Thể loại và bút pháp:

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU ÔN TẬP MÔN VĂN TỔNG HỢP (Trang 74)

- Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này? Có xa xôi mấy mà tình xa xôi?

c) Thể loại và bút pháp:

- Tràng giang mang đậm phong vị cổ điển qua việc vận dụng nhuần nhuyễn thể thơ 7 chữ với cách ngắt nhịp, gieo vần, cấu trúc đăng đối; bút pháp tả cảnh ngụ tình, gợi hơn là tả những từ Hán Việt cổ kính (tràng giang, cô liêu...).

- Song, Tràng gian lại cũng rất mới qua xu hướng giãi bày trực tiếp “cái tôi” trữ tình “ buồn điệp điệp, sầu trăm ngả, không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà...), qua những từ ngữ sáng tạo mang dấu ấn xúc cảm cá nhân của tác giả (sâu chót vót, niềm thân mật, dợn dợn....).

4. Kết luận

- Tràng giang của Huy Cận không chỉ là một bức phong cảnh mà còn là “một bài thơ về tâm hồn”. Bài thơ thể hiện nỗi buồn cô đơn trước vũ trụ, cuộc đời.

- Từ đề tài, cảm hứng, chất liệu đến giọng điệu, bút pháp, Tràng giang vừa mang phong vị thi ca cổ điển vừa hiện đại cũng là nét đặc trưng của phong cách Huy Cận.

Y~Z

ĐỀ 42

Anh (chị) hãy phân tích hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ Tràng giang của Huy Cận.

DÀN Ý I. MỞ BÀI I. MỞ BÀI

Từ ngàn xưa, thiên nhiên đã trở thành niềm cảm hứng mãnh liệt khơi nguồn sáng tạo cho thi nhân. Ta đã từng gặp cảnh bồng lai trong thơ Lý Bạch, một vùng quê mộc mạc, tĩnh lặng trong thơ Nguyễn Khuyến, cảnh sơn thuỷ hữu tình trong thơ Nguyễn Trãi. Phong trào Thơ mới (1932–1945) với sự tập hợp của nhiều gương mặt thi nhân, đã mang

đến cho người đọc nhiều cảnh sắc thiên nhiên độc đáo, vây phủ tâm trạng của thi nhân. Đọc Tràng giang của Huy Cận, ta bắt gặp một thiên nhiên kỳ vĩ mang tầm vóc vũ trụ khiến ta như “đứng trên thiên văn đài của linh hồn, nhìn cõi bát ngát”.

II. THÂN BÀI

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU ÔN TẬP MÔN VĂN TỔNG HỢP (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)