Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình sâu hại đậu rau và biện pháp phòng chống trong vụ đông xuân 2006 tại huyện nghi lộc nghệ an (Trang 41 - 75)

4.1. Thành phần sâu hại đậu rau ở Nghi Lộc – Nghệ An. Là một loại cây t−ơng đối dễ trồng, sản phẩm chứa nhiều chất dinh d−ỡng cần thiết cho cơ thể con ng−ời và có giá trị kinh tế cao. Nên đậu rau hiện đang là cây trồng rất phổ biến trên các vùng trồng rau ở n−ớc ta đặc biệt là các vùng rau phụ cận giáp thành phố lớn. Đậu côve, đậu trạch, đậu đũa đ−ợc trồng quanh năm. Thành phần sâu hại rất phong phú, các loài xuất hiện luân chuyển từ vụ này sang vụ khác tuy mức độ hại trên các giống là khác nhau.

Tìm hiểu thành phần sâu hại là công việc cần thiết trong nghiên cứu cơ bản của bảo vệ thực vật. Dựa trên mức độ xuất hiện và tác hại của từng loài sâu để quyết định h−ớng nghiên cứu và biện pháp phòng chống trong quá trình sản xuất để đảm bảo hiệu quả kinh tế và an toàn cho môi tr−ờng, sinh quần đồng ruộng và an toàn cho ng−ời tiêu dùng sản phẩm.

Từ tháng 1/2006 đến tháng 6/2006, chúng tôi tiến hành điều tra thành phần sâu hại trên các giống đậu rau (các giống đậu côve, đậu đũa, đậu trạch) ở ruộng thí nghiệm và các ruộng đậu rau của nông dân ở các x thuộc huyện Nghi Lộc tỉnh Nghệ An.

Vụ Đông Xuân (tháng 12/2005 – tháng 1, 2/2006) điều tra trên đậu côve, đậu trạch;

Xuân chính vụ (tháng1, 2, 3/2006) điều tra trên đậu côve và đậu đũa; Xuân hè (tháng 3, 4/2006) điều tra trên đậu côve và đậu đũa.

Qua quá trình điều tra chúng tôi nhận thấy: thành phần sâu hại xuất hiện trên 3 loại đậu: đậu trạch, đậu đũa, đậu côve là gần giống nhau:

xanh lá mạ, nhện đỏ. Tuỳ chân ruộng, tuỳ chế độ phân bón và mật độ gieo trồng thì mức độ hại của các loại sâu khác nhau:

Chân ruộng chuyên canh; bón nhiều đạm (lá đậu xanh đậm, to, non), mật độ gieo trồng dầy thì mức độ hại của các loài sâu nhiều hơn và ng−ợc lại.

Trong các loài: sâu đục quả Maruca testulalis là loài gây hại nhiều nhất

trên đậu đũa đến đậu côve cuối cùng là đậu trạch. ở các thời vụ: (vụ xuân hè

bị hại nặng hơn vụ xuân chính vụ, tỷ lệ quả bị hại từ 10,20 đến 48,50%). Loài gây hại quan trọng thứ hai là ruồi đục lá. Chúng xuất hiện và gây hại nhiều nhất trong vụ Đông xuân sau đó đến vụ xuân trên hầu hết các ruộng đậu: làm bộ lá cong keo, không quang hợp đ−ợc, chóng tàn, rụng sớm ảnh h−ởng đến năng suất và chất l−ợng quả.

Ruồi đục lá th−ờng xuất hiện khi cây mọc 2 – 3 lá thật nh−ng ở mật độ th−a sau đó mật độ tăng dần và gây hại ở thời kỳ đậu từ 30 – 35 ngày sau trồng đỉnh cao là thời kỳ cây ra hoa (50 – 65 ngày sau khi trồng).

Từ trung tuần tháng 2 trở đi nhiệt độ tăng dần, rầy xanh lá mạ xuất hiện với mật độ cao (100% số lá bị hại) có những ruộng gần xóm làng hay trong v−ờn hộ mật độ rất cao, chúng không chỉ nấp d−ới mặt lá gây hại mà trong những ngày trời râm mát chúng bò lên mặt trên của lá đậu và kiếm ăn suốt cả ngày. Chúng hút dịch lá, hoa làm tỷ lệ đậu quả thấp, lá cong keo quang hợp kém, quả còi cọc. Cuối tháng 3 khi thời tiết nắng nóng, khô hạn đặc biệt trên những chân ruộng cao nhện đỏ phát sinh và gây hại mạnh ở vụ xuân hè, chúng chích hút làm lá cứng giòn, quăn lại ảnh h−ởng đến khả năng cho năng suất của cây.

