5. Kết cấu của khoá luận
3.4.4. Kiến nghị 4: Về các khoản thiệt hại trong sản xuất
Nếu không tiến hành theo dõi các khoản thiệt hại trong sản xuất sẽ dẫn tới một số hạn chế trong việc quản lý chi phí và quản lý lao động như khó có thể thu hồi khoản bồi thường thiệt hại, không giáo dục được ý thức cẩn trọng trong lao động của công nhân... Để tránh tình trạng này xảy ra Công ty nên tiến hành hạch toán cụ thể các khoản chi phí này có như vậy mới hạn chế và khắc phục được các khoản thiệt hại và đảm bảo độ chính xác của giá thành sản phẩm.
* Thiệt hại về sản phẩm hỏng: Sản phẩm hỏng là những sản phẩm không thoả mãn các tiêu chuẩn về chất lượng và đặc điểm kỹ thuật... Hiện nay Công ty hạch toán phần thiệt hại này vào chi phí sản xuất chung. Tuy nhiên, Công ty trước khi hạch toán khoản thiệt hại này nên tìm hiểu nguyên nhân của sản phẩm hỏng để có biện pháp xử lý. Nếu sản phẩm hỏng là do người lao động thì tổ đội thi công phải chịu trách nhiệm, nếu sản phẩm hỏng do lỗi kỹ thuật thì phải xử lý càng sớm càng tốt để không làm ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất mà chất lượng sản phẩm.
Tuỳ theo mức độ mà sản phẩm hỏng được chia làm hai loại:
- Sản phẩm hỏng không sửa chữa được: là những sản phẩm hỏng mà điều kiện kỹ thuật không cho phép sửa chữa hoặc việc sửa chữa không có lợi về mặt kinh tế.
- Sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được: là những sản phẩm hỏng mà điều kiện kỹ thuật cho phép sửa chữa và việc sửa chữa có lợi về mặt kinh tế.
Sơ đồ 3.1: Hạch toán thiệt hại về sản phẩm hỏng không sửa chữa được
TK 154, 155, 632 TK 1381 TK 811
TK 138, 152 Giá trị thiệt hại thực về SP
hỏng ngoài định mức
Giá trị phế liệu thu hồi và các khoản bồi thường Giá trị sản phẩm hỏng
Sơ đồ 3.2: Hạch toán thiệt hại về sản phẩm hỏng sửa chữa được
* Thiệt hại về ngừng sản xuất: Trong thời gian ngừng sản xuất, vì nguyên nhân khách quan hay chủ quan, các doanh nghiệp phải bỏ ra một số chi phí để duy trì hoạt động như tiền công lao động, khấu hao TSCĐ... Những khoản chi phí chi ra trong thời gian này được coi là thiệt hại về ngừng sản xuất.
Với những khoản chi phí về ngừng sản xuất theo kế hoạch dự kiến, kế toán theo dõi trên TK 335. Trường hợp ngừng sản xuất bất thường, các chi phí bỏ ra trong thời gian này do không được chấp nhận nên phải theo dõi riêng.
TK 154, 155, 632 TK 1381 TK 155
TK 152, 334, 214 SP hỏng đã sửa chữa xong
được nhập kho
Giá trị SP hỏng sửa chữa xong đưa vào sx tiếp ở công
đoạn sau Giá trị sản phẩm hỏng
sửa chữa được
TK 152, 334, 214
Chi phí sửa chữa SP hỏng sửa chữa được
Sơ đồ 3.3: Hạch toán thiệt hại ngừng sản xuất trong kế hoạch
Sơ đồ 3.4: Hạch toán thiệt hại ngừng sản xuất ngoài kế hoạch
TK 334, 338, 214 TK 1381 TK 811
Giá trị thiệt hại trong thời gian ngừng sản xuất
Giá trị bồi thường Tập hợp chi phí chi ra trong
thời gian ngừng sản xuất
TK 138, 111
TK 334, 338, 214 TK 335 TK 621, 622, 627
Trích trước chi phí ngừng sản xuất theo kế hoạch
Trích bổ sung số trích trước nhỏ hơn số thực tế phát sinh Chi phí ngừng sản xuất thực tế phát sinh Hoàn nhập số trích trước lớn hơn số thực tế phát sinh