Bảng 2.12: Tình hình biến động quỹ lương gián tiếp của Nông trường

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý tiền lương, tiền công tại Nông Trường Thanh Bình (Trang 33 - 39)

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

So sánh

2011/2010 2012/2011 Tuyết đối % Tuyết đối % Lao động gián tiếp (Người) 35 35 35 0 0 0 0 Quỹ lương KH 2.541.396,60 2.897.202,33 2.611.258,49 355.805,73 14,00 - 285.943,84 -9,87 Quỹ lương TT 2.406.550,20 2.723.502,24 2.600.146,50 316.952,04 13,17 - 123.355,74 -4,53 (Nguồn: Phòng kế toán-tài vụ)

Tổng quỹ lương bộ phận gián tiếp biến động liên tục qua 3 năm mặc dù số lao động gián tiếp không thay đổi, cụ thể năm 2010 tổng quĩ lương 2.406.550,2 nghìn đồng, tuy nhiên tại thời điểm năm 2011 tổng quĩ lương tăng lên 2.723.502,24 nghìn đồng, tăng 316.952,04 nghìn đồng, tương ứng với mức tăng 13.17%. Nguyên nhân là do giá sản phẩm tăng cao, bên cạnh thi việc khai thác đạt hiệu quả, khối lượng sản phẩm tăng, doanh thu trực tiếp

cũng tăng tại thời điểm trên dẫn đến quĩ lương cho bộ phận gián tiếp tăng đáng kể.

Tại thời điểm gần đây nhất, năm 2012 tổng quỹ lương cũng có những biến động mạnh, cụ thể tổng quỹ lương gián tiếp năm 2011 là 2.723.502,24 nghìn đồng, đến năm 2012 quỹ lương trên giảm 123.355,74 nghìn đồng, chỉ còn 2.600.146,5 nghìn đồng, tương ứng với mức giảm 4.53%. Có thể thấy rằng việc giảm trên là rất đáng kể, tuy nhiên để quỹ lương tiếp tục giảm là vấn đề cần được quan tâm đối với mỗi doanh nghiệp , tổng quỹ lương có chiều hướng giảm là vấn đề không thật sự tốt cho hoạt động chung cho bất kì một doanh nghiệp nào, nguyên nhân của việc giảm trên cũng xuất phát từ những tác động của việc giá sản phẩm cao su giảm mạnh trên thị trường quốc tế. trong khi đó sản phẩm chế biến từ cao su cũng là mặt hàng xuất khẩu, ngoài ra chi phí đầu tư tăng cao theo lạm phát trong nước, từ khâu chăm sóc, khai thác, quản lí, vận chuyển… đều rất tốn kém. Do đó, một trong những động thái trước mắt đối với Nông trường Thanh Bình là cắt giảm một phần chi phí lương nhằm đảm bảo cho các quá trình chăm sóc và khai thác được ổn định, tiết kiệm chi phí cũng là xu hướng chung của các doanh nghiệp tại thời điểm trên.

2.5. Các hình thức thưởng của Nông trường

Ngoài tiền lương, tiền thưởng là một đóng góp quan trọng vào thu nhập của người lao động, nó là một hình thức kích thích vật chất rất quan trọng trong việc kích thích người lao động làm việc nhiệt tình, tích cực, sáng tạo trong hoạt động chuyên môn của mình, dẫn đến năng suất lao động tăng cao, mang lại hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Là khoản tiền thưởng kích thích cán bộ công nhân viên khi lao động sản xuất hoàn thành công việc được giao một cách xuất sắc. Đối với lao động trực tiếp khai thác mũ, thưởng năng suất của họ là vượt sản lượng khai thác trên diện tích cao su chăm sóc và tham gia quản lý, sản lượng khai thác được tổ trưởng sản xuất ghi chép và tổng kết hàng ngày, sản lượng vượt cuối tháng sẽ được khuyến khích bằng một khoản thù lao vật chất hợp lí. Trong khi đó đối với bộ phận gián tiếp, thưởng năng suất của họ là khoản vượt khối lượng công việc, hoàn thành công việc được giao trong thời gian sớm nhất, đảm bảo tiến độ chung của tổ chức. Phòng tổ chức nhân sự sẽ luôn theo dõi, xem xét và đề nghị ban lãnh đạo có hình thức khen thưởng kịp thời nhằm động viên, khích lệ họ.