Thành phần sâu hại trên các giống đậu rau tại huyện Nghi Lộc tỉnh Nghệ An trong vụ Xuân năm 2006 chúng tôi xin trình bày ở bảng 4.1.

Bảng 4.1. Thành phần sâu hại trên cây đậu rau vụ Xuân năm 2006 vùng Nghi Lộc - Nghệ An

Mức độ phổ biến STT Tên th−ờng gọi Tên khoa học Tên họ Vụ Đông

Xuân

Vụ Xuân

Bộ cánh vảy Lepidoptera

1 Sâu đục quả Maruca testulalis Geyer Pyralidae + +++

2 Sâu cuốn lá Lamprosema indicata Fabr. Pyralidae - +

3 Sâu khoang Spodoptera litura Fabr. Noctuidae + +

4 Sâu xám Agrotis ipsilon Rott. Noctuidae ++ +

Bộ Cánh cứng Coleoptera

5 Bọ rùa ăn lá Epilachna 28-maculata Motsch. Coccinellidae + +

6 Câu cấu xanh Hypomeces squamosus Fabr. Curculionlidae + +

7 Bọ nhảy Phyllotreta sp. Chrysomelidae + ++

8 Bọ hung nhỏ Anomala cuprripes Hope Scarabaeidae + +

9 Ban miêu to Epicauta sp. Meloidae + +

Bộ cánh đều Homoptera

10 Rệp đậu Aphis craccivora Koch Aphididae + ++

11 Bọ Phấn Bemisa sp. Aleyrodidae + +

12 Rầy xanh lá mạ Empoasca sp. Jassidae + +

Bộ cánh nửa Hemiptera

13 Bọ xít xanh Nezara viridula (L.) Pentatomidae - +

14 Bọ xít dài Leptocorisa acuta Thunberg Coreidae + +

Bộ hai cánh Diptera

15 Ruồi đục lá Liriomyza sativae Blanchard Agromizidae ++ +++

16 Ruồi đục thân Ophiomyza phaseoli (Tryon) Agromizidae + +

Bộ Cánh tơ Thysanoptera

17 Bọ trĩ Franklinella sp. Thripidae + +

Bộ Nhện nhỏ Acarina

18 Nhện đỏ Tetranychus cinnabarinus B. Tetranychidae + +

Ghi chú: +++: Nhóm gây hại rất phổ biến ++: Nhóm gây hại bắt gặp trung bình +: Nhóm sâu hại ít gặp

Qua bảng 4.1. chúng ta thấy rằng trên các giống đậu đũa và đậu côve, đậu trạch trong vụ Xuân năm 2006 tại địa bàn huyện Nghi lộc tỉnh Nghệ An

có các đối t−ợng sâu hại chính đó là: sâu đục quả Maruca tesstulalis, ruồi đục

lá Liriomyzasativae, rệp đậu Aphis craccivora, rầy xanh lá mạ Empoasca sp,

nhện đỏ Tetranycgus. Chúng xuất hiện phổ biến và gây hại nặng đậu rau,

trong đó loài sâu đục quả gây hại mạnh nhất sau đó đến ruồi đục lá.

Căn cứ vào tình hình thực tiễn, trên từng chân ruộng, giống đậu sản xuất, các nhà kỹ thuật, các nhà sản xuất cần th−ờng xuyên theo dõi, phát hiện các đối t−ợng sâu hại để phòng chống kịp thời mang lại hiệu quả kinh tế cao. 4.2. Kết quả nghiên cứu quy luật phát sinh gây hại của một số sâu hại chính

4.2.1. Những nghiên cứu về sâu đục quả Maruca testulalis 4.2.1.1. Thành phần ký chủ của sâu đục quả Maruca testulalis

Để tiến hành phòng chống sâu hại đậu rau hiệu quả, song song với việc điều tra thành phần sâu hại thì chúng tôi tiến hành điều tra thành phần ký chủ của loài sâu hại chính trong vụ đậu Đông xuân, vụ đậu Xuân và Xuân hè tại Nghi Lộc - Nghệ An.

