Nghiên cứu và ứng dụng chế phẩm sinh học trong phòng trừ bệnh

Một phần của tài liệu vi khuẩn (RALSTONIA SOLANACEARUM SMITH) cà chua tại huyện đan phương, hà tây 2008 (Trang 29 - 32)

4. ðố it ượng, ñị añ iểm và thời gian nghiên cứu

1.2.3.7.Nghiên cứu và ứng dụng chế phẩm sinh học trong phòng trừ bệnh

bệnh HXVK

Ngoài ra, các nhà khoa học còn mở ra một hướng nghiên cứu việc sử

dụng các biện pháp sinh học ñể trừ bệnh HXVK. Biện pháp sinh học trong phòng chống bệnh HXVK cũng ñược các tác giảñề cập ñến. Vì bệnh HXVK sử dụng các biện pháp hoá học không ñem lại hiệu quả mong muốn do vi khuẩn ñã nhiễm vào mạch dẫn. Hơn nữa chọn giống chống chịu bệnh mất

nhiều thời gian, hiệu quả chưa cao. Ở Việt nam chưa có nhiều công trình chọn giống kháng bệnh cà chua. Do vậy biện pháp sinh học là một trong các biện pháp tổng hợp theo hướng bền vững quan trọng nhất ở Việt nam.

Trên thế giới ñã có nhiều nước nghiên cứu trong lĩnh vực chế phẩm sinh học, chất kích kháng ñể hạn chế bệnh hại cây trồng như: Ở trường ðại học Hannover ðức, ñã sử dụng axit salicylic ñể kích kháng cà chua kháng bệnh HXVK. Giáo sư Zeller W. và cộng sự năm 2001 ñã sử dụng chế phẩm Biozell - 2000B chiết xuất từ tinh dầu cây bạch hương chống bệnh HXVK ở cà chua và khoai tây (Zeller W. và CS,2006)[78]. Ở Nhật Bản theo Murakoshi R. và cộng sự năm 1984, Chae Gun Phae và cộng sự năm 1992 ñã sử dụng NB22 và một số

dòng Bacillus khác ñể hạn chế ñược bệnh HXVK ở cà chua (Murakoshi R. và CS, 1984) [59]. Nhà khoa học Ciam L. và CS năm 1989 ñã sử dụng một số

chủng Pseudomonas fluescentBacillus ñể phòng trừ bệnh HXVK ở cà chua và khoai tây (Ciam L & CS, 1988)[40]. Những nghiên cứu về sử dụng vi khuẩn

ñối kháng Bacillus Plymixa trên cây cà chua ñã ñược tiến hành từ những năm 1952. Ngoài ra còn nhiều vi khuẩn ñối kháng với vi khuẩn R.solanacearum

như: Bacillus subtilis, phtorescens, P.cepacia, P.gladioli…Các nghiên cứu ñều cho thấy rằng các vi khuẩn ñối kháng có khả năng sinh ra các chất làm ức chế vi sinh vật gây bệnh, cạnh tranh với vi sinh vật gây bệnh. Aspiras et al (1986) ñã cho biết rằng khi xử lý ñất bị nhiễm R.solanacearum bằng vi khuẩn ñối kháng

Bacillus polymixa và bacillus fluorescens trên ruộng cà chua, khoai tây ñược kết quả: ở công thức ñối chứng (không xử lý) tỷ lệ cây chết ở mức 100% trong khi ñó ở công thức xử lý tỷ lệ cây chết dừng lại ở mức 10 - 40%. Theo Hartman (1993) thì loài P.cepacia ñược phân lập từ rễ ngô cũng có khả năng kiềm chế

hoạt ñộng của vi khuẩn R.solanacearum trong phòng thí nghiệm. Các nghiên cứu ñều cho thấy vi khuẩn ñối kháng có khả năng sinh sản ra các chất làm ức chế vi khuẩn gây bệnh, cũng như khả năng sử dụng cạnh tranh phát triển, lấn

