THÂN BÀI A cuộc chia tay

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU ÔN TẬP MÔN VĂN TỔNG HỢP (Trang 88 - 92)

A. cuộc chia tay

1. Lời người ở lại

Mình về mình có nhớ ta Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng. Mình về mình có nhớ không

Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn ?

– Với kết cấu theo lối hát giao duyên, đoạn thơ tả cuộc chia tay giữa người Việt Bắc và người cách mạng. Nghĩa tình kẻ ở người về được biểu hiện đằm thắm qua các đại từ “mình”, “ta”. Thể thơ lục bát êm ái, mượt mà. Hai nhân vật trữ tình “mình”, “ta” gợi bao lưu luyến trong buổi chia tay.

– Những lời nhắn nhủ của người ở lại với những từ láy gợi cảm qua cách hỏi mình có nhớ ta, mình có nhớ không vang lên như day dứt không nguôi. Mười lăm năm ấy gợi thời gian,

89 | P a g e

cây, núi, sông, nguồn gợi không gian. Thời gian của một thời kì hoạt động cách mạng và kháng chiến chống Pháp, không gian của một vùng căn cứ địa cách mạng. Trạng ngữ thiết tha mặn nồng thể hiện ân tình đầy hương vị mặn mà nồng thắm của bao nhiêu kỉ niệm mến yêu. Điệp từ nhớ gợi nỗi nhớ triền miên...

2. Tiếng lòng của người về

Tiếng ai tha thiết bên cồn

Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay...

Người về nghe câu hỏi, lòng bồi hồi nên bước chân bồn chồn. Áo chàm bình dị, chân tình. Câu thơ bỏ lửng với nhịp thơ ngập ngừng Cầm tay nhau – biết nói gì – hôm nay diễn tả sự vấn vương vì xúc động nên không thể bày giãi tâm tình.

B. Lời người ở lại

1. Mười hai câu thơ tiếp theo là lời Việt Bắc. Giọng thơ vừa hỏi han vừa gợi nhớ theo

thời gian, lan tỏa trong không gian. Nhớ về những kỉ niệm xa xưa từ buổi đầu cách mạng, trong kháng chiến chống Pháp.

Những không gian, địa điểm cứ hiện dần từ mờ xa, mưa nguồn, suối lũ, mây mù, đến xác định như một điểm chốt vững vàng chiến khu, rồi dấy lên một sức mạnh tranh đấu, khi kháng Nhật, thuở Việt Minh, khai sinh những địa danh lịch sử, như những cái nôi đón đỡ Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa.

2. Những chi tiết về cuộc sống và tình người: bát cơm chấm muối, quả trám bùi, đọt

măng mai, mái nhà lau xám hắt hiu... cứ dần dần tái hiện, nhắc nhở mối thù hai vai chung gánh, những tấm lòng son không bao giờ phai nhạt.

Nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ rừng núi nhớ ai..., trám để rụng, măng để già, điệp từ mình về, mình đi, có nhớ, có nhớ, còn nhớ, nhịp thơ 2/4 – 4/4 đều đặn... gợi lên hình ảnh một người đang bâng khuâng sững sờ với cảm giác hụt hẫng của chia li, dè chừng sự lãng quên nên thiết tha nhắc nhở người về bằng những hoài niệm ân nghĩa nhất, nguồn cội sâu rộng nhất..., sâu trong tình người, rộng trong thời gian, không gian. Đây là tình cảm những con người cách mạng trong không gian, thời gian của cách mạng.

III. KẾT BÀI

– Đoạn thơ thể hiện những tình cảm lớn có ý nghĩa thời đại. Đó là tình đoàn kết, nghĩa thủy chung giữa nhân dân và cách mạng, từ phong trào Việt Minh đến thời kì kháng chiến chống Pháp ở chiến khu Việt Bắc.

– Đoạn thơ cũng thể hiện chất thơ trữ tình chính trị, đậm đà tính dân tộc của Tố Hữu. Phong cách đó đã có ảnh hưởng quan trọng đối với thơ ca cách mạng Việt Nam hiện đại.

Y~Z

ĐỀ 53

Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau:

Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông, Một người chín nhớ mười mong một người.

Gió mưa là bệnh của giời, Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng

90 | P a g e

(Tương tư – Nguyễn Bính, Ngữ văn 11 Nâng cao, Tập hai, NXB Giáo dục, 2007, tr.55)

Nhớ gì khi nhớ người yêu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trăng lên đầu núi nắng chiều lưng nương Nhớ từng bản khói cùng sương Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.