Trong quá trình điều tra chúng tôi thấy sâu đục quả Maruca testulalis

xuất hiện trên tất cả các cây họ đậu, gây hại các bộ phận: búp lá, hoa, quả.

Kết quả điều tra thành phần ký chủ của sâu đục quả Maruca testulalis

trong vụ Xuân năm 2006 chúng tôi xin trình bày ở bảng 4.2.

Ký chủ chính của sâu đục quả Maruca testulalis là các cây trồng họ đậu

bao gồm: đậu đũa, đậu côve, đậu trạch, đậu t−ơng, đậu đen, đậu ván, đậu xanh, lạc chúng tập chung gây hại chủ yếu ở giai đoạn từ khi cây ra hoa tạo quả đến thu hoạch, bộ phận bị hại chủ yếu là hoa và quả. Trong điều kiện trên đồng ruộng số l−ợng cây đậu rau và đậu đỗ ít hoặc những thời điểm cuối vụ

hoa đậu hết, quả đậu già thì Maruca testulalis tập trung vào cây ký chủ phụ là cây điền thanh và cây muồng chúng gây hại hoa, quả, búp non.

Bảng 4.2: Thành phần ký chủ của Maruca testulalis G. vụ Xuân năm 2006 tại Nghi Lộc - Nghệ An

STT Tên Việt

Nam Tên khoa học Bộ phận bị hại

Mức độ hại

1 Đậu trạch Phaseolus sp. Hoa, quả ++

2 Đậu đũa Vigna unguiculata Búp lá, Hoa, quả +++

3 Đậu cô ve Phaseolus vulgaris Hoa, quả ++

4 Đậu t−ơng Glycine soja Siebold Hoa, quả -

6 Lạc Arachis hypogea Linn Búp lá +

7 Đậu xanh Phaseolus aureus Roxb Hoa, quả ++

8 Đậu ván Dolichos lablab Hoa, quả ++

9 Đậu đen Vigna cylindrica Roxb Hoa, quả ++

10 Điền thanh Sesbania cannabina Búp lá, hoa +

11 Muồng Cassia tora L. Búp lá, hoa +

Ghi chú: +++: Mức gây hại nặng ++: Mức gây hại vừa +: Mức gây hại nhẹ

- : Mức gây hại không đáng kể

Muồng và cây điền thanh là một trong các loại cây có tác dụng cải tạo đất rất tốt nh−ng cần thiết trồng xa những vùng sản xuất đậu rau để giảm tối thiểu nguồn sâu hại.

4.2.1.2. Đặc điểm hình thái a. Tr−ởng thành

Sâu đục quả Maruca testulalis có chiều dài cơ thể 12 – 13 mm. Sải cánh

rộng 25 – 27 mm, cánh tr−ớc hình tam giác dài, phủ vảy màu đồng hun, trên cánh tr−ớc có 3 đốm sáng không phủ vảy: 1 đốm sáng to hình chữ nhật nằm gần mép cánh, một đốm ở giữa nhỏ hơn hình quả thận và một đốm nhỏ nhất hình tròn nằm gần gốc cánh. Cánh sau rộng và ngắn, ở bờ tr−ớc gần gốc cánh có móc dài nhọn, mép sau và mép ngoài có điểm lông, 1/4 cánh sát bờ bên có phủ vảy, chỗ không phủ vảy có đ−ờng vân xám mờ.

Đầu: có dạng hơi tròn, có 2 đôi mắt kép màu nâu thẫm ở phần phụ đầu, râu dài 12 – 13mm.

Ngực: gồm 3 đốt phủ vảy màu nâu thẫm xen màu trắng nhạt, ngực mang 2 đôi cánh và 3 đôi chân đều phủ vảy màu đồng hun.