chiếm cả vùng rễ cây trồng khiến cho vi khuẩn gây bệnh hạn chếñể phát triển. Tuy nhiên, cho ñến nay các kết quả ở những thí nghiệm phòng trừ sinh học trong phòng thí nghiệm thường không cho những hiệu quả cao như khi áp dụng ngoài ñồng ruộng (Nesmith và CS, 1985)[60]. Gần ñây trên một số cây giống Cà chua, cà tím, dưa chuột ñã có các nghiên cứu về ứng dụng phương pháp ghép giống cây nhiễm bệnh trên gốc của giống cây kháng bệnh ñể nâng cao tính chống bệnh HXVK.

Ở Mỹ Pradhanang P.M., P.Ji; M.T. Molmol. và CS., (2005)[63] ñã sử

dụng tinh dầu cây dược thảo Acibenzolar – S.Methyl ñể kích kháng cây cà chua hạn chế bệnh HXVK.

Cùng thời gian này Pradhanang P.M., P.Ji; M.T. Molmol. và CS., (2005) [64] ñã sử dụng Thymol - Biofumi ñể kích kháng cây cà chua hạn chế

bệnh HXVK.

Hiện nay Bộ môn Bệnh cây, Ban sinh vật nông nghiệp, Viện Khoa học nông nghiệp và công nghệ Hàn Quốc (NIAST) ñã nghiên cứu thành công và sử dụng chế phẩm EXTN-1, B16 có nguồn gốc từ vi khuẩn Bacillus vallismortis, axit photphiric ñã làm tăng tính chống chịu một số bệnh về virus, nấm và vi khuẩn héo xanh trên cây lúa, cà chua, dưa chuột, rau diếp... Trường

ñại học Kongbook của Hàn Quốc cũng ñã nghiên cứu phát triển chế phẩm ESSC có nguồn gốc từ các sinh vật: Bacillus, Arthrobacter, Flavobacterium, Pseudomonas có tác dụng kích kháng cây chống chịu một số bệnh héo xanh vi khuẩn (Kyungseok Park và CS, 2007) [53].

Ở Canada và Nam Mỹ theo Idriss E.E. và CS (2002)[41] ñã sử dụng

Bacillus amyloliqueafaciens FZB45 kích kháng cà chua, khoai tây, lạc... hạn chế bệnh HXVK gây hại.

kém và khó thực hiện do vi khuẩn héo xanh ñã xâm nhập vào mạch dẫn. Những năm 1960 – 1970, một số thuốc hoá học ñã ñược nghiên cứu ñể phòng chống bệnh HXVK như sử dụng 300kg/ha Chloropicin 10 ngày trước khi trồng cho hiệu quả tốt (Mehan V.K., 1995)[58], nhưng thuốc hoá học này không có hiệu quả trên diện tích lớn vì giá thành quá cao. Xử lý ñất bằng phương pháp xông hơi ít có tác dụng hạn chế bệnh (Murakoshi R. và CTV, 1984)[59]. Sử dụng thuốc kháng sinh ñể phòng chống bệnh HXVK có ưu ñiểm lớn là có sức hấp thụ tốt, dễ dịch chuyển trong mạch dẫn, trong mô cây, nhưng lại bị hạn chế bởi dễ hình thành những dạng, chủng, vi khuẩn kháng thuốc ở

nồng ñộ cao (Farag N.S và CTV, 1982)[42]. ðể phòng trừ bệnh HXVK người ta thường áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp bằng cách kết hợp các biện pháp:Chọn giống kháng bệnh, biện pháp canh tác, biện pháp sinh học,...(Kelman A., 1954)[51].

Một phần của tài liệu vi khuẩn (RALSTONIA SOLANACEARUM SMITH) cà chua tại huyện đan phương, hà tây 2008 (Trang 29 - 32)