Nguyên tắc tổ chức xây dựng mạng thế hệ mớ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mạng NGN và ứng dụng (Trang 62 - 64)

VIỄN THÔNG VIỆT NAM

3.2.2 Nguyên tắc tổ chức xây dựng mạng thế hệ mớ

Các nhu cầu về dịch vụ mới nằm chủ yếu ở các tỉnh và thành phố lớn có nền kình tế, văn hóa, xã hội phát triển, các dịch vụ mới đáp ứng cho việc phát triển kinh tế, giáo dục, giải trí như: thương mại điện tử, giáo dục từ xa, chăm sóc sức khỏe qua mạng, trò chơi trên mạng thời gian thực,…Còn phần đông các địa phương nhất là vùng sâu, vùng xa thì mật độ thuê bao thấp, nhu cầu chủ yếu là điện thoại dùng để liên lạc, và không có những yêu cầu về dịch vụ mới.

Ngoại trừ một số thành phố lớn thì còn lại một số lượng lớn các tỉnh có số lượng thuê bao và lưu lượng không lớn nhưng vẫn hình thành mạng riêng theo địa bàn hành chính. Đặc biệt một số tỉnh sau khi tiến hành tách tỉnh theo

63

địa bàn hành chính thì cũng hình thành mạng mới với các tổng đài Host nội hạt mới tạo nên một số vấn đề phức tạp trong việc cung cấp dịch vụ, ví dụ: hai thuê bao trước đây thuộc một tỉnh khi thực hiện cuộc gọi thì lưu lượng cuộc gọi chỉ cần đi qua hai tổng đài vệ tinh và một tổng đài Host, giá cước được tính theo cước nội hạt. Khi tách tỉnh, hai thuê bao này ở hai tỉnh kề nhau, khi thực hiện cuộc gọi thì lưu lượng cuộc gọi sẽ phải đi qua hai tổng đài Host và vòng qua tổng đài Toll chuyển mạch liên tỉnh và giá cước tính theo cước đường dài. Do đó chất lượng dịch vụ viễn thông được cung cấp sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cấu hình và cách thức tổ chức khai thác này. Mặt khác nếu xét ở góc độ kinh tế thì cách tổ chức khai thác, cung cấp dịch vụ như vậy hiệu quả không cao, không khai thác được hết lưu lượng ở tất cả các vùng, mà chỉ khai thác hiệu quả được ở các thành phố lớn.

Do đó cấu trúc mạng thế hệ sau được xây dựng dựa trên phân bố thuê bao theo vùng địa lý, không tổ chức theo địa bàn hành chính mà phân theo vùng lưu lượng.

Cụ thể mạng viễn thông Việt Nam được tổ chức thành các vùng lưu lượng như sau:

- Vùng lưu lượng 1: bao gồm các tỉnh phía Bắc từ Hà Giang đến Hà Tĩnh (trừ các tỉnh/thành phố thuộc vùng 2).

- Vùng lưu lượng 2: bao gồm Hà Nội và một số tỉnh lân cận.

- Vùng lưu lượng 3: bao gồm toàn bộ thuê bao thuộc 15 tỉnh miền Trung và Tây Nguyên từ Quảng Bình đến Lâm Đồng.

- Vùng lưu lượng 4: bao gồm TP.Hồ Chí Minh và một số tỉnh lân cận. - Vùng lưu lượng 5: bao gồm các tỉnh/thành phố phía Nam và đồng bằng

64

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mạng NGN và ứng dụng (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)