Đặc điểm công tác quản lý và phân loại nguyên vật liệu tại công ty

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu tại công ty cổ phần việt thịnh (Trang 41 - 43)

phần Việt Thịnh

2.2.1 Đặc điểm công tác quản lý và phân loại nguyên vật liệu tại công ty công ty

Để tiến hành thi công xây dựng nhiều công trình khác nhau đáp ứng nhu cầu thị trường đơn vị phải sử dụng một khối lượng nguyên vật liệu rất lớn bao gồm nhiều thứ, nhiều chủng loại khác nhau, mỗi loại vật liệu, công cụ dụng cụ có vai trò, tính năng lý hoá riêng. Muốn quản lý tốt và hạch toán

Chứng từ kế toán Sổ nhật ký đặc biệt SỔ NHẬT KÝ CHUNG Sổ, thẻ kế toán chi tiết SỔ CÁI Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh

BÁO CÁO TÀI CHÍNH

chính xác vật liệu, công cụ dụng cụ thì phải tiến hành phân loại vật liệu, công cụ dụng cụ một cách khoa học, hợp lý.

Đối với đơn vị sản phẩm là công trình xây dựng cơ bản, chi phí vật tư trong giá thành công trình chiếm tỷ trọng lớn. Vì vậy đơn vị rất coi trọng công tác quản lý vật tư, từ việc xây dựng định mức khoán cho đến khâu theo dõi nhập, kiểm kê, đối chiếu vật tư.

Tại công ty vật tư chủ yếu là do đơn vị mua xuất cho các bộ phận sản xuất theo nhu cầu tiến độ thi công và kế hoạch sản xuất đã giao, hoặc các công trường phân xưởng trực tiếp mua, nhập xuất tại chân công trình, thanh toán bằng hoá đơn về phòng kế toán.

2.2.2 Phân loại và đánh giá nguyên vật liệu tại công ty

2.2.2.1 Phân loại nguyên vật liệu

Để tiến hành thi công xây dựng nhiều công trình khác nhau đáp ứng nhu cầu thị trường công ty phải sử dụng một khối lượng nguyên vật liệu rất lớn bao gồm nhiều thứ, nhiều loại khác nhau, mỗi loại vật liệu ,công cụ dụng cụ có vai trò, tính năng lý hoá riêng. Muốn quản lý tốt và hạch toán chính xác nguyên vật liệu thì phải tiến hành phân loại nguyên vật liệu một cách khoa học, hợp lý.Khi sử dụng phần mềm kế toán công ty phân loại vật tư theo mã vật tư để theo dõi tình hình xuất, nhập nguyên vật liệu một cách tiện lợi, chính xác. Tại công ty cổ phần Việt Thịnh tiến hành phân loại nguyên vật liệu như sau:

- Nguyên vật liệu không được chia thành vật liệu chính, vật liệu phụ mà gọi chung là vật liệu chính. Đây là đối tượng lao động chủ yếu của đơn vị, là cơ sở vật chất chủ yếu hình thành nên sản phẩm xây dựng cơ bản. Nó bao gồm hầu hết các loại vật liệu mà đơn vị sử dụng: xi măng, cát, đá, gạch, ngói, vôi, gỗ…..Tuy nhiên các loại vật liệu chính đơn vị không quản lý thông qua kho.

- Nhiên liệu: Là loại vật liệu khi sử dụng có tác dụng cung cấp nhiệt lượng cho các loại máy móc, xe cộ như xăng, dầu.

- Phụ tùng thay thế: Là các chi tiết phụ tùng của các loại máy móc thiết bị mà đơn vị sử dụng bao gồm phụ tùng thay thế các loại máy móc, máy cẩu, máy trộn bê tông và phụ tùng thay thế của xe ô tô như: các mũi khoan, săm lốp ô tô…

- Phế liệu thu hồi: bao gồm các đoạn thừa của thép, tre, gỗ không dùng được nữa, vỏ bao xi măng… Nhưng hiện nay đơn vị không thực hiện được việc thu hồi phế liệu nên không có phế liệu thu hồi.

2.2.2.2. Đánh giá nguyên vật liệu

Khi đánh giá nguyên vật liệu, Công ty luôn tuân thủ các nguyên tắc sau:

- Nguyên tắc giá gốc - Nguyên tắc thận trọng - Nguyên tắc nhất quán

- Sự hình thành trị giá vốn thực tế của vật tư.

2.2.2.3. Tính giá nguyên vật liệu

Nguyên vật liệu mua về nhập kho rồi mới đưa vào sản xuất. Để xác định trị giá vốn xuất kho của nguyên vật liệu, Công ty áp dụng phương pháp “Nhập trước , xuất trước”.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu tại công ty cổ phần việt thịnh (Trang 41 - 43)