2.5.2. Thưởng trình độ tay nghề

Áp dụng với những lao động đặc biệt, thực hiện tốt qui trình cạo mủ đúng kĩ thuật, mang lại hiệu quả cao trong việc khai thác và không ảnh hưởng đến sự sinh trưởng phát triển của cây cao su. Việc đánh giá trình độ tay nghề thông qua các đợt kiểm tra sát hạch.

Thưởng cho con em cán bộ, công nhân lao động có thành tích tốt trong học tập.

2.5.3. Thưởng sáng kiến

Áp dụng cho những lao động có sáng kiến cải tiến kỹ thuật, có những phương pháp làm việc mới… có tác dụng nâng cao năng suất lao động, hạ thấp chi phí.

2.5.4. Thưởng từ tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu

Áp dụng cho người lao động có sáng kiến biện pháp làm tiết kiệm vật tư (điện,nước). Khoản tiền này tính trên cơ sở giá trị vật tư người lao động tiết kiệm được so với định mức và tỷ lệ quy định không quá 40% định mức.

Áp dụng trong trường hợp mà lợi nhuận của Nông trường tăng lên. Hình thức này thường áp dụng trong những ngày lễ, tết, ngày thành lập Nông trường…

Thông thường thưởng của Nông trường gồm 2 phần:

- Trích một phần để thưởng có tính chất đồng đều cho tất cả mọi người trong Nông trường

- Phần còn lại sẽ thưởng tuỳ vào mức độ đóng góp của từng cá nhân, của từng tổ chức.

2.5.6. Thưởng theo kết quả chung

Toàn tổ, đội sản xuất có những cố gắng tích cực góp phần nâng cao hiệu quả khai thác, toàn tổ có sản lượng khai thác vượt mức chỉ tiêu đề ra, ngoài ra có hình thức thưởng cho tổ sản xuất có nhiều cá nhân đạt được những thành tích xuất sắc trong việc khai thác mủ nâng cao sản lượng. đối với các lao động gián tiếp làm việc trong các phòng ban sẽ được thưởng theo kết quả chung của công việc do phòng mình đảm nhiệm.

2.6. Các hình thức phân phối tiền thưởng

Hoạt động đánh giá và phân phối tiền thưởng do phòng hành chính nhân sự và kế toán- tài vụ đảm nhiệm. căn cứ vào thành tích đạt được của cá nhân, tập thể, nội qui lao động, hội đồng khen thưởng của Nông trường sẽ tiến hành xét thưởng đối với các cá nhân, tập thể đạt thành tích được khen thưởng theo chế độ của Bộ tài chính qui định. Ngoài mức thưởng theo qui định của Nhà nước, của Tổng công ty TNHH MTV Cao Su Chư Prông nhằm động viên khuyến khích đối với cán bộ quản lý và công nhân trực tiếp khai thác và chăm sóc, Nông trường Thanh Bình trích thưởng thêm từ nguồn quỹ khen thưởng. Hàng tháng hoặc hàng quý, Nông trường tổng kết mọi hoạt động, đánh giá năng lực người lao động thông qua các chỉ tiêu và cho điểm. Tuỳ theo thành tích đạt được mà có những mức thù lao khác nhau.

Đội trưởng sản xuất có trách nhiệm đôn đốc các tổ trưởng theo dõi chi tiết hoạt động khai thác của các công nhân trong tổ sản xuất của mình, dựa vào đó đưa ra những đánh giá từ những thang điểm đã có sẵn.

Đối với lao động gián tiếp.

