Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần xây dựng và phát triển đầu tư hải phòng (Trang 28 - 29)

5. Kết cấu của khoá luận

1.6.1. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất

Ở góc độ chung các chi phí sản xuất thực tế phát sinh được tập hợp vào các đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo một trong 2 phương pháp sau:

* Phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp : áp dụng đối với các chi phí có thể tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng tập hợp chi phí. Đây là phương pháp tập hợp chi phí chính xác nhất, đồng thời lại theo dõi trực tiếp chi phí liên quan tới các đối tượng cần theo dõi. Nó có ý nghĩa rất to lớn đối với kế toán quản trị của doanh nghiệp. Tuy nhiên không phải lần nào cũng sử dụng được phương pháp này. Trên thực tế có rất nhiều chi phí liên quan đến các đối tượng và không thể theo dõi riêng được. Tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp trực tiếp tốn rất nhiều thời gian, công sức nhưng chính xác, hiệu quả.

* Phương pháp phân bổ gián tiếp : được áp dụng khi 1 loại chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất không thể tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng, trường hợp này phải lựa chọn tiêu chuẩn hợp lý để tiến hành phân bổ chi phí cho các đối tượng liên quan theo công thức:

H = C

T

Trong đó:

H : hệ số phân bổ chi phí

C : Tổng chi phí sản xuất đã tập hợp cần phân bổ

T : Tổng đại lượng của tiêu thức phân bổ của các đối tượng Tính mức chi phí cho từng đối tượng:

H : Hệ số phân bổ

Ti : Đại lượng của tiêu chuẩn phân bổ của đối tượng i

Phương pháp này giúp cho kế toán đỡ vất vả hơn, không phải theo dõi chi tiết cụ thể cho từng đối tượng. Tuy nhiên việc phân bổ giá thành có tính chính xác không cao, sự chính xác phụ thuộc chủ yếu vào việc lựa chọn tiêu thức phân bổ.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần xây dựng và phát triển đầu tư hải phòng (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)