Bụng: gồm 9 đốt, bụng con đực dài hơn con cái, cuối bụng các túm lông màu đen kết lại tạo thành gai lông, bụng con cái to, phần cuối bụng có những túm lông màu vàng nhạt che kín.

b. Trứng

Trứng hình bầu dục có kích th−ớc 0,4 – 0,8 mm, lúc mới đẻ màu trắng ngà sau màu vàng nhạt, lúc sắp nở có màu vàng thẫm. Trứng th−ờng đ−ợc đẻ 1 quả hoặc thành cụm 2 – 3 quả trên nụ và hoa đậu, có thời điểm mật độ lên tới 16 trứng/hoa. Vỏ trứng mỏng, lúc sắp nở có thể nhìn rõ mạch máu.

c. Sâu non

Sâu non có dạng hình ống tròn hai đầu nhỏ ở giữa phình to hơn, sâu non tuổi nhỏ th−ờng có màu xanh nhạt, khi đẫy sức th−ờng có màu tím hồng. Đầu sâu non có vân hình tam giác, mảnh cứng màu nâu thẫm. Sâu non có 13 đốt, 3 đốt đầu mang 3 đôi chân ngực, bụng 10 đốt có 5 đôi chân nhỏ

d. Nhộng

12 mm, khi mới vào nhộng có màu trắng nhạt, sau chuyển sang màu vàng, lúc sắp nở có màu vàng thẫm. Nhộng đ−ợc bao bọc bởi 2 lớp kén mỏng màu trắng. Đầu nhộng hình thoi, ở nhộng đực mầm chân và râu kéo dài tới đốt bụng cuối hoặc gai đuôi, ở nhộng cái mầm chân và râu chỉ kéo dài đến đốt bụng thứ 6 hoặc 7.

ảnh 1. Sâu đục quảMaruca testulalis

4.2.1.3. Thời gian phát sinh và gây hại của sâu đục quả Maruca testulalis a. Thời gian phát sinh

Qua điều tra từ tháng 1/2006 đến tháng 6/2006 cho thấy mật độ sâu hại phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, khí hậu và ký chủ của nó. Trong điều kiện

nhiệt độ trung bình từ 17 - 220c, tỷ lệ hại của sâu đục quả trung bình d−ới

10%, khi nhiệt độ trung bình tăng lên 29 – 300c tỷ lệ hại trên 15%. Trên

những ruộng đậu đang ra hoa rộ, nhiều quả non vào thời điểm thời tiết thuận lợi thì mật độ sâu trên đồng ruộng là cao nhất.

Để xác định diễn biến mật độ của sâu đục quả trong vụ xuân tại Nghi Lộc - Nghệ An chúng tôi tiến hành điều tra mật độ sâu đục quả từ tháng 1/2006 đến tháng 6/2006 trên đậu đũa và đậu côve ở các thời vụ trồng đậu khác nhau (vụ Đông xuân, Xuân chính vụ, vụ hè thu).

Kết quả điều tra đ−ợc ghi ở bảng 4.3.

Chúng ta thấy, mật độ sâu trên đồng ruộng phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện nhiệt độ, ẩm độ không khí và ký chủ của chúng.

Trên các ruộng đậu rau ở Nghi Lộc - Nghệ An từ tháng 1/2006 đến tháng 4/2006 ở thời điểm nào cũng có sâu đục quả gây hại. Mật độ sâu đục quả dao động từ 8,33 – 33,48%. Trên đậu đũa, sâu đục quả xuất hiện và gây hại ở thời kỳ có quả non vào cuối tuần tháng 2 là 8,37 – 11,20 con/100 quả; mật độ tăng dần từ đầu tuần tháng 3 và đỉnh cao vào cuối tuần tháng 3 là 31,15 con/100 quả, từ trung tuần tháng 4 trở đi mật độ sâu có xu h−ớng giảm dần. Có thể lý giải mật độ sâu cao nhất vào thời điểm này là do: điều kiện thời tiết thuận lợi cho sâu phát sinh nhanh, nguồn thức ăn dồi dào cả về số l−ợng và chất l−ợng.