Trưởng các phòng ban trực tiếp theo dõi, đánh giá năng lực và hiệu quả làm việc của từng nhân viên, có thang điểm đánh giá chi tiết theo từng mục tiêu khen thưởng cụ thể, cuối mỗi tháng có hoạt động nhận xét đánh giá, bình bầu rồi đưa danh sách lên hội đồng khen thưởng xét duyệt Hiện tại Nông trường có những mức thưởng cá nhân như sau:

Cá nhân đạt danh hiệu Tiền thưởng

Chiến sỹ thi đua cấp ngành, tỉnh 200.000 Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở 150.000

Thợ xuất sắc 120.000

Thợ giỏi 100.000

Thợ khá 80.000

(Nguồn: Phòng kế toán tài vụ)

Phân phối tiền thưởng chung theo kết quả sản lượng khai thác của toàn bộ Nông trường:

Việc phân chia tiền thưởng đặc biệt là thưởng theo kết quả sản lượng khai thác có tác động rất lớn đến kết quả khai thác sản lượng mũ cao su của toàn bộ Nông trường. Việc phân phối này như sau: căn cứ chỉ số nhiệm vụ công tác của từng lao động trong Nông trường để xác định tiền thưởng từng lao động, căn cứ từng bộ phận sản xuất trong Nông trường, lao động đó thuộc đội sản xuất hay phòng kỹ thuật, hay phòng tổ chức nhân sự…Mỗi phòng ban có hoạt động chuyên môn riêng và quỹ tiền thưởng phân chia cho từng bộ phận cũng khác nhau. Nhìn chung, người lao động có nhiệm vụ càng cao, kết quả hoàn thành công việc càng tốt khi phân phối tiền thưởng này càng nhận được nhiều. Đây là hình thức thưởng mà hiện nay các doanh nghiệp hay áp dụng,

có ưu điểm vừa kích thích tinh thần làm việc, hợp tác cùng tập thể hoàn thành nhiệm vụ, vừa là động lực giúp cá nhân tích cực, sáng tạo trong công việc nhằm nâng cao năng lực, góp phần tăng thêm thu nhập cho người lao động.

2.7. Hệ thống phụ cấp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

Ngoài mức lương cơ bản nhận được, cán bộ công nhân viên của Nông trường còn nhận được các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Nhà nước.

Từ năm 2010-2011, khoản bảo hiểm xã hội được khấu trừ 6% lương cơ bản, bảo hiểm y tế được khấu trừ 1,5% lương cơ bản, bảo hiểm thất nghiệp được khấu trừ 1% lương cơ bản và được tính như sau:

BHXH, BHYT, BHTN = 1.050.000 x hệ số lương x 0.085

Trong năm 2012, khoản bảo hiểm xã hội được khấu trừ 7% lương cơ bản, bảo hiểm y tế được khấu trừ 1,5% lương cơ bản, bảo hiểm thất nghiệp được khấu trừ 1% lương cơ bản và được tính như sau:

BHXH, BHYT, BHTN = 1.050.000 x hệ số lương x 0.095

Quỹ bảo hiểm xã hội của Nông trường được hình thành từ các nguồn sau: - Do Nông trường và người lao động đóng.

- Do Nhà nước đóng góp và hổ trợ một phần.

Quỹ BHXH được chỉ tiêu cho các trường hợp người lao động ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất… theo quy định của Nhà nước.

Ví dụ: tiền lương ngày nghỉ ốm và nghỉ thai sản như sau: BHXHô = Lương ngày x 75% x Số ngày nghỉ ốm.

BHXHts = Lương ngày x 100% x Số ngày nghỉ thai sản. Chế độ phụ cấp của Nông trường:

Theo quy định của Nhà nước hiện nay, phụ cấp là một phần bắt buộc phải có trong chính sách tiền lương của mỗi doanh nghiệp.

Phụ cấp chức vụ lãnh đạo: áp dụng cho người quản lý nông trường, bao gồm: giám đốc là 0.5, phó giám đốc là 0.4

Phụ cấp trách nhiệm: áp dụng cho những người vừa trực tiếp sản xuất, vừa kiêm cả chức vụ quản lý nhưng không thuộc chức vụ lãnh đạo bổ nhiệm như cụm trưởng, tổ trưởng với mức phụ cấp là 0.2 và cụm phó, tổ phó với mức phụ cấp là 0.15.

Phụ cấp ca 3: áp dụng cho những người trực ca như bảo vệ với hệ số phụ cấp là 0.3

Biến động của quỹ BHXH, BHYT, BHTN qua các năm nghiên cứu.

Bảng 2.13: Biến động của quỹ BHXH, BHYT, BHTN qua 3 năm

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý tiền lương, tiền công tại Nông Trường Thanh Bình (Trang 33 - 39)