Trong nền kinh tế thị trƣờng, việc cạnh tranh sẽ phụ thuộc vào tiềm lực về vốn và quy mô tài sản. Song việc phân bổ tài sản nhƣ thế nào, tỷ trọng của từng loại tài sản so với tổng số tài sản ra sao, cơ cấu hợp lý hay không mới là điều kiện tiên quyết. Có nghĩa là chỉ với số vốn nhiều không thôi sẽ không đủ, mà phải đảm bảo sử dụng nó nhƣ thế nào để nâng cao hiệu quả. Muốn vấy, chúng ta phải xem xét kết cấu tài sản (vốn ) của doanh nghiệp có hợp lý hay không.
Phân tích cơ cấu tài sản.
Để tiến hành phân tích cơ cấu tài sản, ta lập bảng phân tích cơ cấu và biến động tài sản nhƣ sau:
Chỉ tiêu Cuối kỳ Đầu kỳ Cuối kỳ so với đầu kỳ Số tiền (đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (đồng) Tỷ lệ (%) A .TÀI SẢN NGẮN HẠN
I .Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền
II. Các khoản đầu tƣ tài chính ngắn hạn
III. Các khoản phải thu ngắn hạn
IV. Tài sản ngắn hạn khác
B. TÀI SẢN DÀI HẠN
I .Các khoản phải thu dài hạn II. Tài sản cố định
III. Bất động sản đầu tƣ. IV. Các khoản đầu tƣ tài chính dài hạn.
V. Tài sản dài hạn khác.
TỔNG CỘNG
TÀI SẢN 100 100
Qua bảng phân tích, ngoài việc so sánh tổng tài sản cuối kỳ so với đầu kỳ để đánh giá quy mô vốn của doanh nghiệp tăng hay giảm, còn phải xem xét tỷ trọng từng loại tài sản chiếm trong tổng tài sản và xu hƣớng biến động của chúng để thấy đƣợc mức độ hợp lý của viêc phân bổ tài sản. Điều này đƣợc đánh giá trên tính chất kinh doanh và tình hình biến động của từng bộ phận. Tùy theo loại hình kinh doanh để xem xét tỷ trọng từng loại tài sản chiếm trong tổng số là cao hay thấp. Việc đảm bảo và phân bổ tài sản cho đầy đủ, hợp lý là điều cốt yếu tạo điều kiện
thuận lợi để doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh một cách liên tục và có hiệu quả.
Qua việc phân tích ta biết đƣợc 2 tỷ suất rất đƣợc các nhà quản lý quan tâm: Tỷ suất đầu tƣ vào tài sản dài hạn = Tài sản dài hạn X100
Tổng tài sản
Tỷ suất đầu tƣ vào tài sản ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn X100 Tổng tài sản
Tỷ suất đầu tƣ vào tài sản dài hạn càng lớn càng thể hiện mức độ quan trọng của tài sản cố định trong tổng tài sản mà doanh nghiệp đang sử dụng vào kinh doanh, phản ánh tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, năng lực sản xuất và xu hƣớng phát triển lâu dài cũng nhƣ khả năng phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên tỷ suất này tốt hay xấu cũng phụ thuộc vào từng ngành nghề kinh doanh.
Phân tích cơ cấu nguồn vốn.
Ngoài việc xem xét tình hình phân bổ vốn, các chủ doanh nghiệp, các chủ đầu tƣ và các đối tƣợng quan tâm khác cần phân tích cơ cấu nguồn vốn nhằm đánh giá đƣợc khả năng tự chủ, chủ động trong kinh doanh hay những khó khăn mà doanh nghiệp đang phải đƣơng đầu. Để tiến hành phân tích cơ cấu nguồn vốn ta lập bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn nhƣ sau:
Chỉ tiêu
Đầu kỳ Cuối kỳ Cuối kỳ so đầu kỳ
Số tiền (đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (đồng) Tỷ lệ (%) A .NỢ PHẢI TRẢ. I .Nợ ngắn hạn II. Nợ dài hạn B. VỐN CHỦ SỞ HỮU I .Vốn chủ sở hữu II. Nguồn kinh phí và quỹ khác
TỔNG CỘNG
Đối với nguồn hình thành tài sản, cần xem xét tỷ trọng của từng loại chiếm trong tổng số cũng nhƣ xu hƣớng biến động của chúng. Nếu nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao trong tổng số thì doanh nghiệp có đủ khả năng đảm bảo về mặt tài chính và mức độ độc lập của doanh nghiệp đối với các chủ nợ là cao. Ngƣợc lại, nếu công nợ phải trả chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng số thì khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính của doanh nghiệp sẽ thấp.
Cơ cấu nguồn vốn phản ánh 1 đồng vốn kinh doanh hiện nay thì có mấy đồng vay nợ và mấy đồng vốn chủ sở hữu. Hệ số nợ và hệ số vốn chủ sở hữu là hai tỷ số quan trọng nhất phản ánh cơ cấu nguồn vốn.
Hệ số nợ = Nợ phải trả Tổng nguồn vốn Hệ số vốn chủ sở hữu = Nguồn vốn chủ sở hữu Tổng nguồn vốn
Qua việc phân tích hai chỉ tiêu này, ta thấy đƣợc mức độ độc lập hay phụ thuộc của doanh nghiệp với các chủ nợ. Hệ số vốn chủ càng cao càng thể hiện khả năng độc lập cao về mặt tài chính hay mức độ tự tài trợ của doanh nghiệp càng tốt bởi vì hầu hết tài sản mà doanh nghiệp có đều đƣợc đầu tƣ bằng vốn của mình.