1 100 Loc Binh 2996 4.0 4.1 100 Huong Binh 6334 4.0 3.7 100
Bảng A2.1 (Tiếp theo)
Xã Diện tích (Ha.) Giá trị bbình ảo tồn trung Độ lệch chuẩn Độtinh SPOT (%) bao phủ của vệ
Loc Vinh 3274 3.5 2.4 100 Huong Giang 771 3.4 2.7 100 Huong Huu 987 3.1 3.2 100 Huong Ho 3333 3.1 3.7 100 Huong Tho 4768 2.5 3.2 100 Loc An 2534 2.4 1.1 100 Hong Quang 545 2.3 0.5 100 Loc Son 1926 2.0 1.1 100 Phu Son 3076 1.3 0.5 100 Loc Bon 3281 1.3 1.2 100 Thuy Bang 2298 1.0 0.4 100 Thuy Xuan 768 0.8 0.4 100 Thuy Phuong 2683 0.8 0.5 100 Vinh Hien 2106 0.7 0.8 100 Huong Chu 1554 0.7 1.5 99 Thuy Duong 1388 0.7 0.5 100 Huong Van 2251 0.7 1.5 96 Thi Tran Phu Bai 1552 0.7 0.6 100
Thuy An 1482 0.7 0.6 100 Thuy Phu 3605 0.6 0.6 100 Huong An 1054 0.5 0.9 100 Thuy Chau 1797 0.5 0.7 100 P. An Cuu 252 0.4 0.6 100 Ving Giang 1852 0.2 0.4 100 Thuy Biew 643 0.1 0.4 100 Vinh Ha 2995 0.1 0.3 98 P. Truong An 192 0.1 0.3 100 P. Phuoc Vinh 110 0.1 0.3 100 Phuong Duc 141 0.1 0.2 100 Huong Long 760 0.0 0.1 100 Thuy Tan 795 0.0 0.0 76 P. Via Da 203 0.0 0.0 93 P. Thuan Loc 140 0.0 0.0 100 P. Phu Thuan 114 0.0 0.0 100 P. Tay Loc 139 0.0 0.0 100 P. Phu Hoa 66 0.0 0.0 100 P. Phu Cat 54 0.0 0.0 100 P. Thuan Thanh 147 0.0 0.0 100 P. Kim Long 238 0.0 0.0 100 P. Xuan Phu 188 0.0 0.0 100 P. Thuan Hoa 104 0.0 0.0 100 P. Phu Hoi 101 0.0 0.0 100 P. Phu Nhuan 75 0.0 0.0 100 P. Vinh Ninh 149 0.0 0.0 100