(Việt Bắc – Tố Hữu, Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập một, NXB Giáo dục, 2008, tr. 84)

(Đề thi ĐH khối D năm 2009)

GỢI Ý

1. Vài nét về tác giả và tác phẩm (0,5 điểm).

- Nguyễn Bính là gương mặt nổi bật của phong trào Thơ mới và cũng tiêu biểu cho thơ ca sau Cách mạng, với hồn thơ chân quê, có sở trường về lục bát. Tương tư là bài thơ đặc sắc của ông, thể hiện tâm trạng nhớ mong chân thực và tinh tế của chàng trai quê.

- Tố Hữu là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng, với phong cách trữ tình chính trị. Việt Bắc là

bài thơ xuất sắc của ông, thể hiện tình cảm cách mạng sâu nặng đối với chiến khu và những kỉ niệm kháng chiến.

2. Về đoạn thơ trong bài Tương tư (2,0 điểm).

- Nội dung

+ Tâm trạng tương tư của chàng trai quê được bộc lộ thành những nhớ mong da diết, trĩu nặng. Nỗi nhớ ấy được xem như một quy luật tự nhiên không thể cưỡng lại, một thứ “tâm bệnh” khó chữa của người đang yêu.

+ Niềm mong nhớ gắn liền với khung cảnh làng quê khiến cho cả không gian như cũng nhuốm đầy nỗi tương tư.

- Nghệ thuật:

+ Thể thơ lục bát thấm đượm phong vị ca dao.

+ Chất liệu ngôn từ chân quê với những địa danh, thành ngữ gần gũi; cách tổ chức lời thơ độc đáo; sử dụng nhuần nhuyễn nhiều biện pháp tu từ: hoán dụ, nhân hoá, đối sánh, tăng tiến, khoa trương...

3. Về đoạn thơ trong bài Việt Bắc (2,0 điểm)

- Nội dung:

+Đoạn thơ thể hiện nỗi nhớ đằm thắm, sâu nặng của người cán bộ kháng chiến dành cho Việt Bắc, trong đó chan hoà tình nghĩa riêng chung.

+ Hiện lên trong nỗi nhớ ấy là hình ảnh Việt Bắc thân thương, với cảnh vật bình dị mà thơ mộng, với nhịp sống đơn sơ mà êm đềm, đầm ấm.

- Nghệ thuật:

+ Thể thơ lục bát kết hợp nhuần nhuyễn chất cổ điển và chất dân gian, nhịp điệu linh hoạt uyển chuyển, âm hưởng tha thiết, ngọt ngào.

+ Hình ảnh thơ giản dị mà gợi cảm; cách ví von quen thuộc mà vẫn độc đáo; cách tổ chức lời thơ với phép tiểu đối, phép điệp cân xứng, khéo léo...

4. Về sự tương đồng và khác biệt giữa hai đoạn thơ (0,5 điểm).

- Tương đồng: Cả hai đoạn thơ thể hiện nỗi nhớ da diết, sâu nặng; sử dụng thể thơ lục bát điêu luyện.

- Khác biệt: Đoạn thơ trong bài Tương tư là nỗi nhớ của tình yêu đôi lứa, gắn với không gian làng quê Bắc Bộ, vừa bày tỏ vừa “lí sư” về tương tư, với cách đối xứng táo bạo...;

91 | P a g e

Đoạn thơ trong bài Việt Bắc là nỗi nhớ của tình cảm cách mạng, gắn với không gian núi

rừng Việt Bắc, nghiêng hẳn về bộc bạch tâm tình, với cách ví von duyên dáng....

Y~Z

ĐỀ 54 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một trong những đặc điểm cơ bản của nền văn học Việt Nam từ năm1945 đến năm 1975 là chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. Anh/ chị hãy nêu rõ nét chính đặc điểm trên.

Gợi ý

Nét chính của khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn trong văn học Việt Nam 1945 – 1975.

Khuynh hướng sử thi

- Văn học phản ánh những sự kiện, những vấn đề có ý nghĩa lịch sử lớn lao, tập trung thể hiện chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng.

- Nhân vật chính thường là những con người tiêu biểu cho lí tưởng chung của dân tộc, kết tinh các phẩm chất cao quý của cộng đồng, gắn bó số phận mình với số phận của đất nước. - Lời văn mang giọng điệu trang trọng, hào hùng, thiên về ngợi ca, ngưỡng mộ.

Cảm hứng lãng mạn

Cảm hứng lãng mạn chủ yếu được thể hiện trong việc khẳng định phương diện lí tưởng của cuộc sống mới và vẻ đẹp của con người mới, ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng và tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc. Cảm hứng lãng mạn gắn liền với khuynh hướng sử thi.

