Từng hệ số đầu vào riêng lẻ được xếp hạng dựa trên các đánh giá của chuyên gia; có tham khảo thêm tài liệu Tordoff et al. (2003) đối với độ cao của rừng. Việc xếp hạng đối với mỗi hệ số mô tả cảnh quan và hệ số điều chỉnh khoanh vùng
được nêu trong Bảng 2; mỗi hệ số đầu vào được xếp hạng Cao, Trung bình
hoặc Thấp về mặt giá trị bảo tồn.
Bảng 2 Xếp hạng hệ số mô tả cảnh quan và hệ sốđiều chỉnh khoanh vùng bảo tồn.
Xếp hạng Giá trị Đơn vị Ghi chú Cao
(3) TB (2) Thấp (1) Không (0) Hệ số mô tả cảnh quan Độ cao mét (trên mực nước biển) 493- 1,780 170-493 18-170 0-18 Độ dốc độ 25-88 14-25 2-14 0-2 Tính thống nhất lưu vực đầu nguồn (Xếp hạng độ cao + độ dốc) 5-6 3-4 0-2 0 Tính thống nhất các nguồn tài nguyên nước mặt (gần song ngòi) mét Che dấu rừng tự nhiên 0-500 500-1,500 1,500-3,000 >3,000 Tính thống nhất của rừng % có rừng Đa dạng sinh học (độ che phủ của rừng) không áp dụng Giàu Trung bình Nghèo Khác Hệ số điều chỉnh khoanh vùng
Độ cao của rừng mét (trên mực
nước biển) Che dấu rừng tự nhiên <300 300-700 700- 1,200 >1,200 Khu bảo tồn mét 0-1000 1,000- 2,500 2,500- 5,000 >5,000 Các đường chính 0-500 500- 1500 1,500-3,000 >3,000 Đường xá (khoảng cách từ) mét Các đường phụ - - 0-500 -
Các nguy cơ khác mét Che dấu khu vực
không có rừng 0-500 500-1,500 1,500-3,000 >3,000
Tất cả các hệ số đầu vào được giả định có tầm quan trọng như nhau trong báo cáo đánh giá này và vì vậy các hệ sốđều không có trọng số.
Nhằm xếp hạng từng hệ số cụ thể, cần có phân tích GIS nhưđược mô tả dưới
đây:
Bảo vệ lưu vực đầu nguồn:
Tính thống nhất của lưu vực đầu nguồn là tổng số của xếp hạng độ cao và độ
dốc. Mặc dù vậy, nó được tính theo hệ thống phân loại rừng đầu nguồn chính thức của Bộ Nông nghiệp và PTNT để xác định thông số này, số liệu về đất và giá trị lượng mưa không được tính trong thông số này. Số liệu vềđất hiện không có sẵn trong lĩnh vực nghiên cứu này và các giá trị về lượng mưa đối với ba trạm
khí tượng của Tỉnh TT-Huế được xếp hạng 'cao' theo phương pháp phân loại rừng đầu nguồn của Bộ Nông nghiệp và PTNT (Đỗ Xuân Lân, FIPI, Thông tin cá nhân); Vì vậy, điểm về lượng mưa là không đổi trong toàn bộ nghiên cứu này.
Tính thống nhất của các nguồn tài nguyên mặt nước:
Hệ số này có được từ phân tích GIS về khoảng cách gần sông suối, sau đó
được xếp hạng (xem các giá trị tại Bảng 2). Giá trị này chỉđược áp dụng đối với rừng tự nhiên, vì vậy mức độ rừng tự nhiên nhưđược xác định trong Phân Loại Rừng của EO-STEM (Hatfield 2006) được sử dụng làm mặt nạ che, hoặc loại bỏ, tất cả các diện tích không phải rừng tự nhiên.
Tính thống nhất của rừng:
Giá trị thống nhất được tạo lập bằng cách tính tỷ lệ rừng tự nhiên và đất không có rừng trong một 'diện tích cảnh quan địa phương', nhằm mục đích xác định mức độ mà dựa vào đó một diện tích rừng tự nhiên tạo thành một phần của rừng cấp cảnh quan lớn hơn. Sử dụng phân tích GIS để tính được tỷ lệ bao phủ của rừng tự nhiên trong bán kính 250m của mỗi ô quét.
Đa dạng sinh học:
Việc phân loại rừng của EO-STEM (Hatfield 2006) được thực hiện lại bằng cách sử dụng GIS để lấy loại rừng làm biến đại diện cho đa dạng sinh học. Theo phương pháp phân loại rừng điển hình của MARD (Đỗ Xuân Lân, FIPI, thông tin cá nhân), rừng tự nhiên giàu, trung bình và nghèo được quy cho các giá trị xếp hạng bảo tồn cao, trung bình và thấp tương ứng; các loại rừng khác được xếp hạng giá trịđa dạng sinh học 0.
Độ cao của rừng:
Việc phân loại rừng của EO-STEM (Hatfield 2006) được sử dụng để che dấu tất cả các khu vực không phải là rừng tự nhiên. Vì hệ số này cho giá trị cao hơn đối với rừng đất thấp, nên GIS được sử dụng để xếp hạng rừng tự nhiên với giá trị
cao hơn đối với rừng đất thấp dựa trên số liệu vềđộ cao (Bảng 2).
Khu bảo tồn:
Khoảng cách gần với ranh giới các khu bảo tồn hiện có được xác định sử dụng phân tích GIS; kế quả được xếp hạng cao, trung bình và thấp theo các ngưỡng
được nêu tại Bảng 2.
Nguy cơ:
Khoảng cách gần các con đường được tính bằng cách sử dụng kỹ thuật phần mềm GIS, có tính đến các tác động khác nhau của đường chính và đường phụ/đường mòn nhỏ hơn. Hai loại đường được xếp hạng sử dụng các tiêu chí khác nhau (Bảng 2).
Các bản đồ về nguy cơ bổ sung trong bối cảnh cũng được lập, bao gồm mật độ
dân số cấp xã dựa trên số liệu thống kê do WWF cung cấp, và đất không có rừng theo Phân loại rừng của EO-STEM (Hatfield 2006), mà nó cũng có thể