5. Kết cấu của khóa luận
1.11.4. Hạch toán thiệt hại trong sản xuất
Hạch toán thiệt hại về sản phẩm hỏng
Sản phẩm hỏng là sản phẩm không thỏa mãn các tiếu chí chất lượng và đặc điểm kĩ thuật về màu sắc, kích cỡ,…Sản phẩm hỏng chia làm hai loại :
- Sản phẩm hỏng sửa chữa được : là những sản phẩm hỏng về mặt kĩ thuật có thể sửa chữa được và việc sửa chữa có lợi về mặt kinh tế.
- Sản phẩm hỏng không sửa chữa được : là những sản phẩm hỏng về mặt kĩ thuật không thể sửa chữa được hoặc sửa chữa được nhưng không có lợi về mặt kinh tế.
Khi có thiệt hại về sản phẩm hỏng thì phải xác định được thiệt hại ban đầu và giá trị các khoản thu về sản phẩm hỏng.
Đối với sản phẩm hỏng sửa chữa được thì thiệt hại ban đầu là tổng chi phí để sửa chữa sản phẩm hỏng. Còn đối với sản phẩm hỏng không sửa chữa được thì thiệt hại ban đầu là giá thành sản phẩm hỏng.
Các khoản thu hồi từ sản phẩm hỏng bao gồm : giá trị phế liệu thu hồi, tiền bôi thường của người làm hỏng.
Thiệt hại thực tế về sản phẩm hỏng = Thiệt hại ban đầu – Các khoản thu hồi Hạch toán thiệt hại ngừng sản xuất
Ngừng sản xuất là hiện tượng do các nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan ( thiên tai, thiếu nguyên vật liệu,…) làm quá trình sản xuất bị gián đoạn. Trong thời gian đó, doanh nghiệp vẫn phải bỏ ra các chi phí : tiền công của người lao động, khấu hao TSCĐ, chi phí bảo dưỡng,…Những chi phí này gọi là thiệt hại về ngừng sản xuất.
- Đối với ngừng sản xuất có kế hoạch :
Khi kế hoạch tiến hành ngừng sản xuất đã được phê duyệt thì doanh nghiệp phải lập dự toán chi phí ngừng sản xuất và tiến hành trích trước những kì có tiến hành sản xuất kinh doanh.
- Đối với ngừng sản xuất ngoài kế hoạch :
Khi có ngừng sản xuất ngoài kế hoạch, chi phí phát sinh được kế toán tập hợp vào bên Nợ TK 142 (242), 138,….