Y~Z

ĐỀ 55 Bình giảng đoạn thơ sau đây trong bài "Tiếng hát con tàu" của Chế Lan Viên:

Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ, ...

Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn.

DÀN Ý I. MỞ BÀI I. MỞ BÀI

Tiếng hát con tàu được Chế Lan Viên sáng tác năm 1960 trong cuộc vận động đồng bào

miền xuôi lên xây dựng vùng cao Tây Bắc.

− Từ những kỉ niệm ân tình với Tây Bắc, từ những ước vọng xây dựng Tây Bắc phồn vinh, tứ thơ gợi mở khát vọng của một hồn thơ muốn vươn lên cái cao cả là trở về với nhân dân, ngọn nguồn của sáng tạo nghệ thuật, được thể hiện qua năm khổ thơ giàu cảm xúc, tình ý thiết tha (ghi lại năm khổ thơ của đề bài).

92 | P a g e

II. THÂN BÀI

A. VỀ VỚI NHÂN DÂN, CỘI NGUỒN DÂN TỘC

1. Mở đầu đoạn thơ là một loạt biện pháp so sánh mà mỗi hình ảnh đều mang vẻ thơ

mộng, mượt mà. Về với nhân dân là về với cội nguồn thân thuộc của đời sống. Hình ảnh so sánh chân thực, gần gũi, tạo sức rung cảm mãnh liệt:

Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ Cỏđón giêng hai, chim én gặp mùa

2. Về với nhân dân vừa là khát vọng, vừa là hạnh phúc. Đó là niềm hạnh phúc tuyệt vời

của đứa trẻ thơđói lòng gặp sữa, ví như nhà thơ trở về với nhân dân, cội nguồn dân tộc:

Nhưđứa trẻ thơđói lòng gặp sữa

Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa.

Đây là những lời tâm tình đầy cảm động của một tâm hồn thơ nhận ra nguồn nuôi dưỡng cho cuộc sống và nghệ thuật. Đó là nhân dân.

B. HÌNH ẢNH NHÂN DÂN TÂY BẮC QUA NHỮNG HOÀI NIỆM CỦA NHÀ THƠ

Nhân dân Tây Bắc hiện lên trong hồi ức của nhà thơ qua những hình ảnh con người cụ thể, một lòng một dạ chiến đấu, hi sinh cho cuộc kháng chiến chống Pháp.

1. Đó là người anh du kích mà cuộc đời thật bình dị, cuộc sống thật đạm bạc. Hình ảnh chiếc áo nâu... vá rách... cởi lại cho con tạo ấn tượng mạnh mẽ, gây xúc động sâu sắc về sự hi sinh cao áo nâu... vá rách... cởi lại cho con tạo ấn tượng mạnh mẽ, gây xúc động sâu sắc về sự hi sinh cao (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

cả, về nghĩa tình đồng đội:

Con nhớ anh con, người anh du kích, Chiếc áo nâu anh mặc đêm công đồn, Chiếc áo nâu suốt một đời vá rách, Đêm cuối cùng anh cởi lại cho con.

2. Đó là thằng em liên lạc − từ xưng hô thân tình ruột thịt − đã xông xáo rừng thưa, rừng rậm từ bản Na qua bản Bắc để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giao liên suốt mười năm ròng rậm từ bản Na qua bản Bắc để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giao liên suốt mười năm ròng

rã:

Con nhớ em con, thằng em liên lạc, Rừng thưa em băng, rừng rậm em chờ, Sáng bản Na, chiều em qua bản Bắc, Mười năm tròn! Chưa mất một phong thư.

3. Đó là người mẹ nuôi quân:

Con nhớ mế! Lửa hồng soi tóc bạc, Năm con đau, mế thức một mùa dài, Con với mế không phải hòn máu cắt, Nhưng trọn đời con nhớ mãi ơn nuôi.

Cũng như người anh suốt một đời, người em mười năm tròn, ở đây bà mế thức một mùa dài thể hiện tấm lòng sắt son của nhân dân Tây Bắc đối với Cách mạng. Hình ảnh bà mẹ già

đêm đêm bên bếp lửa hồng soi tóc bạc chăm sóc người chiến sĩ trở nên đẹp đẽ lạ thường, thể

hiện ân tình sâu nặng của nhân dân đối với Cách mạng trong thời kì kháng chiến chống Pháp.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU ÔN TẬP MÔN VĂN TỔNG HỢP (Trang 88 - 92)