Thiết kế mạch giao tiếp AT89C51 với công tắc hành trình LS

Một phần của tài liệu Tổng quan tự động hóa bảo mật tòa nhà thiết kế bộ điều khiển cửa tự động có bảo mật (Trang 61 - 62)

Để giới hạn hành trình đóng\ mở cho cửa tự động ta sử dụng công tắc hành trình Limit Switch LS. Gồm 2 công tắc hành trình lắp ở hai bên cửa. LS1 dùng để giới hạn hành trình mở khi mở ( lắp bên phải cánh cửa). Một LS2 dùng để giới hạn hành trình đóng khi đóng cửa ( lắp bên trái cánh cửa). Cửa sẽ chỉ đóng mở được trong khoảng giới hạn do người dùng quy định.

Một bộ công tắc hành trình gồm có 3 tiếp điểm: 1 điểm là dây Com ( Common) nối chung. Một tiếp điểm thường đóng NC và một tiếp điểm thường mở NO. Ta chọn sử dụng cặp tiếp điểm thường mở và dây nối chung Com.

Sơ đồ kết nối chân LS với AT89C51 nhƣ sau:

+ Chân P3.0 nối vớí tiếp điểm NO của LS1 giới hạn hành trình khi mở cửa. + Chân P3.1 nối với tiếp điểm NO của LS2 giới hạn hành trình khi đóng cửa lại.

+ Hai dây nối chung Com của LS1 và LS2 nối xuống mass 0V ( GND). Bảng sau mô tả trạng thái điều khiển động cơ từ hai công tắc hành trình:

Bảng 3.5. Bảng chân lý trạng thái điều khiển động cơ từ LS1.

Trạng thái hoạt động thuận của động cơ DC

Trạng thái của Limit Switch thuận LS1 ( P3.0)

Trạng thái điều khiển từ AT89C51

0 0 X

0 1 X

1 0 Động cơ quay thuận

1 1 Động cơ dừng

Bảng 3.6. Bảng chân lý trạng thái điều khiển động cơ từ LS2.

Trạng thái hoạt động ngược của động cơ DC

Trạng thái của Limit Switch ngược LS2 ( P3.1)

Trạng thái điều khiển từ AT89C51

0 0 X

0 1 X

1 0 Động cơ quay ngược

1 1 Động cơ dừng

Chú thích: + Giá trị logic 0: không bị tác động ( không hoạt động).

+ Giá trị logic 1: bị tác động ( hoạt động).

Sơ đồ kết nối LS, CB, nút ấn Manual như hình vẽ dưới đây:

Hình 3.6. Mạch giao tiếp công tắc hành trình LS, cảm biến an toàn CB và nút ấn bằng tay Manual với AT89C51.

Nguyên lý hoạt động của tất cả các tiếp điểm thường mở NO ở trên như sau: bình thường các chân của Port 3 luôn được thiết lập là cồng đầu vào, nhờ các điện trở kéo 10K nên đầu vào có trạng thái logic là 1, dòng điện từ nguồn Vcc đi qua các chân của cổng P3 sau đó xuống mass ( chân 20). Khi có sự tác động vào các tiếp điểm trên, các tiếp điểm trên chuyển trạng thái từ NO sang NC. Do có sự chênh lệnh điện áp nguồn với đất lớn nên lúc này dòng điện sẽ chẩy ngược lại đến chân nối chung COM và sau đó đi xuống đất GND không qua các chân của cổng Port 3 nữa. Sự chuyển trạng thái này giúp ta tạo được tín hiệu điều khiển khác nhau.

Một phần của tài liệu Tổng quan tự động hóa bảo mật tòa nhà thiết kế bộ điều khiển cửa tự động có bảo mật (Trang 61 - 62)