Bảng 4.3: Diễn biến mật độ sâu đục quả trên đậu đũa và đậu côve vụ Xuân năm 2006 tại vùng Nghi Lộc - Nghệ An

Mật độ sâu con/100 quả Ngày theo

dõi

Nhiệt độ TB (t0c)

ẩm độ TB

(%) Đậu đũa Đậu côve

10/1 13,9 86,0 0,00 18,71 17/1 22,5 89,0 0,00 20,36 24/1 13,8 89,0 0,00 13,48 30/1 20,5 90,0 0,00 12,92 7/2 18,7 94,0 0,00 21,57 14/2 22,0 91,0 8,37 26,34 21/2 16,8 93,0 11,20 25,86 1/3 15,7 75,0 16,13 18,56 8/3 21,7 94,0 23,86 15,43 15/3 16,4 84,0 23,47 21,83 22/3 24,6 92,0 31,15 33,48 29/3 20,7 86,0 24,78 32,33 5/4 28,0 81,0 20,62 26,78 12/4 32,5 61,0 16,33 18,42

Trên đậu côve, từ tháng 1/2006 đến tháng 4/2006 biên độ mật độ sâu đục quả dao động thấp từ 12,92 – 33,57 con/100 quả; thời điểm mật độ thấp nhất vào cuối tuần tháng 12,92 con/100 quả, lúc này nhiệt độ không khí thấp nhất trong năm. Ngay sau đó khi nhiệt độ không khí tăng vào đầu tuần tháng 2 thì mật độ sâu cũng tăng theo đỉnh cao là trung tuần tháng 3 (33,57 con/100 quả) và giảm nhẹ từ đầu tuần tháng 4. Sở dĩ mật độ sâu đục quả trên đậu côve luôn ở mức cao là do đậu côve là cây trồng ngắn ngày, giai đoạn ra hoa cho quả dài đồng thời trên 1 cánh đồng nhiều giống đ−ợc trồng xen canh, xen vụ nên rất thuận tiện nguồn thức ăn cho sâu.

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 10/1 17/1 24/1 30/1 7/2 14/2 21/2 1/3 8/3 15/3 22/3 29/3 5/4 12/4

Ngày điều tra

N hi ệt đ ộ (o C ), ẩ m đ ộ (% ) 0 5 10 15 20 25 30 35 40 M ật đ ộ (c on //1 00 q uả )

Nhiệt độ TB (t0c) ẩm độ TB (%) Đậu đũa Đậu côve

Biểu đồ 4.1. Diễn biến mật độ sâu đục quả trên đậu đũa và đậu côve vụ Xuân năm 2006 tại vùng Nghi Lộc - Nghệ An

Xác định đ−ợc thời điểm xuất hiện và gây hại của sâu đục quả trên 1 vụ đậu rau thời điểm nào là sâu xuất hiện nhiều nhất, giai đoạn nào cần tiến hành phòng trừ chúng ta sẽ xây dựng đ−ợc quy trình phòng chống thích hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao. Dựa trên cơ sở đó chúng tôi tiến hành điều tra diễn biến mật độ sâu hại trên đậu đũa và đậu côve ở 1 thời vụ trồng tại ruộng thí nghiệm ở Nghi Ân – Nghi Lộc – Nghệ An.

Bảng 4.4: Diễn biến mật độ sâu đục quả trên đậu đũa và đậu côve vụ Xuân năm 2006 tại ruộng thí nghiệm ở Nghi Ân - Nghi Lộc - Nghệ An

Mức độ gây hại

Đậu đũa Đậu côve

Ngày theo dõi Thời gian sau trồng (ngày) GĐST Mật độ con/100 quả GĐST Mật độ con/100 quả 23/2 50 Ra hoa 0,00 Ra hoa 0,00 28/2 55 - 0,00 - 0,00

5/3 60 Cho quả 5,77 Cho quả 8,37

10/3 65 - 13,65 - 8,91 15/3 70 - 21,23 - 17,56 20/3 75 - 18,70 - 21,18 25/3 80 - 23,41 - 23,52 30/3 85 - 26,36 - 33,45 4/4 90 - 22,67 - 28,71 9/4 95 - 19,87 - 24,53 14/4 100 - 16,64 - 23,57 19/4 105 - 18,96 - 24,35 24/4 110 - 15,18 - 17,64

Qua bảng 4.4. chúng ta thấy, trên những ruộng đậu đang ra hoa rộ và nhiều

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình sâu hại đậu rau và biện pháp phòng chống trong vụ đông xuân 2006 tại huyện nghi lộc nghệ an (Trang 41 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)